.Chiến lược Marketing Mix của Biti’s

Một phần của tài liệu Quản trị truyền thông khủng hoảng: bài học kinh nghiệm từ thương hiệu Biti’s (Trang 60 - 63)

Thông qua các hoạt động truyền thông, các hoạt Marketing mà thương hiệu Biti’s áp dụng, có thể thấy Biti’s đã áp dụng chiến lược Marketing mix 4P, bao gồm: Sản phẩm (Product); Giá (Price) Địa điểm (Place); Quảng bá (Promotion).

2.2.4.1. Sản phẩm ( Product)

Biti’s biết được lợi thế của mình đó là sản phẩm thể hiện chất Việt, hồn Việt và văn hố Việt. Tương tự như những lần trước trong dịng sản phẩm của thương hiệu Biti’s Hunter, Biti’s đã cho ra sản phẩm đặc trưng nét văn hoá của Việt và để tiếp theo chuỗi bản sắc Việt #Proudly Made In Vietnam đã đi qua Sài Gòn, Hà Nội, lần này Biti’s lấy cảm hứng từ miền Trung – “khúc ruột” của tổ quốc và pha trộn chất liệu văn hoá Việt vào sản phẩm. Nhằm đưa giá trị của sản phẩm, nâng cao cảm xúc của cộng đồng, và tăng cảm xúc khi sử dụng sản phẩm thương hiệu. Có thể thấy, sản phẩm mà Biti’s vừa cho ra mắt là tiếp theo chuỗi sản phẩm đi khắp tổ quốc Việt Nam. Sản phẩm vừa thể hiện lòng tự hào dân tộc, vừa là khơi gợi cảm xúc, vừa thân thiện, gần gũi với mọi người.

Không chỉ thế, sản phẩm của Biti’s Hunter còn kéo lại thế hệ trẻ, một thế hệ chưa có sự gắn liền quá nhiều về hàng nội địa Việt Nam. Trong khi thế hệ trẻ đang đuổi theo các thương hiệu lớn quốc tế tại Việt Nam, thì Biti’s lại rất biết cách thu hút giới trẻ quay lại hàng nội địa với nét đặc trưng của thương hiệu.

Biti’s đã sử dụng chiến lược cho từng sản phẩm (Product Item) thông qua việc ln giữ chất Việt, văn hố Việt và giá trị Việt trong từng sản phẩm, đem đến giá trị khi sử dụng sản phẩm, nhưng luôn thay đổi mẫu mã,thiết kế, màu sắc và câu chuyện trên từng sản phẩm. Kết hợp với chiến lược dòng sản phẩm (Product Line) theo xu

hướng dãn cả hai phía trong dịng sản phẩm thuộc thương hiệu Biti’s Hunter nhằm phủ sóng thị trường. Tuy nhiên, đối với chiến lược theo dòng sản phẩm trong lần ra mắt sản phẩm mới Biti’s Hunter Street Blooming’ Central với tên gọi “Cảm Hứng Tự Hào Miền Trung – Hoa Trong Đá”, Biti’s đi theo xu hướng dãn xuống nhằm nhắm vào thị trường cao cấp hơn so với các sản phẩm trước đây đã ra mắt, nhằm hướng đến thị trường sản phẩm cao cấp và phát triển phân khúc này.

2.2.4.2. Giá (Price)

Sản phẩm được ra mắt với thời điểm vừa hết giãn cách xã hội, là thời điểm mà mọi người muốn được đi ra ngoài nhiều hơn sau một thời gian bị giãn cách hoặc hạn chế đi lại ở một số khu vực. Nhu cầu mua sắm các sản phẩm thời trang, định hình phong cách sống sẽ tăng cao hơn. Nhận biết điều đó, Biti’s đã cho ra dịng sản phẩm bắt mắt, mang đậm phong cách Việt với mức giá khá cạnh tranh: 1.668.000 VND.

Trong khi các đối thủ cạnh tranh khác ra mắt cùng thời điểm vào tháng 10 năm 2021 có giá khá cao hơn so với Biti’s:

。 Adidas Yeezy Boost 380 “Pyrite” Và “Stone Salt” với giá là 230$ tương đương với giá tiền khoảng 5.640.000 VND

。 Adidas Yeezy Boost 350 V2 “Mx Oat” với giá 220$ tương đương giá tiền khoảng 5.1670.000 VND.

。 Nike Air Jordan 1 Flyease với giá là 140$ tương đương với giá tiền khoảng 3.290.000 VND

。 Nike Dunk Low "Halloween" với giá là 4.950.000 VND

。 Eames X Reebok Club C với giá là 120$ tương đương với giá tiền khoảng 2.820.000 VND

。 Nike Air Jordan 1 Low "Green Toe" Hay Với Air Jordan 36 "Psychic Energy" có mức giá thấp nhất từ 100$ tương đương với 2.350.000 VND. Với sản phẩm mang sự khác biệt và mức giá cạnh tranh đã nhanh chóng tạo cho Biti’s lợi thế trên thị trường giày dép, đặc biệt là thị trường giày thể thao (sneakers). Sử dụng chiến lược giá dựa trên sự cạnh tranh (Competition-Based Pricing Strategy) mà Biti’s áp dụng trong dòng sản phẩm thuộc thương hiệu Biti’s Hunter giúp cho Biti’s vừa dễ dàng tiếp cận được thị trường mục tiêu, đồng thời

giúp cho Biti’s nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo lợi thế cạnh tranh cho Biti’s giữa thời điểm mà các đối thủ cạnh tranh mạnh cùng lúc ra mắt.

2.2.4.3. Phân phối (Place)

Chiến lược phân phối được Biti’s sử dụng chính là chiến lược chiến lược phân phối chuyên sâu/ tập trung để phủ rộng thị trường, tiếp cận được đến những đối tượng khách hàng mục tiêu và cả khách hàng tiếp năng, đồng thời giúp cho Biti’s dễ dàng được mua và đến tay người tiêu dùng.

Khách hàng có thể thơng qua các kênh phân phối này để mua được sản phẩm của Biti’s: Trang bán hàng trực tuyến các sản phẩm của Biti’s, Trang bán hàng dành

cho dòng sản phẩm Biti’s Hunter Blooming Central, các trang bán hàng thương mại

điện tử như : Lazada, Shopee, Tiki, Sendo, Amazon, hệ thống cửa hàng phân phối

trực tiếp của Biti’s tại hệ thống các cửa hàng.

2.2.4.4. Truyền thông (Promotion)

Trong việc thực hiện quảng bá truyền thông thương hiệu và sản phẩm Biti’s Hunter, Biti’s đã thực áp dụng mô hình AIDA trong chiến lược truyền thơng của thương hiệu:

。 Gây sự chú ý, nhận biết(Attention/ awareness): Trước đó Biti’s đã tạo ấn tượng sâu đậm với cộng đồng bằng các viral video, TVC thông qua thông điệp như “Đi để trở về”, “go for love”, “Proudly Made In Vietnam” đi từ “cảm hứng tự hào từ những thái cực văn hố Hà Nội”, … Tiếp theo đó là đến dòng sản phẩm đi hết cung đường đất nước Việt Nam là Biti’s Hunter Street Blooming’ Central với tên gọi “Cảm Hứng Tự Hào Miền Trung – Hoa Trong Đá” để hướng về “khúc ruột” miền Trung. Sản phẩm mới được ra mắt với TVC gây ấn tượng, thông điệp truyền thông mạnh mẽ, tràn đầy cảm xúc. Gây ấn tượng bởi sự đề cao văn hoá Việt và nâng cao giá trị của sản phẩm thông qua những ý nghĩa trong sản phẩm mang đến. Đồng thời, trong dòng sản phẩm Blooming Central của Biti’s Hunter, Biti’s còn kết hợp với Vietmax – một nghệ sĩ nổi tiếng, có tâm ảnh hưởng trong cộng đồng hiphop, vũ đạo để tạo ra những sản phẩm mang đậm nghệ thuật và giá trị văn hố. Bên cạnh đó, Vietmax có một cộng đồng người theo dõi nằm trong đối tượng khách hàng mục tiêu của Biti’s Hunter.

。 Tạo sự thích thú đối với thương hiệu, sản phẩm (Interest): Để thu hút sự thích thú

với thương hiệu và nâng cao giá trị, ý nghĩa của sản phẩm thông qua hoạt động CSR ủng hộ 100.000đ để quyên góp vào quỹ hỗ trợ & phát triển cho các tài năng trẻ vượt khó miền Trung. Sử dụng người nổi tiếng cho thương hiệu như Fahoka (Fahoka Xê Dịch) – một blogger nổi tiếng về du lịch để giới thiệu về sản phẩm trên trang MXH của mình để nhanh chóng tiếp cận với thị trường và phù hợp với thị hiếu thời điểm đó, khi vừa ngưng giãn cách và trở lại cuộc sống bình thường mới.

。 Kích thích mong muốn, nhu cầu của khách hàng (desire): Để kích thích sự mong

muốn của khách hàng, Biti’s đã đẩy mạnh những hoạt động PR, những bài viết báo. Những tuyến bài PR này Biti’s PR trực diện nhắm trực tiếp vào sản phẩm, đăng tải trên những trang báo lan truyền xu hướng làm đẹp của giới trẻ điển hình như trang báo văn hố đường phố, cuộc sống agency,..

。 Kêu gọi hành động từ khách hàng (Action): để khuyến khích, kêu gọi hành động,

tăng nhu cầu và động cơ quyết định mua hàng của khách hàng.

Một phần của tài liệu Quản trị truyền thông khủng hoảng: bài học kinh nghiệm từ thương hiệu Biti’s (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w