Mức độ OC (%) OM (%) Rất giàu > 3,50 > 6,0 Giàu 2,51 - 3,50 4,3 - 6,0 Trung bình 1,26 - 2,51 2,2 - 4,3 Nghèo 0,60 - 1,26 1,0 - 2,2 Rất nghèo < 0,60 < 1,0
(Nguồn: Ngô Ngọc Hưng, 2004)
2.5.1.3 Tỷ trọng của đất
Tỷ trọng của đất (D, g/cm3) là tỷ số khối lượng của một đơn vị thể tích đất ở trạng thái rắn, khô kiệt với các hạt đất xếp sít vào nhau so với khối lượng nước cùng thể tích ở điều kiện nhiệt độ 4°C. Tỷ trọng đất được ứng dụng nhiều trong tính tốn độ xốp, tính độ chìm lắng của các cấp hạt trong phân tích thành phần cơ giới. Thơng qua tỷ trọng đất có thể nhận xét sơ bộ về hàm lượng chất hữu cơ, tỷ lệ sét của một loại đất nào đó (Chi, 2001; Tấu, 2005).
Tỷ trọng của đất được tính theo cơng thức sau: D=𝑃
𝑃1
Trong đó, D là tỷ trọng thể rắn của đất (g/cm3); P là trọng lượng thể rắn của đất trong thể tích cố định khơng có khoảng hổng khơng khí; P1 là trọng lượng nước cùng thể tích ở 4°C.
Tỷ trọng của đất chủ yếu phụ thuộc vào thành phần khống vật và thành phần hóa học của đất. Hàm lượng chất hữu cơ thường có ảnh hưởng khơng đáng kể. Tỷ trọng thể rắn của những đất nghèo mùn trên các tầng mặt thay đổi từ 2,5 - 2,74. Ở những tầng tích tụ sâu hơn, tỷ trọng thường tăng, có trường hợp đạt đến 2,75 - 2,80. Ngược lại ở những
22
đất giàu mùn tỉ trọng của chúng giảm đến 2,40 - 2,30. Đất càng nhỏ mịn thì tỷ trọng của chúng càng lớn và nếu trong đất có nhiều chất hữu cơ và mùn thì tỷ trọng càng nhỏ (Tấu, 2005).
2.5.1.4 Tổng Nitơ
Nitơ là nguyên tố cần tương đối nhiều cho các loại cây nhưng trong đất thường chứa ít nitơ. Nitơ trong đất phụ thuộc vào thực bì, khí hậu, thành phần cơ giới, địa hình, chế độ canh tác. Nitơ trong đất tồn tại ở hai dạng chính bao gồm vơ cơ và hữu cơ Mức độ đánh giá hàm lượng nitơ tổng số trong đất được trình bày trong Bảng 2.7.