0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nhóm từ chỉ quan hệ giữa con người với con người trong xã hội

Một phần của tài liệu MỘT SỐ NHÓM TỪ CHỈ VĂN HÓA TRONG TỪ ĐIỂN TIẾNG HUẾ CỦA BÙI MINH ĐỨC (Trang 33 -44 )

Tìm hiểu quan hệ giữa con người với con người trong xã hội Huế đã được Bùi Minh Đức ghi lại trong từ điển tiếng Huế, luận văn khảo sát những nhóm từ chỉ trình độ học vấn, cấu trúc làng xã , cấu trúc triều đình phong kiến Huế trong từ điển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.2.2.1. Nhóm từ chỉ việc học hành thi cử.

Từ xa xưa, loài người đã có giáo dục: người này học người kia, thế hệ sau học từ thế hệ trước kinh nghiệm sống: kỹ năng sống, kỹ năng lao động ... để cùng nhau duy trì và phát triển cuộc sống, phát triển xã hội và phát triển bản thân. Vì vậy, Lê Nin gọi giáo dục là một phạm trù vĩnh cửu: giáo dục sinh ra cùng với loài người và tồn tại, phát triển cùng với loài người. Mọi sự phát triển văn hoá đều đi từ con người, nhưng đều tồn tại ở ngoài con người. Giáo dục chính là nơi gìn giữ truyền thụ và phát huy hệ thống giá trị chung của loài người, hệ thống giá trị truyền thống dân tộc, giáo dục đào tạo ra các con người, các thế hệ tiếp nối sáng tạo các giá trị. Văn hoá là nội dung của giáo dục và là mục tiêu của giáo dục. văn hoá là gieo trồng, sáng tạo và lĩnh hội các giá trị vật chất và tinh thần trong quá trình con người và cộng đồng, dân tộc loài người sinh sống và hoạt động. Giá trị bao gồm cả kinh nghiệm, vốn sống, học vấn lẫn công cụ lao động, nhà cửa, ăn mặc...Văn hoá bao gồm cả giáo dục khoa học.

Học vấn là một giá trị của văn hoá. Thông qua học vấn, thế hệ trẻ được hiểu biết, niềm tin, thái độ để sinh tồn. Từ mảnh đất này mà đâm chồi nảy lộc các giá trị văn hoá. Thông qua giáo dục mà tri thức được tái tạo, sáng tạo hàm chứa cả tư duy và ứng dụng vào cuộc sống, từ đó làm phát triển các nền văn hoá khác nhau. Ở Huế nói riêng và Việt Nam nói chung, truyền thống hiếu học của người dân đã có từ lâu. Sự phân công lao động xã hội ngày càng được chuyên môn, việc giáo dục từ chỗ diễn ra trong gia đình, ngoài xã hội được phát triển qua các thiết chế “nhà trường” với một hệ các thành tố đi cùng.

Trong Từ điển tiếng Huế, Bùi Minh Đức, chúng tôi thống kê được 60 từ ngữ chỉ trình độ học vấn, chiếm 0,41 % tổng số mục từ trong từ điển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn STT Từ ngữ chỉ giáo dục 1 booc học trò 2 chép sách 3 cống sinh 4 cử nhân 5 chính đồ 6 thầy đồ 9 tú tài 10 gạo lon tộn 11 sinh đồ

12 chương trình Hoàng Xuân Hãn 13 chương trình Phan Huy Các 14 danh từ toán

15 đại học 16 đại khoa 17 sĩ tử

18 trường Bá Công

19 pháp tư quốc học trường 20 tam khôi

21 kỳ thi Đinh Giáp

22 thi đình 23 thi nguyên 24 giám sinh 25 giám khảo 26 giáp bảng 27 hạch 28 học chánh 29 học gạo 30 học lỏm 31 học mót 32 học sói đầu 33 hổ bảng 34 đỗ tiến sĩ 35 khoa thi 36 khoa bảng 37 khoa danh 38 bảng nhãn 39 bảng vàng ... ... Bảng 2.2: Các từ ngữ chỉ học hành thi cử. Nhận xét:

Các từ ngữ chỉ học hành thi cử chủ yếu được Bùi Minh Đức phản ánh việc học

hành thời nhà Nguyễn. Nhà Nguyễn có công to lớn trong việc chú ý phát triển giáo dụccủa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sức to lớn trong việc đào tạo nhân tài cho đất nước, là nơi lưu lại dấu chân của hơn 500 vị tiến sĩ, phó bảng của triều Nguyễn.

Ở Huế có các trường: Trường tiểu học: trường Chaigneau, trường

Đồng Khánh Huế, trường đào tạo chuyên viên trung cấp kĩ thuật Huế: Trường

Bá Công. Trường nữ sinh trung học nổi tiếng :trường Đồng Khánh Huế;

Trường trung học chính ở Huế: trường Khải Định; trường đào tạo quan chức từ thời vua Duy Tân:Trường hậu bổ; trường dòng huấn luyện học sinh giỏi toán: trường Pellrelin; trường Quốc học (Pháp Tự Quốc học trường) trường thành lập từ thời nhà Nguyễn, là trường áp dụng trước nhất chương trình trung học đầu tiên ở Việt Nam với các chương trình Hoàng Xuân Hãn,

chương trình Phan Huy Quát với những giáo trình khá mới như: danh từ

toán; trường chuyên để huấn luyện học sinh giỏi pháp văn: trường Thiên

Hựu; trường y khoa Huế . Học sinh gồm những chính đồ, cống sinh. Học sinh

cùng lớp gọi là đồng môn, đồng khoa, giám sinh, sinh đồ, sĩ tử. Trong số đó có nhiều người học chánh (học để làm quan). Học sinh thường dùng: booc,

bóp, bót học trò; Những học sinh chăm học là những gạo lon tộn, học gạo.

Ngoài ra còn các cách thức học : học lỏm, học mót, học sói đầu.. Trong suốt quá trình học, học sinh phải trải qua nhiều khoa thi, hạch (thi) : đại học, đại

khoa; thi Đình, Đinh giáp, nguyên. Nhiều người đỗ đạt với những bằng cử

nhân, tú tài, đỗ tiến sĩ khoa bảng, bảng nhãn, bảng vàng, đỗ tam khôi trở

thành quốc trạng, được ghi vào hổ bảng( bảng ghi tên những người đỗ đạt cao nhất)và được làm lễ truyền lô (lễ xướng danh những người thi đậu).

Huế có truyền thống học tập từ lâu và từ triều Nguyễn việc học tập của con cháu quan lại và dân chúng đã được triều đình quan tâm với những sự đầu tư cho giáo dục và tôn vinh những người thành đạt. Những điều đó khích lệ thế hệ trẻ phấn đấu học tập cho xứng đáng với truyền thống của quê hương và xây dựng đất nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thời trước, trẻ nhỏ Huế thường được học trong đình làng do những ông đồ dạy học. Điều đó không thấy trong miền Bắc.

2.2.2.2. Nhóm từ chỉ làng xã ở Huế

Huế nổi tiếng không chỉ ở thành phố Huế mộng mơ với những danh lam thắng cảnh như sông Hương, núi Ngự, chùa Thiên Mụ và những lăng tẩm cổ kính, mà còn ở những làng quê cách thành phố không xa và những làng nghề thủ công truyền thống: Làng bún Cân Cù, làng Chuồn, làng Dạ Lê... Dưới đây là kết quả thống kê mà chúng tôi đã thu được. Chúng gồm 25 mục từ, chiếm 0,17 % trong tổng số mục từ Các từ ngữ chỉ làng xã ở Huế STT từ ngữ chỉ làng xã ở Huế 1 chức sắc 2 hương kiểm 3 lý trưởng 4 ông kiểm 5 ông lối 6 ông xã 7 công điền 8 công thổ 9 làng bún Vân Cù 10 làng Chuồn 11 làng Dạ Lê 12 làng dệt Mỹ Lợi 13 làng đồ gốm Phước Tích 14 làng giấy Đốc Bưu

15 làng hoa giấy Thành Tiên 16 làng Kẻ lừ 17 làng Kẻ Môn thợ vàng 18 làng nón Huế 19 làng phường đúc 20 làng Phước Tích 21 làng rèn Hiền Lương 22 làng thúng mủng Bao La 23 làng Vân Thê ... ... Bảng 2.3: Các từ ngữ chỉ làng xã ở Huế

Làng xã ở Huế chịu nhiều ảnh hưởng của lịch sử. Sự Nam tiến của cộng đồng người Việt khi Miền Bắc đất chật người đông đã mang theo những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đặc điểm văn hoá vào Phía Nam, trong đó có văn hoá làng xã. Làng xã là nơi quy tụ của người Việt. Vào đến dải đất miền Trung, cư dân vẫn tập hợp lại thành làng để quần tụ, cùng nhau sinh sống, tránh lũ lụt do địa hình, được bao bọc bởi luỹ tre làng nên an ninh đựơc đảm bảo, có nền hành chính khi nhà nước quản lý làng qua xã. Tương đương với cấp xã là các phường, thôn, giáp, ấp. Làng xã do nhà nước quản lý qua cấp hành chính là xã.

Những đặc điểm đó cộng với chính quyền nhà nước thời phong kiến nhà Nguyễn, nên cấu trúc làng xã ở Huế có những nét riêng và không giống nguyên bản với nơi xuất phát của nó. Thêm nữa, sự can thiệp của Thực dân Pháp vào làng xã nông thôn nước ta 1921, khi chúng đã hoàn thành bình định, xâm lược ở miền Nam. Mục đích của Pháp là không phải phục vụ cho làng xã Việt Nam mà phục vụ cho việc cướp bóc, bóc lột của Pháp về kinh tế. Ở Huế, năm 1942, vua Bảo Đại chính thức ổn định tổ chức, và quy định nhiệm vụ làng xã An Nam. Tại Huế, bộ máy cấp xã với hội đồng kì mục. Hội đồng này giao viếc cho Uỷ ban thường trực hội đồng để thực hiện những quyết định của thường trực.

Bùi Minh Đức đã ghi lại những cấu trúc làng xã thời đó ở Huế. Đứng đầu hội đồng kì mục là các tiên chỉ sau đó đến thứ chỉ. Danh sách hội đồng kì mục được lý trưởng ghi và niêm yết ở đình làng huyện đường. Ở Huế, Lý trưởng là người trung gian của chính quyền và xã, có trách nhiệm về hành chính, chính trị và kinh tế. Giúp cho lý trưởng là phó lý để phụ tá công việc và có thể thay thế cho lý trưởng khi lý trưởng bận. Ngoài ra còn có cai thôn

cai tuần cũng giúp việc cho lý trưởng. Phụ tá thường trực còn có ngũ

hương. Ngũ hương gồm: Hương bộ, Hương bản, Hương kiểm, Hương dịch,

Hương mục.

Hương bộ phụ trách về chi bộ, sổ bộ và ruộng đất. Hương bộ phụ trách về tài chính và kho lúa nghĩa thuỷ. Hương kiểm phụ trách về trị an, cầu cống,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đường xá. Hương dịch phụ trách về làng xã khi làng có hội hè. Hương mục

phụ trách về ăn uống (5, 255). Số lượng nhân sự ở làng xã không thống nhất. Cấu trúc làng xã hiện hữu trong đời sống nông thôn, từ việc do chính quyền cấp trên cắt cử, bổ nhiêm đã chuyển sang hình thức bầu cử do nhân dân quyết định người đứng đầu làng xã căn cứvào những yếu tố như đạo đức, trình độ, lối sống, hành vi... Ở làng Huế, thông thường chỉ có các chức sắc có phẩm thì mới được hưởng lương quan viên, còn lại hưởng lương điển thuộc quỹ ruộng đất của làng xã. Những công điển, công thổ là ruộng đất do xã quản lý. Hằng năm, nông dân phải nộp thuế khi trồng cấy trên những thửa ruộng đó.

Làng xã Huế vẫn giữ những danh xưng như ở các vùng nông thôn Bắc Bộ nhưng cơ bản chức năng đã thay đổi phù hợp với hoàn cảnh riêng ở Huế. Đình làng không uy nghi như đình làng Bắc Bộ khi là nơi để giải quyết các việc làng mà chủ yếu dùng trong sinh hoạt tâm linh. Lệ làng ở Huế chi phối bởi đời sống lễ nghi.

Những dòng họ từ Bắc vào, mang theo phương thức sản xuất mới và truyền thụ cho con cháu bao đời trở thành ông tổ nghề. Một số dòng họ bản địa cũng có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hoá của làng như: Làng đồ gốm Phước Tích tổ tiên từ nghệ An; Làng Kẻ Môn thợ vàng do ông tổ ở Thanh Hoá vào lập nghiệp từ năm 1783; Làng Vân Thê do người họ Chế sáng lập, gốc Chăm...Những dòng họ đó liên quan chặt chẽ đến tín ngưỡng thờ thành Hoàng làng - một đặc điểm văn hoá làng xã của Huế.

Như vậy, làng xã Huế phát triển gắn cơ cấu tổ chức bộ máy với những đặc điểm địa lý tự nhiên và văn hoá tín ngưỡng trong đời sống làng xã, là sự ứng xử kịp thời và phù hợp trước môi trường tự nhiên để dung hoà và phát triển.

2.2.3. Nhóm từ về triều đình phong kiến

Nhà Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu từ năm 1802 khi hoàng đế Gia Long lên ngôi, sau khi đánh bại nhà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tây Sơn và sụp đổ hoàn toàn khi hoàng đế Bảo Đại thoái vị vào năm 1945. Triều đình nhà Nguyễn tồn tại 143 năm với những biến cố lịch sử, có những đóng góp to lớn cho Huế và nước ta về nhiều mặt. Ở ngay cấu trúc triều đình với hệ thống chính trị, quân đội, kiến trúc với hàng loạt lăng tẩm, cung điện, chùa chiền ...là một kho di sản đáng quý của dân tộc. Bùi Minh Đức đã ghi lại vốn di sản đó trong Từ điển tiếng Huế.

Chúng tôi đã khảo sát và thống kê được 243 mục từ về triều đình nhà Nguyễn mà Bùi Minh Đức đưa vào từ điển, chiếm 1,7 % trong tổng số mục từ Về bộ máy vua quan:

Qua khảo sát, chúng tôi thống kê được trong cấu trúc triều đình Huế, bộ máy vua quan của triều đình rất phong phú. Dưới đây là sự thống kê cấu trúc đó: STT Các từ chỉ bộ máy triều đình

1 Đô Ngự Sử 2 Đô ngự sát 3 Đô Sát Viện 4 Đô Thống

5 Đông Các Viện Đại Học Sĩ 6 Đề đại 7 Đề Đốc 8 Đề Lĩnh 9 viện Cơ Mật 10 Viện Đô sát 11 Viện Hàm 12 Nhất Phẩm triều đình 13 Nhất Phẩm văn ban 14 Nhất Phẩm võ ban 15 Đô Ngự Sử 16 Đô ngự sát 17 Đề Đại 18 Đề Đốc 19 Đề Lĩnh 20 trưởng ấn 21 Phủ xứ ... ...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhận xét:

Hệ thống quan chế và cơ cấu chính quyền trung ương của nhà Nguyễn về cơ bản vẫn giống như các triều đại trước đó. Đứng đầu nhà nước là Vua, nắm mọi quyền hành trong tay. Giúp vua giải quyết giấy tờ, văn thư và ghi chép có Văn thư phòng (năm 1829 đổi là Nội các). Về việc quân quốc trọng sự thì có 4 vị Điện Đại học sĩ (5, 163) gọi là Tứ trụ Đại thần, đến năm 1834 trở thành viện Cơ. Ngoài ra còn có Tông nhân phủ phụ trách các công việc của đình.

Triều đình có 6 Bộ chuyên chỉ đạo các công việc chung của Nhà nước, đứng đầu mỗi bộ là quan Thượng Thư. Các bộ gồm: Bộ Lại, Bộ Hộ, Bộ Lễ, Bộ

Binh, Bộ Hình và Bộ Công. Không những thế, triều đình còn có Đô sát viện,

Hàn lâm viện, phủ Nội vụ , Quốc tử giám , Thái y viện [5]... cùng với một số

Ti và Cục khác.

Quan chức có văn banvõ ban . Kể từ thời vua Minh Mạng được xác định rõ rệt giai chế phẩm trật tự cửu phẩm tới nhất phẩm, mỗi phẩm chia ra chánh và tòng 2 bậc. Trừ khi chiến tranh loạn lạc còn bình thường quan võ phải dưới quan văn cùng phẩm với mình. Quan Tổng đốc (văn) vừa cai trị tỉnh vừa chỉ huy quân lính của tỉnh nhà.

Về hành chính: Chúng tôi thống kê được các từ ngữ chỉ hành chính của triều đình Huế. Hệ thống chính quyền được phân biệt rõ rệt giữa Trung ương và địa phương, nhà vua, người đứng đầu đất nước, nắm nhiều quyền lực hơn hẳn so với các thời kỳ trước. Cơ cấu hành chính của các tổng, xã được tổ chức khá chặt chẽ để triều đình dễ dàng quản lý và phản ứng mau lẹ khi có sự biến xảy ra. Tính đến cuối thế kỷ 19, Việt Nam có 98 phủ bao gồm 342 huyệnchâu.

Xây dựng đội ngũ quân đội mạnh cũng là mục tiêu của vua Gia Long. “Quân đội cuả Gia Long được trang bị và tổ chức kiểu phương Tây. Sau khi quản làm chủ toàn bộ quốc gia, nhà Nguyễn xây dựng quân đội hoàn thiện hơn, chính quy hơn.. quân đội được tổ chức chặt chẽ và chính quy” (dẫn theo tác giả Bùi Minh Đức [5, 79]) .Về cơ binh, 4 binh chủng trình độ chính quy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thống nhất cao, trang thiết bị được đầu tư hiện đại ngoài vũ khí cổ truyền, quân chính quy được trang bị hoả khí mua của phương Tây như đại bác, súng trường, thuyền máy, thuốc nổ..., sau đó còn có xưởng chế súng (5,78) với việc sản xuất ra súng thần công (5, 515) nổi tiếng một thời. Luật pháp nhà Nguyễn

Một phần của tài liệu MỘT SỐ NHÓM TỪ CHỈ VĂN HÓA TRONG TỪ ĐIỂN TIẾNG HUẾ CỦA BÙI MINH ĐỨC (Trang 33 -44 )

×