Con người của một vùng, mỗi miền, hay dở đều có những sắc thái riêng, đặc tính riêng. Những nét riêng, sắc thái riêng này được thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau. Huế và con người Huế cũng có những đặc trưng riêng như thế. Mối quan hệ, ứng xử của các thành viên trong địa phương tạo nên sắc thái riêng cho văn hoá vùng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Do hoàn cảnh lịch sử và địa lý đặc biệt, Huế đã là một trung tâm văn hoá quốc gia lớn nhất, đồng thời cũng bị hạn chế về giao lưu với bên ngoài suốt nhiều thế kỷ. Trong hoàn cảnh đó, người dân Huế sẽ củng cố những quan niệm và lối sống của mình trong sự cố gắng nâng cao vốn liếng dân tộc của mình lên chuẩn mức của cái đẹp. Tác giả Bùi Minh Đức rất thiết tha và trân trọng cái đẹp của xứ Huế, của con người Huế trong ứng xử, trong giao tiếp...với Dấu tích văn hoá Huế (NXB Thuận Hoá, 2010), ông đã tìm hiểu sâu sắc về Huế làm điệu, nụ cười và tiếng cười xứ Huế... người Huế rất sành ăn và kiên định trên lập trường ăn uống của mình. Trên mọi lĩnh vực, tính cách Huế thích sống văn hoá hơn là hưởng thụ vật chất, thích sống đẹp hơn là sống giàu có, từ đó người ta thường nói đến Huế thanh lịch. Đây là những vấn đề làm nên văn hoá rất riêng biệt ở Huế mà trong các tác phẩm văn chương, các công trình khoa học của mình, không nhiều thì ít, khi viết về văn hoá, về con người vùng đất núi Ngự, sông Hương đều đã có nói đến, bàn đến.
Nghiên cứu từ ngữ chỉ văn hoá trong từ điển tiếng Huế, chúng tôi nhận thấy tác giả rất chú tâm đến việc phản ánh lời ăn tiếng nói của người dân vào trong từ điển, và điều đó thể hiện rõ quan niệm sống và mối quan hệ giữa những con người trong cộng đồng Huế.
Người Huế chừng mực trong giao tiếp ứng xử thường ngày. Trong gia đình, việc giao tiếp thể hiện thứ tự và tôn ty của gia đình, gia tộc. Trong xã hội, văn hoá giao tế ứng xử của người Huế - không thân, không sơ, không vồ vập, không lạnh nhạt, tất cả là nhẹ nhàng vừa phải. Những từ ngữ xưng gọi:
bà con bầy tôi ,bà con chúng mình (chúng tôi) (5, 19); ba (tiếng bạn bè gọi
nhau); mấy cụ (tiếng bạn bè gọi nhau thân mật)(5, 295), mi, tau (anh, tôi)... Mặc dù là ở mức độ thân mật nhưng những từ ngữ Huế không suồng xã như phương ngữ bắc với hàng loạt từ xưng gọi: tớ, tao, mày...
Tính cách Huế gắn với đời sống nội tâm, sâu lắng, không thích ồn ào, khoa trương. Các nhà nghiên cứu thường cho rằng điều đó là do ảnh hưởng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
của lịch sử. Trên những nét chung ấy của tính cách, trong quan hệ với người khác, người Huế lấy "cái tâm" làm gốc. Cái tâm bao gồm tình thương, sự nhường nhịn, lòng bao dung để bỏ qua thù hận, sự điềm tĩnh để không cuồng tín. Tác giả Bùi Minh Đức đã ghi lại phong tục Huế trong Từ điển tiếng Huế với những nghi lễ của đời người, cúng tơ hồng là một minh ví dụ. Tác giả giải thích: đêm tân hôn cô dâu và chú rể làm lễ cúng tơ hồng lễ vật chỉ có khoai lang, muối và gừng. Ðó là lời nguyện lấy cái tâm để sống với nhau suốt một đời. Trong cách thể hiện tình yêu nam nữ, chúng tôi ít thấy tác giả nhắc đến chữ “yêu”. Chỉ có từ ngữ yêu vụng dấu thầm, thầm yêu trộm nhớ (5,529) chỉ sự yêu ngầm, Chữ “yêu” nhiều chỗ được thay bằng chữ thương (5, 445) rất ý nhị, dịu dàng và cũng không kém phần sâu sắc, diết da: thương chắc, thương
để dạ hay thương nhau cơm sắn bửa ba, ghét nhau cơm sắn bửa ra thành
mười (5, 455). Cách thể hiện tình cảm của người Huế thầm kín mà nhẹ nhàng
và rất khác với người ở các vùng khác. Tình yêu lứa đôi người vùng quê nào cũng vậy có những cách biểu lộ, cách nói thì mỗi người có thể có những nét riêng, sắc thái riêng. Người xứ Quảng và Trung Bộ nói chung thiên về “bộc trực”, người Nghệ thì “trực” chứ không “bộc”.
Tìm hiểu đặc tính của con người một vùng đất, theo chúng tôi là bàn đến phong thái, lối sống, nếp sống, cách ứng xử, giao tiếp... của con người (trong mối quan hệ khăng khít, dài lâu và uyển chuyển giữa con người với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và cả với chính bản thân mình). Phong thái ấy, lối sống, nếp sống, cách ứng xử và giao tiếp ấy được hình thành, bồi đắp và định hình dần theo năm tháng... Những gì đã được xác định là đặc tính, là phong thái thì đều trở thành nét riêng, sắc thái riêng của con người của một vùng quê, một vùng văn hoá.
Con người Huế tạo nên văn hoá ẩm thực Huế. Nhắc tới ẩm thực Huế, chúng tôi không thể không nói đến các thứ bánh dân dã như bánh bèo, bánh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lọc, bánh nậm, bánh ít, bánh gai... mà tác giả Bùi Minh Đức đã rất công phu giới thiệu trong từ điển. Song khác với nhiều vùng quê khác, các thứ bánh ở Huế, không một thứ nào nặn to, gói to. Bánh bèo thì tròn xinh như bông hoa đồng tiền; bánh nậm thì mỏng nhẹ tựa những chiếc lá mít, lá khoai; chiếc bánh phu thê trong bàn tiệc cưới; cặp bánh chưng bày bán nơi hàng quán ven đường, không một thứ nào có dáng vóc mập mạp, thô kệch... tất cả đều nhỏ nhắn, xinh xắn, tinh tế và “thuỳ mị”. Và những chiếc bánh thanh lịch đó được tạo nên bởi sự chắt lọc, hài hoà, nhuần nhị trong cách phối hợp rất khéo léo, rất tài hoa các loại tinh bột, thịt, cá, tôm, gia vị... khi làm bánh, chỉ riêng phương diện tạo dáng hình và sắc màu của sản phẩm thôi, chúng ta cũng thấy được người xứ Huế, trong tư duy thẩm mỹ, thiên về cái thanh tao, duyên dáng, mềm mại,chứ không ưa cái thô kệch theo kiểu chém to kho mặn ... Phản ánh mốiquan hệ giữa người với người ở địa phương còn được thể hiện trong các mối quan hệ về trao đổi đặc thù hay các cộng trình công cộng như chợ búa, đình miếu, về các từ ngữ chỉ giáo dục...Chúng tạo nênmột “nét trội”, một “nét đẹp” của văn hoá một vùng đất được thể hiện trên phương diện nếp sống, lối sống, cách giao tiếp, ứng xử của con người. Đó là những nét đẹp dễ nhận ra ở người Huế, văn hoá Huế.
3.4. Tiểu kết
Ở chương này, chúng tôi nghiên cứu về đặc điểm của lớp từ ngữ thể hiện văn hoá trong việc khắc hoạ các đặc tính văn hoá vùng và đóng góp cho vốn từ toàn dân. Chúng tôi có một số nhận xét như sau:
1. Với các nhóm từ chỉ văn hoá, tác giả Bùi Minh Đức đưa thông tin vào trong phần giải thích với hai hình thức. Thứ nhất, tác giả đưa thông tin ngôn ngữ với lối định nghĩa theo cách giải nghĩa từ ngữ giống như trong từ điển giải thích. Thứ hai, tác giả đưa thông tin theo lối bách khoa ngoài nghĩa từ ngữ, tức là thông tin văn hoá rộng. Loại thứ nhất là cách mà các nhà từ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
điển ngôn ngữ thường làm. loại thứ hai có xu hướng của một quyển từ điển bách khoa với những nhóm từ mang tính chất bách khoa.
2. Bên cạnh các từ ngữ, Từ điển tiếng Huế đưa rất nhiều tên riêng. Đó là tên các danh nhân văn hoá, tên các vị vua quan, tên đất tên làng, tên các công trình lăng tẩm... ĐIều này càng làm cho từ điển tiếng Huế của Bùi Minh Đức mang tính chất của một từ điển bách khoa về Huế.
3.Các lớp từ văn hoá trong Từ điển tiếng Huế phản ánh rõ nét các đặc điểm địa phương. Chúng thể hiện ở những từ ngữ phản ánh những đặc điểm địa hình địa phương, phản ánh phương thức canh tác sản xuất ở địa phương, phản ánh quan hệ xã hội giữa người với người ở địa phương.
Không chỉ có thế, các nhóm từ chỉ văn hoá trong Từ điển tiếng Huế còn có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của lịch sử tiếng Việt. Các từ ngữ Huế còn đóng góp cho vốn từ chung của dân tộc và làm chính xác hoá vốn từ đó ở những lớp từ về sản vật của vùng và các phong tục, tập quán khu vực.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KẾT LUẬN
1. Phương ngữ tiếng Việt là một vấn đề ngày càng được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ quan tâm nghiên cứu. Phương ngữ Huế là phương ngữ song song tồn tại bên cạnh các phương ngữ khác. Giữa phương ngữ và văn hoá có mối quan hệ mật thiết.
Các nhóm từ chỉ văn hoá gồm:
- Nhóm từ cơ bản để thể hiện các điều kiện tự nhiên của vùng đang sinh sống như: thời tiết, canh tác, mối quan hệ trong xã hội. Đây là lớp từ cổ nhất trong một ngôn ngữ.
- Nhóm từ thuộc thượng tầng kiến trúc thể hiện kiến trúc xã hội, những đặc điểm chung của cộng đồng. Đó chính là lớp từ văn hóa của một phương ngữ.
2. Nghiên cứu về những nhóm từ chỉ văn hoá trong Từ điển tiếng Huế
của Bùi Minh Đức, chúng tôi chỉ tìm hiểu một số nhóm từ sau: Nhóm từ chỉ tín ngưỡng tôn giáo
Nhóm từ chỉ quan hệ giữa người với người trong xã hội. trong nhóm từ này có các tiểu nhóm: tiểu nhóm chỉ học hành thi cử, tiểu nhóm chỉ làng xã ở Huế, tiểu nhóm triều đình phong kiến.
Nhóm từ chỉ phương thức tồn tại đặc trưng của vùng gồm có: tiểu nhóm chỉ ẩm thức, tiểu nhóm chỉ lễ hôi, tiểu nhóm chỉ phương thức canh tác sản xuất ở địa phương.
Nhóm từ chỉ hoát động troa đổi, giao tiếp đặc thù ở địa phương gồm có: nhóm từ chỉ chợ búa, nhóm từ chỉ tiền nong và mua bán.
Các nhóm từ trên thực chất là bảng từ trong cuốn Từ điển tiếng Huế của Bùi Minh Đức. Qua nghiên các nhóm từ trong cuốn từ điển này, chúng tôi có nhận thấy: Từ điển tiếng Huế của Bùi Minh Đức rất gần với Bách khoa thư địa phương Huế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3. Các từ ngữ chỉ văn hoá trong Từ điển tiếng Huế được tác giả đưa vào mục từ và giải thích theo lối từ điển bách khoa.
Bên cạnh các thông tin về ngôn ngữ, tác giả còn đưa những thông tin của ở lời giải thích mang tính bách khoa. Đó là những mô tả kĩ lưỡng và công phu của tác giả cho những đầu mục mang tính chất bách khoa.
Bên cạnh các từ ngữ, tác giả của Từ điển tiếng Huế còn đưa rất nhiềutên riêng. Đó là những tên người, những tên đất, tên làng, tên những lăng tẩm miếu mạo.
Qua những điều trên chứng tỏ tác giả đang làm từ điển bách khoa chứ không phải từ điển ngôn ngữ (từ điển phương ngữ Huế).
4. Việc phản ánh các mặt trong đời sống văn hoá Huế là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tác giả Bùi Minh Đức. Tuy vậy, là một tiến sĩ, bác sĩ, nên tác giả không thể tránh khỏi những hạn chế khi làm từ điển ngôn ngữ. Nghiên cứu các nhóm từ chỉ văn hoá chúng tôi nhận thấy bên cạnh những đóng góp của cuốn từ điển thì vẫn còn những điều cần khắc phục về mặt đưa các mục từ và giải thích các mục từ. Vấn đề đặt ra là soạn giả cần phải tìm hiểu kĩ hơn về kĩ thuật biên soạn từ điển cũng như kiến thức về ngôn ngữ học để có thể có một cuốn từ điển có chất lượng tốt hơn.
5. Cuốn Từ điển tiếng Huế cho chúng ta thấy vị trí quan trọng của phương ngữ Huế trong hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt. Cuốn sách góp phần giới thiệu văn hoá Huế, văn hoá của một vùng đấts có sự kết hợp của văn hoá dân gian với văn hoá cung đình - điều mà không phải địa phương nào cũng có được. Chúng tôi hy vọng có cơ hội nghiên cứu sâu hơn về phương ngữ này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Ái (1994), Từ điển phương ngữ Nam Bộ, NXB TP Hồ Chí Minh, TP HCM.
2. Hoàng Thị Châu (2004), Phương ngữ học tiếng Việt, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
3. Đỗ Hữu Châu (1996) , Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB ĐHQG, Hà Nội. 4. Trần Trí Dõi (2004), Lịch sử tiếng Việt, Đh Khoa học xa hội và nhân văn
Hà Nội.
5. Bùi Minh Đức (2001), Từ điển tiếng Huế. Nhà xuất bản Tâm An.
6. Vũ Quang Hào (2005), Kiểm kê từ điển học Việt Nam. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Phạm Văn Hảo (cb) (2009), Từ điển phương ngữ tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
8. Phạm Văn Hảo(2010) Thông tin bách khoa về dịa phương trong từ điển
phương ngữ tiếng Việt. T/c Từ điển học và bách khoa thư, số 4 .
9. Phạm Văn Hảo (1985), Về một số đặc trưng của tiếng Thanh Hoá, thổ ngữ chuyển tiếp giữa phương ngữ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.( Tạp chí ngôn ngữ số 4)
10. Phạm Văn Hảo(2011). Từ xưng gọi trong phương ngữ Bắc. T/c Ngôn ngữ và đời sống, số 1+2.
11. Nguyễn Quang Hồng (1981), “Các lớp từ địa phương và chứac năng của chúng trong ngôn ngữ văn hoá tiếng Việt”. NXBKHXH, Hà Nội.
12. Vũ Bá Hùng (1981). Vài suy nghị về một số biến thể ngữ âm có liên quan
đến việc xác định chuẩn mực của tiếng Việt, Trích trong: giữ gìn sự trong
sáng của Tiếng Việt về mặt từ ngữ. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. 13. Nguyễn Văn Khang (2001), Ngôn ngữ học xã hội - Những vấn đề cơ bản.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
14. Lê Thanh Kim (2002) Từ xưng hô và cách xưng hô trong các phương ngữ
tiếng Việt, Luận án tiến sĩ ngữ văn, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội.
15. Trần Thị Ngọc Lang (1995), Phương ngữ Nam Bộ. Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội.
16. Nguyễn Thanh Nga(1997), Vài nhận xét về việc chú từ loại trong từ điển
tiếng Việt. T/c Ngôn ngữ, số 4.
17. Đái Xuân Ninh, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Quang, Vương Toàn – 1986, Ngôn ngữ học: khuynh hướng - lĩnh vực – khái niệm, tập 2, Nxb Khoa học Hà Nội
18. Nhiều tác giả (1996), Một số vấn đề từ điển học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
19. Hoàng Phê (2000), Từ điển tiếng Việt. Trung tâm từ điển học – Nhà xuất bản Đà Nẵng, Hà Nội - Đà Nẵng.
20.Vương Hồng Sển(1993), Tự vị tiếng Việt miền Nam, Nhà xuất bản văn hoá Hà Nội.
21. Nguyễn Thị Sơn (2004), Khảo sát vốn từ địa phương Thanh Hoá, Đại học sư pham Vinh, Luận văn thạc sĩ.
22. Nguyễn Văn Tu (1968), Từ vựng học tiếng Việt hiện đại. NXB Giáo dục Hà Nội.
23. Cù Đình Tú (1983), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếmg Việt, NXB Đại học và THCN.
24. Trần Hữu Thung - Thái Kim Đỉnh (1997) Từ điển tiếng Nghệ. Nhà xuất bản Nghệ An, Nghệ An.
25. Hồ Hải Thuỵ(2005), Suy nghĩ lại về nghề làm từ điển. T/c Ngôn Ngữ, số 12, 2004; Số 1 + 2.
26. Huỳnh Công Tín (1996), Hiện tượng biến âm trong phương ngữ Nam Bộ, T/C ngôn ngữ và đời sống, số 2.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
27. Huỳnh Công Tín( 2006), Từ điển từ ngữ Nam Bộ, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
28. Nguyến Đức Tồn (2008), Đặc trưng văn hoá – dân tộc của ngôn ngữ và
tư duy, NXb Khoa học xã hội.
29. Mai Ngọc Trừ - Vũ Đức Nghiệu - Hoàng Trọng Phiến(2001), Cơ sở ngôn
ngữ học và tiếng Việt. Nhà Xuất bản giáo dục, Hà Nội.