Từ văn hoá có rất nhiều nghĩa. Theo Tác giả Hoàng Phê [19, 1100] văn
hoá có nhiều ý. người viết luận văn chỉ tập trung quan tâm tới nghĩa sau:
“Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo ra trong quá trình lịch sử”. Ví dụ: Văn hoá phương Đông.
Theo nghĩa này thì văn hoá với tư cách là một hiện tượng bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại cho đến tín ngưỡng, phong tục, lao động, ẩm thực... Với cách hiểu này, văn hoá trở thành đối tượng chính của bộ môn khoa học về văn hoá.
Nguyễn Đức Tồn dẫn khái niệm về văn hoá: “Văn hoá là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự
nhiên và môi trường xã hội” [28, 34].
Theo cách hiểu trên, “văn hoá bao gồm hai thành tố chính: văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần. Văn hoá vật chất có thể được hiểu là toàn bộ những kết quả vật chất nhìn thấy được do lao động con người tạo ra, còn văn
hoá tinh thần là sự sản xuất , phân phối và têu dùng các giá trị tinh thần”[28,
35]. Như vậy, văn hoá có những đặc trưng cơ bản là tính hệ thống, tính giá trị, tính nhân sinh và tính lịch sử. Tính hệ thống thể hiện ở tính chất tổng thể của các yếu tố cấu thành nên văn hoá (văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần). Tính giá trị của văn hoá thể hiện ở giá trị vật chất của văn hoá (phục vụ nhu cầu vật chất) và giá trị tinh thần (phục vụ nhu cầu tinh thần). Văn hoá là một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hiện tượng xã hội, là sản phẩm của hoạt động thực tiễn của con người. Văn hoá đối lập với tự nhiên, là tự nhiên đã được biến đổi do tác động của con người. Vì thế văn hoá mang tính nhân sinh sâu sắc. Không chỉ có thế, văn hoá còn chứa đựng , là sự tích luỹ những kinh nghiệm, lịch sử tạo thành truyền thống văn hoá. Điều đó thể hiện tính lịch sử của văn hoá.