Do đặc điểm tự nhiên, khí hậu, với địa hình đa dạng: núi đồi, đồng bằng và biển nên Huế có điều kiện phát triển lao động nông nghiệp: các ngành nông nghiệp, nương rẫy và ngư nghiệp. “Nhìn từ góc độ lao động sản xuất - nền tảng sự sống của cộng đồng, chúng ta thấy một vấn đề bao trùm là sự hiện diện ở Việt Nam một nền văn minh nông nghiệp xóm làng với không gian định hình sinh tồn và phát triển của nó là miền đồng bằng sông nước tựa vào núi và tiếp biển. Không gian sinh tồn cụ thể và độc đáo này đã đào luyện
nên tâm lý hoá thân vào đồng đất ...” [32]. Trong Từ điển tiếng Huế, nhóm từ
chỉ phương thức canh tác, sản xuất của địa phương tất phong phú, thể hiện một nền kinh tế đa dạng.
Nông nghiệp phát triển với trồng trọt, chăn nuôi. Trồng trọt ở Huế chủ yếu là cấy lúa, gọi chung cho nghề nông là trồng khoai cuốc sắn. Lúa được cấy ở những vùng đồng bằng, ruộng thấp; ngô được trồng ở những gò đất bồi ven sông mà người dân Huế gọi là biền. Dân cư Huế cũng nổi tiếng với những vườn cây trĩu quả và nổi tiếng ngon như: quýt Hương Cần, nhãn lồng Kim Long, thanh trà Nguyệt Biều, chè tuần...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Lao động nông nghiệp tạo ra đặc trưng của văn hoá ẩm thực ở Huế. Do nền kinh tế nông nghiệp nên văn hoá ẩm thực ở huế rất phong phú. Từ sản phẩm nông nghiệp với những luá gạo ngô khoai tạo nên cơ cấu chủ yếu cho bữa ăn ở Huế là gạo và rau quả. Từ gạo, có biết bao món ăn ngon được hình thành dưới bàn tay khéo léo của các bà, các mẹ và rất Huế: Bánh bèo, bánh
bột lọc trần, bánh canh Nam Phổ, bánh hột sen,,... Từ rau qủa tạo nên các
món rau, chè, mứt, kẹo: đậu ngự, bắp, chè hạt sen, chè sen kẹo cau, kẹo gừng,
kẹo đậu phụng, kẹo Mèxửng ...
Lao động nông nghiệp cũng đã tạo nên văn hoá mặc cho người Huế. Trong lao động, cách mặc cho phù hợp với công việc là việc quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của công việc. Với những mấn ( váy), quần chuôi,
quần có ống, quần nái, quần sưa... Gắn với cách mặc đó là việc phát triển
nghề dệt và hình thành, phát triển nên ngành dệt may ở một số làng nghề:
làng dệt Mỹ Lợi, huyện Phú lộc với các sản phẩm thao, lụa đũi, nghề dệt là
gia truyền nên chỉ phát triển trong một số gia đình, “ một cây thoa đổi được 9 thùng lúa, một cây lụa đổi được 15 thùng” [5]. “Ăn, mặc, ở là điều kiện sống tiên quyết để lao động và sản xuất...Những phương tiện và phương thức sinh hoạt hanừg ngày như ăn, mặc, ở, đi lạiđược thể hiện trong các món ăn, đò mặc, nhà ở. đò dùng. Nó được quy định và trở thành lối sống cho từng cộng
đồng, từng gia đình và từng cá nhân” [32].
Cũng do yêu cầu phát triển nghề nông, các nghề thủ công khác ra đời nhằm cung cấp các trang thiết bị phục vụ nông nghiệp. Việc đan các tấm gót bằng tre mỏng dùng để phơi lúa, phơi đậu là sản phẩm của làng Dạ Lê, thuộc huyện Tư Dung. Các dụng cụ để đựng, vận chuyển các nông phẩm cũng đa dạng với thúng mủng. Làng thúng mủng Bao La ( phía Bắc sông Bồ ) đan thúng mủng, nong, trẹt, rổ, rá, dần, sàng...Làng rèn Hiền Lương thuộc huyện Quảng Điền, làng Phương Đúc, Làng nón Huế... chuyên làm các sản phẩm để phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp. Như vậy, từ nghề nông đã kéo theo sự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phát triển của các ngành nghề thủ công khác tạo nên các làng nghề. Các làng nghề được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ngày càng phát triển và đạt tới đỉnh cao về kĩ thuật. Các nghề thủ công nhằm mục đích phát triển của một nền nông nghiệp tự cung tự cấp thường phát triển ngay trong các làng. “Làng là một đơn vị cộng cư có một vùng đất chung của cư dân nông nghiệp tiểu nông tự cấp tự túc, mặt khác là mẫu hình xã hội phù hợp, là cơ chế thích ứng với sản xuất tiểu nông, với gia đình - tông tộc gia trưởng, đảm bảo cho sự cân
bằng, bền vựng của dân tộc ây” [32].
Từ cái nôi là sản xuất nông nghiệp, văn hoá làng với những phong tục, tập quán ngày càng phát triển. Sau những mùa vụ, người dân tổ chức những lễ hội như: lễ tam sanh (dùng 3 con vật để cúng), lế thần nông vào mùa xuân, cầu cho mùa màng tốt đẹp, phát triển; lễ thần khai canh, khai khẩn, thổ công
là những vị thần mở mang khai khẩn đất đai; lễ tế thành Hoàng ở đình làng mong thành Hoàng che chở và báo cáo việc trong làng cho thành Hoàng biết việc trong làng; lễ cúng ông tổ nghề rèn, người có công phát triển nghề rèn ở làng Hiền Lương...Các hội cũng diễn rả ở các làng truyền thống: hội vật làng
Sình, hôị cầu ngư... Trong làng thường có chùa, là nơi thờ cúng phật, thánh,
thờ cúng thần, tiến hành tế lễ, và cúng là nơi hội họp của làng.
Như vậy, nghề nông đã tạo ra văn hoá làng và văn hoá làng phát triển góp phần tô đậm thêm bản sắc văn hoá Huế. Văn hoá làng là một bộ phận của văn hoá nông nghiệp - thực vật, là đặc trưng chính của văn hoá Việt Nam.