Tình hình cho vay vốn tại Quỹ Đầu tư

Một phần của tài liệu Quản lý vốn tại quỹ đầu tư phát triển thành phố hà nội (Trang 74)

Đơn vị: triệu đồng TT Chỉ tiêu 1 Cho vay 2 Thu nợ 3 Dư nợ 4 Nợ quá hạn 5 % Nợ quá hạn/ Dư nợ

Nguồn: Báo cáo cho vay – thu nợ 2016 – 2020 của Quỹ đầu tư

Từ năm 2016 đến nay Quỹ tiếp tục triển khai vay đầu tư các dự án loại hình xã hội hóa, an sinh xã hội theo chỉ đạo của BND Thành phố.

Đến cuối năm 2017, Quỹ đã tham gia thẩm tra, cho vay tất cả các lĩnh vực Thành phố quan tâm chỉ đạo như: Môi trường ( xây dựng nhà máy giết mổ gia súc gia cầm tập trung, nhà máy xử lý rác thải....); Hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông đô thị ( bãi đỗ xe, điện, nước...); Nông nghiệp, nông thôn mới ( cải tạo nâng cấp lưới điện nông thôn, các trạm cấp nước sạch nông thôn,

....); Y tế, giáo dục ( bệnh viện, trường học....); Nhà ở ( nhà tái định cư; cải

tạo chung cư cũ; nhà ở thu nhập thấp, nhà ở cơng nhân trong khu cơng nghiệp....).

Đã xây dựng quy trình thẩm tra cho vay và quản trị rủi ro, chú trọng cơng tác đào tạo, từ đó nâng cao chất lượng, thẩm tra, rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, hạn chế được rủi ro và đảm bảo việc thu hồi đầy đủ và kịp thời nợ vay, bảo tồn khơng để thất thoát vốn Thành phố giao.

Qua ba năm từ năm 2016 đến 2018, Quỹ đã giải ngân cho vay 1.130,9 tỷ đồng và khơng có nợ xấu.

d) Hoạt động bảo lãnh tín dụng

Kể từ tháng 4/2016 đến nay, kết quả thu được đối với hình thức bảo lãnh tín dụng là rất ít ỏi. Mặc dù Quỹ đã tích cực tiếp xúc, làm việc với các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng và đã tiếp nhận hơn 20 hồ sơ xin cấp bảo lãnh tín dụng, nhưng mới chỉ ký kết được 01 hợp đồng bảo lãnh tín dụng (vào cuối năm 2017) của doanh nghiệp tư nhân Duy Linh xin bảo lãnh để vay vốn Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông nh, cho dự án xây dựng nhà máy cơ khí Duy Linh. Trị giá hợp đồng bảo lãnh tín dụng là 3 tỷ đồng với số phí bảo lãnh thu được năm 2017 là 1.285.000 đồng, năm 2018 là 4.640.000 đồng.

Tính đến 2019, thực tế cho thấy các chủ đầu tư khơng mặn mà với hình thức này bởi một số nguyên nhân:

- Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay còn chưa cao

và đặc biệt khả năng tài chính cịn rất hạn chế, vốn tự có nhỏ, các doanh nghiệp thiếu tính tự chủ, chủ yếu trông chờ vào các nguồn hỗ trợ trực tiếp. Trong khi đó, các tổ chức cho vay khi thẩm định dự án đều quan tâm đến cơ cấu nguồn vốn đầu tư dự án, và khó có thể cho vay đầu tư nếu chủ đầu tư khơng có vốn tự có hoặc có q ít để tham gia đầu tư dự án, dẫn đến những rủi ro xuất hiện ngay từ nguồn vốn đầu tư dự án. Bên cạnh đó, năng lực của chủ đầu tư trong việc nghiên cứu, lập dự án, tính khả thi của dự án cũng như

tổ chức quản lý, vận hành dự án đầu tư cũng là những vấn đề đáng quan tâm trong quá trình thẩm định dự án. Rủi ro cao dẫn đến lãi suất cho vay cao làm cho chi phí vốn cao, hiệu quả của dự án sẽ thấp đi.

- Cơ chế phí bảo lãnh chưa thật phù hợp. Về nguyên tắc phí bảo lãnh thu

được phải đủ để bù đắp chi phí hoạt động. Việc xác định mức phí cứng nhắc, khơng linh hoạt cũng là một nguyên nhân dẫn tới hoạt động bảo lãnh khó có thể phát triển. Đối tượng bảo lãnh của Quỹ Đầu tư là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn đầu tư vào dự án thường không lớn khiến cho lợi nhuận của Quỹ Đầu tư là rất thấp, rủi ro đầu tư cao. Mặt khác, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng nguồn vốn vay thương mại để được bảo lãnh tín dụng thì vừa phải chịu lãi suất vay thương mại từ các ngân hàng thương mại, vừa phải chịu phí bảo lãnh cho Quỹ Đầu tư khiến cho lãi suất đi vay tăng lên, ảnh hưởng tới hiệu quả của dự án.

2.3.4. Quản lý thanh, quyết toán vốn đầu tư phát triển thành phố Hà Nội Nội

Căn cứ thanh, quyết toán vốn đầu tư

Việc thanh, quyết toán vốn tại Quỹ đầu tư phát triển Hà Nội được thực hiện căn cứ vào Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011 của Bộ Tài chính; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quy định quản lý thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước; số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình; Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình; Thơng tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính quy định về quyết tốn dự án hồn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước; Thơng tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ

Tài chính quy định về Quản lý, thanh tốn vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn NSNN.

Bên cạnh đó, bộ Tài Chính đã đưa ra thơng tư 108/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2016 quy định về quản lý thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Đồng thời BND Thành phố cũng đã

có Quyết định số 101/2009/QĐ- BND ngày 23/9/2009 quy định trách nhiệm trong cơng tác quyết tốn vốn đầu tư xây dựng cơ bản và tất toán tài khoản tại hệ thống Kho bạc Nhà nước Thành phố đối với các dự án sử dụng vốn NSNN của thành phố Hà Nội; Quyết định số 37/2010/QĐ- BND ngày 20/8/2010 về quản lý đầu tư và xây dựng các dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội và sau này là Quyết định số 09/2012/QĐ- BND về quản lý đầu tư và xây dựng đối với các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố

52/2018/TT-BTC ngày 24/05/2018 SỬ ĐỔ , BỔ CỦ THÔNG TƯ SỐ 08/2016/TT-BTC NG CHÍNH Q Y ĐỊNH VỀ Q DỤNG NG ỒN VỐN NGÂN SÁCH SỐ 108/2016/TT-BTC NG BỔS NGMỘTSỐĐỀ

18/01/2016 CỦ BỘ T CHÍNH. Quyết định số 20/2018/QĐ-UBND ngày 28/08/2018 B N H NH Q Y ĐỊNH MỘT SỐ NỘ D NG VỀ Q N LÝ

ĐẦ TƯ CÁC DỰ ÁN ĐẦ TƯ CÔNG CỦ TH NH PHỐ H NỘ ; Nghị định 147/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 Q Y ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC V H ẠT ĐỘNG CỦ Q Ỹ ĐẦ TƯ PHÁT TR ỂN ĐỊ PHƯƠNG

Cơng tác quản lý thanh, quyết tốn vốn tại Quỹ đầu tư phát triển thành phố Hà Nội

Vốn tại Quỹ đầu tư thực hiện năm nào cũng cao hơn so với kế hoạch và có sự chênh lệch giữa kế hoạch và thực hiện tại thành phố. Sở dĩ có sự chênh

lệch giữa kế hoạch và thực hiện như vậy là do kế hoạch và thực hiện là thuộc về hai ban ngành khác nhau. Kế hoạch vốn do Sở Kế hoạch - Đầu tư lập trên cơ sở cân đối nhu cầu và nguồn vốn đầu tư, phần vốn thực hiện lại do Sở Tài chính cân đối giữa các nguồn vốn khác nhau. Do có những dự án phát triển có nhu cầu cấp thiết nên có những giai đoạn phải rút bớt đầu tư cho những ngành hay lĩnh vực khác để đầu tư cho giao thơng. Quản lý việc thanh, quyết tốn nguồn vốn đầu tư phát triển Hà Nội đã được ban quản lý Quỹ quan tâm thực hiện theo quy định của Trung ương và Thành phố. Vận hành theo quy trình trơn tru giữa Kho bạc Nhà nước Thành phố và Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính và các sở ban ngành liên quan hướng dẫn cho chủ đầu tư, ban quản lý dự án hoàn thiện hồ sơ, thủ tục tạm ứng, thanh, quyết toán; giúp hồ sơ, chứng từ có đủ điều kiện thanh tốn. Các hồ sơ thanh, quyết toán vốn đầu tư do các chủ đầu tư, ban quản lý dự án gửi tới Kho bạc được tiếp nhận và giải quyết theo đúng chế độ và thời gian quy định. Ban quản lý đã chủ động nắm bắt kịp thời những tồn tại, vướng mắc, nguyên nhân giải ngân chậm để xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền những vấn đề khơng thuộc thẩm quyền xử lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải ngân của dự án.

Việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư hàng năm được thực hiện chậm nhất là ngày 25 tháng 12 của năm kế hoạch. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm báo cáo và trình BND Thành phố xem xét phê duyệt điều chỉnh kế hoạch sau khi được sự chấp thuận của Thường trực HĐND Thành phố.

BND Thành phố ủy quyền Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư quyết định điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư đã giao kế hoạch đối với dự án đầu tư sử dụng ngân sách thành phố nhưng không làm thay đổi tổng mức vốn bộ phận quản lý Quỹ đã ban hành.

2.3.5. Về kiểm tra, giám sát nguồn vốn Quỹ đầu tư phát triển thànhphố Hà Nội phố Hà Nội

Nguồn vốn Quỹ đầu tư phát triển Hà Nội, trong đó bao gồm cả nguồn vốn D là nguồn vốn được chú trọng nhất trong cơng tác kiểm tra, giám sát. Cơ chế, chính sách về kiểm tra, kiểm sốt đối với vốn đầu tư ngày càng được đổi mới và hoàn thiện theo hướng: bên cạnh đề cao vai trò, trách nhiệm của các chủ thể; chủ thể tham gia thì tăng cường cơng tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm tốn nhằm phát hiện, phịng ngừa, chấn chỉnh, xử lý các vi phạm, sai phạm để hoạt động này đảm bảo đúng định hướng.

- Vai trị quản lý của UBND Thành phố đối với cơng tác quản lý vốn của

Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Hà Nội thông quá kết hợp giám sát, đánh giá các dự án đầu tư phát triển cùng với các Sở ban ngành trực thuộc như sau:

+ Sở Tài chính chịu trách nhiệm tham mưu, đề xuất với BND Thành phố trong việc: Quản lý thanh quyết tốn kinh phí đầu tư với quỹ; Hướng dẫn, kiểm tra việc thẩm tra và phê duyệt quyết toán các dự án được giải ngân thanh toán tại qũy; Báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động của quỹ trong từng thời kỳ thông qua việc thẩm tra báo cáo tài chính của quỹ hàng năm.

+ Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra nhà nước: thực hiện lập kế hoạch kiểm

toán, thanh tra việc quản lý sử dụng vốn ngân sách ủy thác đầu tư qua quỹ, việc sử dụng vốn chủ sở của quỹ và gửi báo cáo giám sát, đánh giá cho

BND Thành phố.

+ Các sở, ban ngành liên quan của lĩnh vực đầu tư như sở xây dựng, các

ủy ban nhân dân quận huyện, các ban quản lý dự án quận huyện, trung tâm phát triển quỹ đất quận huyện: chỉ đạo, theo dõi, tổng hợp và giám sát, đánh giá đầu tư các dự án được giải ngân thanh toán qua quỹ và định kỳ gửi báo cáo giám sát đánh giá đầu tư về Sở Kế hoạch và Đầu tư từ đó mới có được cái nhìn tổng quát đối với các dự án để bố trí xây dựng kế hoạch vốn trung hạn và dài hạn hiệu quả.

- Vai trị quản lý của Bộ tài chính đối với cơng tác quản lý vốn của Quỹ Đầu tư phát triển Thành phố thường xuyên đánh giá các hoạt động của Quỹ

Đầu tư phát triển ở các địa phương thơng qua báo cáo tài chính các năm để từ đó tổng qt được tình hình hoạt động chung của các quỹ và đưa ra được các giải pháp về cơ chế chính sách áp dụng cho các hoạt động của quỹ. Có như vậy, thì những vướng mắc trong mơ hình hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương nói chung và Quỹ đầu tư phát triển Thành phố Hà Nội nói riêng mới được giải quyết và nâng cao hiệu quả hoạt động.

- Quỹ Đầu tư phát triển Thành phố bên cạnh chức năng thanh toán giải

ngân thực hiện vai trị kiểm tra, giám sát của mình đối với các dự án được giải ngân thanh toán về tiến độ thực hiện dự án đối với các dự án giải ngân từ nguồn vốn ủy thác; kiểm tra, kiểm soát sau vay đối với các dự án vay từ nguồn vốn điều lệ; đẩy mạnh công tác kiểm soát nội bộ và cảnh báo rủi ro đối với các dự án đầu tư,... Đảm bảo khơng để thất thốt nguồn vốn ngân sách cấp và công tác xây dựng kế hoạch hoạt động, kế hoạch tài chính sát với thực tế đạt hiệu quả cao.

Bên cạnh sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan chuyên môn, ban quản lý Thành phố còn tăng cường vai trò giám sát của cộng đồng, cơ quan mặt trận tổ quốc, cơ quan báo chí đối với việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng Hà Nội. Hàng loạt các vụ sai phạm, thất thoát vốn trong thực hiện các dự án đầu tư phát triển đã được phát hiện nhờ có sự giám sát của cộng đồng này. Điển hình là vụ Cơng ty Tư vấn GTVT Nhật Bản (JTC) đưa tiền hối lộ 16 tỷ đồng cho một số công chức Việt Nam để nhận được hợp đồng cho các dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1) hay việc đội vốn dự án lên đến hàng trăm triệu của dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đơng. Việc này đã góp phần cảnh báo, hạn chế các hành vi tham nhũng, thất thốt, lãng phí nguồn lực quốc gia, góp phần phát triển Thành phố, phục vụ cho mục tiêu kinh tế - xã hội của Thủ đơ.

2.4. Đánh giá chung về tình hình quản lý vốn tại Quỹ đầu tư pháttriển thành phố Hà Nội triển thành phố Hà Nội

Một là, công tác lập kế hoạch vốn đã thực hiện các bước theo đúng quy định của Luật Ngân sách và các quy định liên quan của Trung ương cũng như Thành phố.

Các kế hoạch vốn đầu tư cũng được xây dựng dựa trên kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch phát triển giao thông vận tải của Thành phố

Kế hoạch vốn cũng khá phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và nhu cầu đầu tư của Thành phố, có sự tăng giảm phù hợp với yêu cầu tiết kiệm chi của Chính phủ. Điều này thể hiện rõ trong kế hoạch vốn đầu tư của Thành phố năm 2016 và 2017. Năm 2017 vốn đầu tư giảm khoảng còn 21.459 tỷ (bằng 96% so với năm 2016) (bảng 3.1). Và đến nay là 2.000 tỷ đồng đảm bảo đủ vốn điều lệ được quy định.

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 37/2013/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định số 138/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Quỹ Đầu tư Hà Nội cũng đã báo cáo và trình UBND thành phố phê duyệt Điều lệ Quỹ mới, nỗ lực nâng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng. Điều này cho thấy mức độ thích ứng của kế hoạch vốn đối với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương khá tốt. Thực trạng này cũng trùng hợp với kết quả điều tra thông qua các báo cáo kết quả tình hình hoạt động vốn đầu tư phát triển Hà Nội.

Hai là, việc phân bổ nguồn vốn tại Quỹ đầu tư phát triển đã chú trọng vào các dự án phát triển và c cơ chế rõ ràng đối với các dự án ưu tiên, không dàn trải như thời gian trước đây:

Trong giai đoạn 2016-2020, Thành phố đã có sự chỉ đạo, quan tâm đối với việc đầu tư vốn cho các dự án đầu tư. Tiếp tục rà soát, triển khai ký hợp đồng ghi nhận nợ với các doanh nghiệp tiếp nhận tài sản hình thành sau đầu tư; đồng thời tập trung quản lý, theo dõi, kiểm tra tiến độ và thực tế triển khai

Một phần của tài liệu Quản lý vốn tại quỹ đầu tư phát triển thành phố hà nội (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w