Bài học cho quản lý vốn tại Quỹ đầu tư phát triển Hà Nội

Một phần của tài liệu Quản lý vốn tại quỹ đầu tư phát triển thành phố hà nội (Trang 42 - 49)

1.5. Kinh nghiệm quản lý vốn tại Quỹ đầu tư và phát triển ở một số

1.5.2. Bài học cho quản lý vốn tại Quỹ đầu tư phát triển Hà Nội

Từ kinh nghiệm quản lý nguồn vốn đầu tư phát triển ở một vài địa phương trong nước có thể rút ra một số bài học vận dụng cho thành phố Hà Nội như sau:

Thứ nhất, cần đa dạng hoá các nguồn vốn bổ sung vào ngân sách để đầu tư phát triển.

Để phát triển đòi hỏi một số lượng vốn lớn mà NSNN cả Trung ương và địa phương khơng thể đáp ứng. Do đó các địa phương trong và ngồi nước đều chủ trương đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư để bổ sung vào ngân sách. Các nguồn vốn này có thể thơng qua đấu giá quyền sử dụng đất hay vay vốn của các tổ chức tài chính và dân cư như phát hành trái phiếu đơ thị. Huy động vốn với chính sách đấu giá quyền sử dụng đất nhằm đầu tư phát triển là một giải pháp hữu hiệu trong tình hình thiếu vốn ngân sách hiện nay. Việc này có thể thực hiện có hiệu quả ở các thành phố lớn mà ta có thể thấy rất rõ qua kinh nghiệm của Đà Nẵng. Với việc lấy đất hai bên đường để đấu giá dự án có sử dụng đất, Đà Nẵng đã thu được một lượng ngân sách lớn về Quỹ đầu tư phát triển.

Thứ hai, cần kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả.

Quá trình kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả là một đòi hỏi cần thiết để thực hiện một dự án đầu tư cho hiệu quả. Kinh nghiệm cho thấy, dự án nào được theo dõi sát sao, thanh tra, kiểm tra kỹ càng sẽ tránh được sai sót và mang lại hiệu quả cao hơn. Việc đánh giá một cách có hệ thống, với những tiêu chí rõ ràng, minh bạch sẽ giúp cho quá trình quản lý được thuận lợi hơn, tránh được các hiện tượng thất thốt, lãng phí, tham nhũng.

Thứ ba, chi tiết và công khai h a các quy trình x lý các cơng đoạn của quá trình đầu tư.

Chi tiết và cơng khai hóa các quy trình xử lý các cơng đoạn của quá trình đầu tư thúc đẩy cơng cuộc cải cách hành chính và nâng cao năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương. Tăng cường phân cấp đầu tư gắn với ràng buộc trách nhiệm về rủi ro đầu tư để hạn chế đầu tư tràn lan hoặc quy mô quá lớn vượt khả năng cân đối vốn đầu tư.

Công tác quy hoạch phải đi trước một bước đảm bảo các dự án đầu tư phát triển phải nằm trong quy hoạch tổng thể và chi tiết, nhằm phát huy hiệu quả của dự án đầu tư.Từng bước thí điểm thực hiện cơ chế quản lý

ngân sách theo đầu ra ở một vài lĩnh vực, từ đó tổng kết rút kinh nghiệm nhân rộng ra ở các lĩnh vực ngân sách.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Quản lý vốn tại Quỹ đầu tư phát triển ở các địa phương đóng vai trị quan trọng trong phát triển cơ sở hạ tầng của toàn xã hội nói chung, đặc biệt là nước đang phát triển như Việt Nam và trước yêu cầu đổi mới do vị thế kinh tế đã bước thêm một bậc, thuộc các nước có thu nhập trung bình trên thế giới. Để có cơ sở khoa học phù hợp cho nghiên cứu về quản lý vốn tại Quỹ đầu tư phát triển các địa phương, ở chương này của luận văn đã tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau:

- Luận giải các khái niệm cơ bản trong quản lý vốn tại các quỹ đầu tư

phát triển tại địa phương như: khái niệm quỹ đầu tư phát triển địa phương, khái niệm và sự cần thiết của công tác quản lý vốn tại quỹ đầu tư phát triển

- Phân tích làm rõ đặc điểm, hình thức, các rủi ro hoạt động của quỹ đầu

tư phát triển địa phương, từ đó đề xuất các nguyên tắc quản lý vốn tại quỹ đầu tư phát triển địa phương.

- Phân tích, nghiên cứu các nội dung của cơng tác quản lý vốn

- Phân tích, làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn tại quỹ đầu tư

phát triển

- Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý vốn tại quỹ đầu tư và phát triển ở một

số địa phương và các nước có điểm tương đồng về chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế với Việt Nam. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong quản lý vốn tại quỹ đầu tư và phát triển cho thực tiễn ở Việt Nam nói chung và bài học cho quỹ đầu tư phát triển thành phố Hà Nội nói riêng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN

TẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Tổng quan về Quỹ đầu tư phát triển thành phố Hà Nội

2.1.1. Lịch s hình thành và phát triển Quỹ đầu tư phát triển thành phố Hà Nội

Từ đặc điểm về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên; từ yêu cầu cấp thiết, khách quan của yêu cầu, nhiệm vụ đẩy mạnh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật là điều kiện, nhân tố then chốt để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội, ngày 11/8/2004 Chủ tịch BND Thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 126/2004/QĐ- B thành lập Quỹ Đầu tư phát triển Thành phố Hà Nội, trên cơ sở tiếp quản vốn điều lệ, các hoạt động đầu tư phát triển quỹ nhà, và phát triển, mở rộng chức năng, phạm vi hoạt động của Quỹ Phát triển Nhà ở Thành phố Hà Nội.

Quỹ Đầu tư phát triển Thành phố Hà Nội có tên giao dịch quốc tế là: Hanoi nvestment Fund for Development; Tên viết tắt là: H N F; Trụ sở hiện nay tại: số 2 ngõ Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về mở rộng địa giới hành chính TP Hà Nội, kể từ ngày 01/8/2008 toàn bộ tỉnh Hà Tây (cũ) được sát nhập vào TP Hà Nội. Theo đó, ngày 9/10/2008 BND TP Hà Nội đã có Quyết định số 28/2008/QĐ- BND thành lập Quỹ Đầu tư phát triển TP Hà Nội trên cơ sở hợp nhất Quỹ Đầu tư phát triển TP Hà Nội với Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Hà Tây (cũ). Tuy nhiên, đến tháng 01/2009, hai Quỹ mới chính thức hợp nhất thành Quỹ Đầu tư phát triển TP Hà Nội như hiện nay.

Khung hành lang pháp lý cho hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển thành phố Hà Nội vận hành theo quy định của Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày

28/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương; Nghị định số 37/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007 về tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương; Thông tư số 28/2014/TT-BTC ngày 25/2/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương; Quyết định 2396/2008/QĐ- BND ngày 4/12/2008 của Chủ tịch BND TP Hà Nội quy định về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển TP Hà Nội.

Cơ chế hoạt động của Quỹ Đầu tư có sự “pha trộn” giữa một định chế tài chính cơng thuộc địa phương với định chế của một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính. Điều này thể hiện rõ trong mục tiêu xây dựng, phát triển Quỹ đầu tư trở thành một cơng cụ đầu tư tài chính chủ lực của Thành phố nhằm thực hiện nhiệm vụ đầu tư kinh doanh theo mơ hình của một doanh nghiệp tài chính cơng, hoạt động trên nguyên tắc tự chủ về tài chính, đảm bảo an tồn và phát triển nguồn vốn, bù đắp chi phí và tự chịu rủi ro. Đồng thời, Quỹ đầu tư phải đảm nhận thực hiện các nhiệm vụ, yêu cầu do chính quyền thành phố Hà Nội giao nhằm thực hiện các mục tiêu, chương trình, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội và các mục tiêu khác.

*) Thời điểm từ sau tháng 8/2008 đến năm 2010: Năm 2008 là năm c nhiều dấu mốc, tác động sâu rộng đến tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tư Hà Nội: là năm triển khai thực hiện Nghị định số 138/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương và sự kiện mở rộng Thủ đô Hà Nội theo nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày29/5/2008 của Quốc hội, mở ra những cơ hội nhưng cũng là kh khăn, th thách to lớn đối với sự nghiệp phát triển thủ đô n i chung và hoạt động của Quỹ Đầu tư

Hà Nội n i riêng.

Ngày 09 tháng 10 năm 2008 BND Thành phố Hà Nội ban hành quyết định 28/2008/QĐ- BND thành lập Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Hà Nội trên cơ sở hợp nhất Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Hà Tây (cũ) với Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Hà Nội (cũ). Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Hà Nội sau hợp nhất có tổng số cán bộ nhân viên 63 người, và số vốn Nhà nước giao 893 tỷ đồng.

Có thể nói, trên đà phát triển chung của Thủ đô, chặng đường phát triển của Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Hà Nội đã bước sang một trang mới. Ngay sau khi hợp nhất, Quỹ Đầu tư Hà Nội đã nhanh chóng xây dựng Đề án mơ hình hoạt động trên cơ sở kế thừa nhiệm vụ đang triển khai của hai Quỹ Hà Nội và Hà Tây, đồng thời xây dựng thêm các định hướng cơng tác cho phù hợp với tình hình phát triển của Thủ đơ giai đoạn mới và chỉ đạo của Thành phố, báo cáo Hội đồng quản lý trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt, theo đó mơ hình Quỹ Đầu tư Hà Nội gồm 10 phịng, ban với tổng biên chế được giao 100 chỉ tiêu.

Trong hai năm 2009 - 2010, Quỹ Đầu tư Hà Nội đã tập trung triển khai các cơng tác chính: (1) Đẩy mạnh hoạt động thanh toán vốn ủy thácthẩm tra, giải ngân và cho vay các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nhà tái định cư, nhà

ở xã hội và các dự án trọng điểm khác của Thành phố; (2) Triển khai cơng tác

cho vay xã hội hóa;( 3) Xúc tiến chuẩn bị công tác huy động vốn và đầu tư trực tiếp.

*) Thời điểm từ 2011 đến nay: Qua một số năm củng cố mơ hình, hồn

thiện bộ máy, đến nay Quỹ Đầu tư Hà Nội hiện có 09 phịng chun môn nghiệp vụ và 01 ban quản lý dự án, với tổng số gần 80 cán bộ, nhân viên, trong đó có 55 cán bộ trình độ đại học, chiếm 68,75 % và 14 cán bộ trình độ trên đại học, chiếm 17,5 %. Về tổ chức, cơ cấu bộ máy tại Quỹ hiện nay đã

tương đối ổn định và cơ bản đủ khả năng đáp ứng được các nhiệm vụ BND Thành phố giao.

Về vốn hoạt động, năm 2011 được BND Thành phố bổ sung 500 tỷ đồng, nâng vốn điều lệ thực có lên 1.450 tỷ đồng, năm 2012 tiếp tục được bổ sung 456 tỷ đồng và đến nay là 2.000 tỷ đồng đảm bảo đủ vốn điều lệ được quy định.

Về công tác chuyên môn nghiệp vụ, từ năm 2011 đến nay Quỹ Đầu tư Hà Nội đã phát triển đầy đủ và mở rộng các hoạt động theo chức năng nhiệm vụ được giao, đó là: (1) Tiếp tục thanh tốn và cho vay từ vốn ủy thác; (2) Đẩy mạnh cho vay xã hội hóa; (3) Triển khai đầu tư trực tiếp; (4) Triển khai huy động vốn trong và ngoài nước vào các dự án lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội Thành phố chỉ đạo; (5) Thực hiện các nhiệm vụ khác do BND thành phố giao.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn tại quỹ đầu tư phát triển thành phố hà nội (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w