Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Quản lý vốn tại quỹ đầu tư phát triển thành phố hà nội (Trang 35 - 38)

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn quỹ đầu tư phát triển

1.4.1. Nhân tố khách quan

Thứ nhất, hệ thống pháp luật và chính sách quản lý vốn Quỹ đầu tư phát triển của quốc gia và địa phương

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, các quy định, quyết định và chính sách có liên quan đến quản lý vốn đầu tư phát triển do Nhà nước ban hành mang yếu tổ chủ quan, tác động trực tiếp đến hoạt động và chu trình quản lý. Chính sách quản lý vốn đầu tư phát triển tác động vào hoạt động đầu tư vốn nhằm huy động, phân bổ vốn một cách hiệu quả cho thực hiện các dự án xây dựng để đạt được mục tiêu phát triển thủ đơ. Các chính sách này sẽ tác động đến quản lý vốn đầu tư phát triển, góp phần tích

cực vào việc thu hút, huy động và sử dụng các nguồn vốn Quỹ, giúp cho công tác quản lý vốn đầu tư phát triển được tiến hành thuận lợi hơn, đạt hiệu quả mong muốn. Hiện nay, nhu cầu về nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, giao thông, đô thị là rất lớn tạo điều kiện cho Quỹ phát huy vai trị là tổ chức tài chính trung gian thu hút các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực này. Các văn bản pháp luật và chính sách này chính là “kim chỉ nam” cho hoạt động quản lý vốn Quỹ đầu tư. Do đó, nó có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý vốn Quỹ đầu tư phát triển của địa phương.

Các văn bản pháp luật của Nhà nước là nhân tố khách quan, có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động quản lý vốn Quỹ đầu tư phát triển. Nó tạo điều kiện cho các chủ thể quản lý cũng như đối tượng quản lý chủ động thực hiện quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong quá trình quản lý và thực hiện đầu tư vốn vào các dự án. Với hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ, đầy đủ, hồn chỉnh và khơng chồng chéo sẽ tạo điều kiện cho công tác quản lý vốn đầu tư được thuận lợi và mang lại kết quả tốt. Ngồi ra nó cịn có tác dụng hạn chế, kiểm sốt, phịng, chống thất thốt, lãng phí vốn đầu tư tại các dự án đầu tư phát triển, xây dựng nhằm đảm bảo sử dụng vốn đầu tư ngày càng phù hợp với cơ chế thị trường và thơng lệ quốc tế.

Bên cạnh đó, hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành các quy phạm pháp luật của Nhà nước, các quy định, quyết định và chính sách có liên quan đến quản lý vốn của Quỹ đầu tư phát triển do địa phương ban hành mang yếu tố chủ quan, tác động trực tiếp đến hoạt động và chu trình quản lý. Chính sách quản lý vốn đầu tư phát triển tác động vào hoạt động đầu tư vốn nhằm huy động, phân bổ vốn một cách hiệu quả để thực hiện các dự án nhằm đạt được mục tiêu phát triển. Các chính sách này sẽ tác động đến quản lý vốn tại Quỹ đầu tư phát triển của địa phương. Từ đó góp phần tích cực vào việc thu hút, huy động và sử dụng các nguồn vốn giúp cho công

tác quản lý vốn đầu tư được tiến hành thuận lợi hơn, đạt hiệu quả mong muốn.

Thứ hai, đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương và tính chất của các dự án, cơng trình triển khai

Đây là nhân tố khách quan, có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu và nguồn vốn đầu tư cho sự phát triển. Mỗi một địa phương khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau mà có nhu cầu và nguồn lực vốn đầu tư khác nhau. Một thành phố, đia phương có vị trí chính trị quan trọng với quốc gia sẽ được quan tâm đầu tư hơn địa phương khác. Đặc biệt với thành phố là thủ đơ, trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của cả nước thì càng nhận được ưu đãi hơn. Thành phố sẽ được ưu tiên trong việc phân bổ các nguồn lực để phát triển.

Điều kiện kinh tế khác nhau cũng làm cho nguồn lực vốn đầu tư của thành phố, địa phương khác nhau. Với những địa phương có điều kiện kinh tế phát triển, nguồn vốn ngân sách dồi dào thì việc đầu tư phát triển thuận lợi hơn. Mặt khác, các địa phương phát triển, các doanh nghiệp và người dân có thu nhập cao nên việc huy động vốn đầu tư cũng dễ dàng hơn so với các địa phương gặp nhiều khó khăn.

Thứ ba, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của địa phương

Chiến lược, quy hoạch của thành phố(địa phương), kế hoạch phát triển các cơng trình, dự án chính là căn cứ để kế hoạch vốn đầu tư phát triển như nhu cầu về vốn, nguồn vốn và các giải pháp huy động vốn... được xây dựng và phê duyệt. Do đó, chất lượng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của địa phương có ảnh hưởng rất lớn tới kế hoạch vốn của Qũy đầu tư phát triển.

Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của địa phương được nghiên cứu cẩn thận, có tầm nhìn xa, được xây dựng chi tiết, cụ thể sẽ giúp

cho công tác lập kế hoạch vốn được thuận lợi, việc sử dụng vốn đầu tư phát triển cho các dự án đem lại kết quả cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của Thành phố. Ngược lại, nếu công tác quy hoạch mới chỉ manh mún, thiếu tầm nhìn xa sẽ dẫn đến tình trạng các cơng trình ít giá trị hoặc phải điều chỉnh lại công năng sử dụng, thậm chí ảnh hưởng đến các dự án khác. Điều này sẽ gây thất thốt, lãng phí khi sử dụng vốn đầu tư vào các cơng trình, dự án làm giảm hiệu quả của vốn Quỹ đầu tư phát triển.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn tại quỹ đầu tư phát triển thành phố hà nội (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w