0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nhóm từ chỉ quan hệ tín ngưỡng, tôn giáo

Một phần của tài liệu MỘT SỐ NHÓM TỪ CHỈ VĂN HÓA TRONG TỪ ĐIỂN TIẾNG HUẾ CỦA BÙI MINH ĐỨC (Trang 30 -33 )

Từ xa xưa, tín ngưỡng, tôn giáo luôn gắn liền với cuộc sống của con người. Tín ngưỡng, tôn giáo là một bộ phận cấu thành nên đặc điểm văn hoá của một vùng cư dân. Ở nước ta, tín ngưỡng của người dân gắn liền với phật giáo, thờ mẫu và một số đạo giáo, sau đó đến thờ cúng tổ tiên và thờ Thành Hoàng làng. Tín ngưỡng của người dân Huế cũng không nằm ngoài số đó và được Bùi Minh Đức ghi lại trong Từ điển tiếng Huế. Do bối cảnh lịch sử văn hoá cuả vùng, sinh hoạt tâm linh ở Huế đã và đang giữ vai trò quan trọng trọng trong cuộc sống của người dân. Khảo sát Từ điển tiếng Huế, chúng tôi thống kê được 88 mục từ chỉ tín ngưỡng, tôn giáo Huế, chiếm 0,61 % tổng số mục từ trong từ điển. STT Từ ngữ chỉ tín ngưỡng ở Huế 1 đàn Nam Giao 2 bái hạ 3 bộ tam sự 4 bộ ngũ sự 5 bình phong 6 thờ cá Ông Voi 7 trang ông 8 trang bà

9 Thánh mẫu thiên Yana

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua khảo sát các từ ngữ chỉ tín ngưỡng tôn giáo trong Từ điển tiếng Huế, chúng tôi nhận thấy những đặc điểm sau:

Về tín ngưỡng thờ mẫu và phật giáo.

Các tín đồ phật giáo cũng đồng thời là tín đồ của mẫu. Trong phương ngữ Huế, có rất nhiều từ chỉ tín ngưỡng thánh mẫu và phật giáo. Tác giả Bùi Minh Đức ghi lại những tín ngưỡng đó, nhưng khác người Bắc, thường thờ thánh mẫu cùng khu với phật, hầu hết các chùa miền Bắc đều có một điện thờ mẫu bên cạch chùa thờ phật; các chùa nhỏ không làm được điện thờ riêng cũng cố thu xếp một số ban thờ mẫu. Với người Huế, Thánh Mẫu của họ là

Thánh Mẫu Thiên Yana – Bà Mẹ linh thiêng trên trời - vị thánh mẫu của dân

tộc Chăm hay ban phước lành cho dân chúng nên được ngưỡng vọng. Theo tác giả từ điển, Thánh Mẫu dạy dân trồng lúa, là nữ thần tạo lập trái đất, trầm hương và trồng lúa, thường xuất hiện để cứu nhân độ thế. Người Việt ở Huế đã nhập tín ngưỡng Chăm - Việt. Bà Thiên Yana được người Việt gọi là Bà Chúa Ngọc. Bà chúa Liễu Hạnh một trong Tứ Bất Tử của thần linh Việt (Tản Viên sơn thần, Phù Đổng thiên vương, Chử Đồng Tử, Công chúa Liễu Hạnh), một Mẫu trong tứ phủ được người dân Huế tôn xưng là Đức Vân Hương Thánh Mẫu cúng được đưa vào thờ ở điện Hòn Chén. Một số kiến trúc tín ngưỡng của người Chàm đã trở thành đền, miếu của người Việt. Việc phối hợp hai mẫu Chàm - Việt ở điện Hòn Chén làm cho phong tục thờ Mẫu ở Huế có màu sắc riêng không hoàn toàn giống miền Bắc. Văn hầu, giá hầu cũng như các cách hầu của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Huế có sự khác biệt nhiều so với miền Bắc. Đây là một biểu hiện cụ thể của sự giao thoa giữa hai nền văn hoá Chăm - Việt. Tín ngưỡng đó luôn gắn liền với các điện thờ và chùa. Trong Từ điển tiếng Huế, đó là chùa Từ Đàm, chùa Diệu Đế, Tháp Điều Ngự, Điện Hòn Chén...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Liên quan đến tín ngưỡng là các hoạt động thờ cúng. Ở Huế, đã có sự dung hội trong một số tôn giáo và tín ngưỡng truyền thống. Chẳng hạn: quan niệm tam giáo đồng nguyên,Bát bửu trong tam giáo( tám thứ tượng trưng trongNho giáo, Phật Giáo và Lão giáo), Văn bia(ở chùa Thiên Mụ, văn bia ghi rõ “cư nho mộ thích” nghĩa là sống theo đạo Nho và ưa chuộng đạo Phật)...

Đạo phật ăn sâu vào trong tiềm thức của cư dân Huế. Người Huế theo đạo phật là chủ yếu. Những món chay thường rất phổ biến không chỉ với tu sĩ mà còn được người dân ưa chuộng. Đạo Phật đi cùng việc thờ cúng tổ tiên. Đó cúng là việc mà người dân Huế rất coi trọng.

Việc thờ cúng tổ tiên thường diễn ra trong gia đình. Hầu như nhà nào cũng có bàn độc, bình hương, bình phong, giường thờ, hoành phi với những

bộ ngữ sự, bộ tam sự... Đồ thờ cúng thường có bông ba hoa quả, cau trầu

rượu thuốc, giang( đồ vàng mã để đốt sau khi cúng).

Bên cạnh tục thờ cúng tổ tiên, người Huế cúng thờ Thành Hoàng làng. Thờ cúng Thành Hoàng làng ở Huế là sự tiếp nối truyền thống từ các làng cổ ở Bắc và Trung Bộ. Thành Hoàng làng ở Huế cũng được thờ trong những ngôi đình làng cổ kính. Tuy nhiên, do những đặc điểm riêng về điều kiện địa lý lịch sử, nơi đậy là mảnh đất được khai phá muộn, sau đó lại trở thành kinh đô của triều đình nên việc thờ cúng thành Hoàng ở Huế có những biến thể khác với nguồn gốc ban đầu. Thành Hoàng ở Huế không còn giữ được chất uy linh và lưu tryền lúc lớn lao trong đời sống tinh thần của mọi người trong làng như đất Bắc, đình làng thể hiện quyền lực tối cao đối với người dân, thể hiện ở phép vua thua lệ làng, tạo cho người dân tri nhận thứ gì to nhất là thuộc về đình: to như cột đình, việc tày đình... [28, 298]. Đình làng ở Huế cũng giống đình làng Bắc về chức năng sinh hoạt cộng đồng làng xã và thờ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thành Hoàng. Đình làng ở Huế không nhiều. Một số ngôi đình như: đình Tây Long, đình Lại Thế ...Lễ hội tưởng nhớ công lao của thành Hoàng có lễ tễ

thành Hoàng, lễ tế ông tổ nghề rèn, thờ cúng nghề biển tại làng Thái Dương

Hạ (huyện Phong Điền).

Ngoài những tín ngưỡng lớn như trên, người dân Huế còn thờ cúng , lễ tế nhiều vị thần khác như: Thần khai canh (khai khẩn), thần hậu thổ, thổ thần... thờ cúng thần tài, thờ cá ông voi...

Người dân Huế còn tin rằng có ma quỷ với những con ranh con lộn, con sát, cô hồn, con ma thừa phủ, ma thời, ma rà, tinh thừa phủ, tinh yêu, hồn

ma bóng quế .. Và để diệt trừ những yêu ma đó có bùa chú ( lá bùa và câu chú

thể hiện niềm tin vào sự diệt trừ yêu ma theo cách nghĩ cuả đạo phật “ linh tại ngã bất linh tại ngã”), con nộm, cổ yếm đeo bùa... theo hình thức nhảy đồng,

lên đồng : con nữ thằng nam, nam tả hứu nữ, nam thất nữ cửu...với những

thầy cúng, thầy địa lý, thầy giò, thầy tụng..

Huế là cố đô cuả nước ta và nay là trung tâm phật giáo Việt Nam. Hầu hết họ đều tín hữu của cùng một hệ thống tôn giáo và tín ngưỡng dung hợp nhau. Kết hợp với không gian kiến trúc tín ngưỡng, Huế ngày càng hấp dẫn với những đặc điểm văn hoá tín ngưỡng của mình – Vì “tín ngưỡng, tôn giáo

là một văn hoá, thậm chí là một dạng văn hoá đặc biệt” (Những vấn đề văn

hoá Việt Nam, nhà xuất bản giáo dục. 1999).

Một phần của tài liệu MỘT SỐ NHÓM TỪ CHỈ VĂN HÓA TRONG TỪ ĐIỂN TIẾNG HUẾ CỦA BÙI MINH ĐỨC (Trang 30 -33 )

×