Thời gian và nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu môi trường đất, nước và đa dạng cá của các mô hình sản xuất tại U Minh Hạ tỉnh Cà Mau. (Trang 44 - 45)

3.1.1 Thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu được thực hiện từ tháng 10/2017 đến tháng 10/2020. Các đợt khảo sát cụ thể đợt 1 vào giữa mùa mưa (tháng 9/2018) và đợt 2 vào giữa mùa khô (tháng 2/2019).

3.1.2 Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1: Phân tích và đánh giá kỹ thuật lên liếp canh tác Tràm, Keo lai tại khu

vực nghiên cứu. Trong nội dung 1, các công việc sau đây được thực hiện:

- Đo độ sâu kênh, mương và độ cao bờ liếp trồng Keo lai, Tràm ở khu vực có độ sâu tầng phèn khác nhau;

- Đo độ sâu kênh, mương bao ở mơ hình trồng Lúa 2 vụ.

- Phân tích các ảnh hưởng của việc lên liếp trồng Keo lai, Tràm, và canh tác lúa đến môi trường đất, nước và đa dạng cá. Xác định mối liên quan giữa độ cao liếp, độ rộng và sâu của mương và độ sâu tầng phèn cũng như khả năng xáo trộn tầng phèn tiềm tàng, đưa tầng phèn tiềm tàng lên bề mặt dẫn đến ơxy hóa, kết hợp quá chảy tràn, gây nhiễm phèn nước và gây chết cá.

Nội dung 2: Đánh giá tính chất, sự biến động của môi trường đất và nước tại các

mơ hình khác nhau theo khơng gian (các mơ hình và tầng phèn) và thời gian (theo mùa và cấp tuổi)

Đối với nội dung 2, nghiên cứu đã tiến hành thu và phân tích mẫu đất và nước trong hai mùa và 2 tầng phèn khác nhau tại khu vực nghiên cứu. Có tổng cộng 6 thơng số đánh giá chất lượng môi trường đất đã được phân tích, bao gồm pH, tỷ trọng, ẩm độ, chất hữu cơ, tổng đạm (TN, %) và tổng lân (TP, %P2O5). Đối với mẫu nước, 9 thông số được sử dụng để đánh giá chất lượng môi trường nước tại khu vực nghiên cứu, bao gồm pH, EC, DO, BOD, COD, N-NH₄⁺, N-NO₃ˉ, Al³⁺ và Fe³⁺. Ngoài ra, mẫu cá cũng được thu và định danh đến cấp loài trong các mơ hình tại khu vực nghiên cứu.

Từ các số liệu phân tích, nghiên cứu tiến hành đánh giá sự biến động của chất lượng môi trường đất và nước theo không gian và theo mùa. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã ứng dụng các phương pháp phân tích thống kê đa biến để tìm thấy cơ sở khoa học trong việc ghi nhận sự khác biệt giữa mùa, tầng phèn và các mơ hình với nhau. Hơn nữa, nghiên cứu đã đánh giá đa dạng thành phần lồi cá và phân tích mối liên hệ với chất lượng mơi trường đất và nước tại các mơ hình canh tác. Cụ thể, nghiên cứu tiến hành đánh giá đa dạng thành phần lồi cá, phân tích mối tương quan giữa các yếu tố chất lượng môi trường đất và nước, đa dạng cá và yếu tố chất lượng môi trường nước

29

tại khu vực nghiên cứu. Ngoài ra, nội dung này còn kết hợp với kết quả phỏng vấn từ nội dung 1 để có thể đánh giá các yếu tố tác động đến đa dạng thành phần lồi cá có liên quan. Từ đó, xác định những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng môi trường đất, nước cũng như mơi trường sống của các lồi. Bên cạnh đó, nội dung này cũng phục vụ cho công tác quản lý chất lượng môi trường đất, nước và đa dạng cá được tốt hơn.

Nội dung 3: Đề xuất giải pháp quản lý chất lượng môi trường đất, nước và đa

dạng cá tại VQG U Minh Hạ.

Trên cơ sở phân tích tác động của các mơ hình canh tác đến tính chất mơi trường đất, nước và đa dạng cá. Xác định kỹ thuật và cấu trúc liếp trồng Keo lai, Tràm và lúa 2 vụ theo độ sâu tầng phèn, kết hợp kiểm chứng lại thông qua kết quả các chỉ tiêu chất lượng đất, nước và đa dạng cá. Từ đó, nghiên cứu sẽ đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường và đa dạng cá phù hợp tại khu vực nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu môi trường đất, nước và đa dạng cá của các mô hình sản xuất tại U Minh Hạ tỉnh Cà Mau. (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)