3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.2 Phương pháp khảo sát
3.3.2.1 Bố trí thu mẫu ngồi thực địa
Hình 3.1 và Hình 3.2 trình bày chi tiết phân bố mẫu và vị trí thu mẫu tại các mơ hình trong khu vực nghiên cứu. Các vị trí thu mẫu đất và nước được thu tại cùng vị trí trong đất phèn nơng, phèn sâu ở các mơ hình canh tác. Đối với mơ hình trồng Keo lai mẫu được thu vào hai mùa (mùa mưa và mùa khô) ở hai tầng phèn (phèn nông từ 25 – 45 cm và phèn sâu từ 60 – 65 cm) và hai cấp độ tuổi, khoảng giữa chu kỳ trồng phổ biến (có thời gian bắt đầu trồng < 3 và > 3 năm). Đối với mơ hình Tràm trồng, cách bố trí theo mùa và theo độ sâu tầng phèn cũng giống như mơ hình trồng Keo lai, tuy nhiên cấp độ tuổi của Tràm khác nhau (khoảng giữa chu kỳ trồng phổ biến) đó là có thời gian bắt đầu trồng < 5 và > 5 năm. Đối với mơ hình Tràm tự nhiên, mẫu cũng được thu ở mùa mưa và mùa khô, phèn nông và phèn sâu, tuy nhiên cấp độ tuổi của Tràm > 10 năm. Đối với mỗi cấp tuổi nghiên cứu đã tiến hành thu 3 lần lặp lại để đảm bảo tính đại diện cho khu vực nghiên cứu. Riêng đối với mơ hình trồng lúa (2 vụ) thì mẫu chỉ được thu ở hai mùa nhưng chỉ ở một tầng phèn sâu.
31
Hình 3.1 Cơ cấu phân bố mẫu đất, nước tại các mơ hình trong nghiên cứu
Từ sơ đồ Hình 3.1 có thể thấy số lượng mẫu nước được thu tại khu vực nghiên cứu như sau:
+ 2 đợt * 3 mẫu ở vùng trồng keo lai < 3 năm, 3 mẫu > 3 năm ở tầng PN + 2 đợt * 3 mẫu ở vùng trồng keo lai < 3 năm, 3 mẫu > 3 năm ở tầng PS + 2 đợt * 3 mẫu ở vùng tràm trồng < 5 năm, 3 mẫu > 5 năm ở tầng PN + 2 đợt * 3 mẫu ở vùng tràm trồng < 5 năm, 3 mẫu > 5 năm ở tầng PS + 2 đợt * 3 mẫu ở vùng tràm tự nhiên > 10 năm ở tầng PN
+ 2 đợt * 3 mẫu ở vùng tràm tự nhiên > 10 năm ở tầng PS + 2 đợt * 3 mẫu ở vùng lúa 2 vụ ở tầng PS
Số lượng mẫu đất, mẫu nước được thu ở các kiểu sử dụng đất như tràm trồng, tràm tự nhiên, keo lai, lúa hai vụ được lặp lại theo mùa, theo từng kiểu sử dụng đất và theo độ sâu, cấp tuổi nên đảm bảo tính đại diện. Do lúa khơng trồng được ở tầng phèn nông, nên mẫu chỉ được thu ở tầng phèn sâu và là khu vực phân bố trồng lúa 2 vụ ở vùng nghiên cứu. Thời điểm khảo sát giữa mùa khô và mùa mưa nên các yếu tố môi trường đất, nước và sinh học đã dần ổn định và biểu hiện tính chất đặc trưng của khu vực nghiên cứu so với thời điểm giao mùa. Mẫu cá được thu tại các vị trí thu mẫu đất, mẫu nước nên có thể sử dụng để đánh giá mối liên hệ giữa kiểu sử dụng đất, môi trường đất và nước và đa dạng cá.
32
Hình 3.2 Sơ đồ bố trí khơng gian vị trí thu mẫu
3.3.2.2 Phương pháp thu và phân tích mẫu nước
Mẫu nước mặt được thu theo hướng dẫn của TCVN 6663-6:2018 chất lượng nước – lấy mẫu. Các mẫu nước được thu theo hướng dẫn của TCVN 6663-6:2018 (ISO 5667- 6:2014) - hướng dẫn thu mẫu đối với nước mặt. Tại mỗi vị trí, ba mẫu đơn được trộn đều và tiến hành thu mẫu gộp. Dụng cụ thu mẫu bao gồm chai nhựa 2 lít có nút vặn và tráng ít nhất 3 lần bằng nguồn nước tại vị trí thu mẫu trước khi tiến hành thu mẫu. Sau khi thu được gắn nhãn ghi các thông tin như: địa điểm thu mẫu, thời gian, hiện trạng khu vực thu mẫu. Mẫu sau khi thu sẽ được trữ lạnh và vận chuyển về phịng thí nghiệm Chất lượng môi trường, Đại học Cần Thơ trong thời gian sớm nhất. Cụ thể, mẫu được bao quản ở nhiệt độ 40C tối đa là 24h đối với các chỉ tiêu như BOD, N-NH4+, N-NO3— N và 5 ngày đối với COD, riêng đối với chai nhựa 1 lít được cố định mẫu bằng HNO3 1M và bảo quản tối đa 1 tháng. Các thông số chất lượng nước bao gồm pH, oxy hòa tan (DO), độ dẫn điện (EC), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5), nhu cầu oxy hoá học (COD), đạm amoni (N-NH4+), nitrate (N-NO3-), Al3+ và Fe3+ hòa tan được sử dụng để đánh giá đặc tính chất lượng mơi trường nước tại khu vực nghiên cứu. Đối với chỉ tiêu pH, độ dẫn điện và oxy hòa tan sẽ được đo trực tiếp tại hiện trường, khi tiến hành đo cần ghi rõ các điều kiện như thời tiết, nhiệt độ và các điều khác. Trong khi các chỉ tiêu còn lại BOD5, COD, N-NH4+, N-NO3-, Al3+và Fe3+ được đo bằng các phương pháp chuẩn
(APHA, 1998). Chi tiết các phương pháp phân tích mẫu nước tại khu vực nghiên cứu
được trình bày trong Bảng 3.1. Điểm thu mẫu
Đất than bùn Đất mặn Đất phèn hoạt động tầng nông Đất phèn hoạt động tầng sâu Đất phèn tiềm tàng tầng nông Đất phèn tiềm tàng tầng sâu Ghi chú
33
Bảng 3.1 Phương pháp phân tích các thơng số chất lượng nước
STT Thông số Phương pháp xác định Số hiệu tiêu chuẩn, phương pháp
1 pH pH HM - 3IP - DKK TOA (Nhật) Đo tại hiện trường
2 EC Máy EC Hi309 Đo tại hiện trường
3 N-NH4+ Phương pháp Salicylate APHA-4500-NH3.F
4 Al3+ Phương pháp Eriochromcianin APHA 3500.Al
5 Fe3+ Phương pháp trắc phổ dùng 1.10-
Phenantrolin
Xác định trên máy quang phổ hấp thu nguyên tử và quang kế ngọn lửa
TCVN 6177:1996 (ISO 6332:1988); APHA 3500-Fe.B
6 COD Phương pháp Closed Reflux
Method (K2Cr2O7) TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989); APHA-5220C/D 7 BOD5 Sử dụng tủ úm, đầu oxiTop TCVN 6001-1:2008 (ISO 5815-1:2003); TCVN 6001-2:2008 (ISO 5815-2:2003); APHA-5210.B
8 DO Đo trực tiếp tại các điểm lấy mẫu
bằng máy WQC- 22A
9 N-NO3- Khử Cd và Diazonium APHA-4500 NO3-.E ; EPA 352.1
3.3.2.3 Phương pháp thu và phân tích mẫu đất
Mẫu đất sẽ được thu tại các vị trí đại diện và được thu theo TCVN 7538-2:2005 (ISO 10381-2:2002). Mẫu đất phân tích được lấy ở tầng thứ nhất và tầng thứ hai. Sử dụng khoan lấy mẫu đất, ấn khoan xuống đất với độ sâu khoảng 80 cm theo hướng thẳng đứng. Lấy khoan ra khỏi mặt đất sẽ thu được một lõi đất, cắt bỏ phần đất thừa trên bề mặt khoan đất, sao cho chiều cao của lớp đất trong lõi ngang bằng với mép khoan đất. Tại vị trí chính giữa tầng đất thứ nhất và thứ hai, cắt lấy 5 cm đất (tổng khối lượng 1 kg đất cho mỗi mẫu) cho vào túi đựng mẫu, dán nhãn và vận chuyển về phịng thí nghiệm. Mẫu sau đó được vận chuyển về phịng thí nghiệm và chuyển tồn bộ mẫu đất vào các khay nhựa để khơ ở nhiệt độ phịng, không phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Mẫu trước khi phân tích cần loại bỏ sỏi đá, xác bã hữu cơ (rễ cây, lá,…), sau đó được nghiền nhỏ, đồng nhất, và sàng qua rây có kích thước lỗ 0,5 mm đối với những mấu đất phân tích đặc tính lý hóa. Đất sau khi nghiền trộn đều và đựng trong các túi nhựa có dán nhãn và ghi rõ các kí hiệu. Mẫu sau khi tiền xử lý được sử dụng để phân tích pH, tỷ trọng (cơng thức tính tỷ trọng được trình bày ở phần tài liệu tham khảo), ẩm độ, chất hữu cơ (CHC), tổng đạm (TN) và tổng (TP). Chất hữu cơ được phân tích theo phương pháp Walkley-Black dichromate (Walkley-Black dichromate wet oxidation method), tổng đạm (TN) được phân tích bằng phương pháp Kjeldahl, và tổng lân (TP) được phân tích bằng phương pháp so màu sau khi đã vơ cơ hóa mẫu bằng hỗn hợp H2SO4 và HClO4. Chi tiết các phương pháp phân tích các chỉ tiêu được trình bày trong Bảng 3.2.
34
Bảng 3.2 Phương pháp phân tích các thơng số chất lượng đất
STT Thông số Đơn vị Phương pháp xác định Số hiệu tiêu chuẩn, phương pháp
1 Tỉ trọng g/cm3
Sấy ở 105oC cho đến khi mẫu đất
khơng cịn thay đổi trọng lượng, cân khối lượng khô
2 Ẩm độ %
Sấy ở 105oC cho đến khi mẫu đất
khơng cịn thay đổi trọng lượng, cân khối lượng khơ
3 pH
Trích bằng nước cất theo tỷ lệ 1:2.5 (đất: nước). sử dụng máy đo pH WalkLAB TI9000
TCVN 5979:2007 (ISO 10390:2005); TCVN
4402:1987; TCVN 4401:1987
4 CHC % Phương pháp Walkley Black TCVN 6642:2000;
TCVN 6644:2000
5 TN mg/L Phương pháp Kjeldahl TCVN 6645:2000 (ISO
13878:1998)
6 TP mg/L Phương pháp so màu TCVN 8940:2011
3.3.2.4 Phương pháp thu mẫu và phân tích các chỉ tiêu về cá a. Phương pháp thu mẫu cá
Việc lựa chọn phương pháp khảo sát, thu mẫu cũng như xử lý mẫu được thực hiện theo “Hướng dẫn điều tra đa dạng sinh học cá” được ban hành kèm theo Công văn 2149/TCMTBTĐDSH ngày 14 tháng 9 năm 2016 của Tổng cục Môi trường.
Tuyến/điểm thu mẫu: Đặt ngư cụ, tổ chức đánh bắt cá theo cấp kênh đối với vùng
trồng Tràm, Keo lai và thu cá trên các kênh bao, gần vị trí các cống tiêu thoát nước ở vùng đệm cũng như vùng lõi.
- Dùng ngư cụ đánh bắt chủ động: Dùng lưới cước chặn hay khoanh vùng đoạn kênh 30 – 50 m sau đó dùng lưới kéo (lưới cước và lưới chày) để kéo cá trên toàn bộ diện tích kênh được khoanh vùng với sự hỗ trợ của ngư dân, ngư cụ này bắt được cá mồi, cá thương phẩm ở cả phân bố ở 3 tầng nước.
- Dùng ngư cụ đánh bắt thụ động: Dùng lưới quế (cở mắc 3 cm), lưới 3 màng và lưới 1 màng (4,5 cm) bắt được cá thương phẩm với nhiều loại kích cở khác nhau ở cả 3 tầng nước; ma trận (lú) được đặt cắt ngang toàn bộ bề mặt đáy kênh và chạy dọc đáy kênh, chủ yếu bắt cả tầng đáy với độ cao lưới khoảng 28 – 30 cm tính từ đáy kênh.
b. Phương pháp xử lý mẫu cá
- Đối với mẫu cá có kích thước lớn có thể định danh và xác định khối lượng được tại hiện trường sau đó thả cá về tự nhiên.
- Đối với mẫu cần phân tích lại: mẫu sau khi thu được rửa sạch bằng nước ngọt để mẫu được sạch, đồng thời loại bỏ các vi sinh vật bám vào mẫu. Sau đó mẫu được phân biệt theo từng loài khác nhau và mẫu thu được ghi nhãn để đánh dấu.
35
- Mẫu thu được giữ trong nước sạch có sục khí để giữ sống và giữ lạnh đối với cá thể chết để đưa về phân tích.
- Mẫu sau khi thu được phân loại sơ bộ và chụp ảnh tại thủy vực thu mẫu. Sau đó, cố định mẫu trong dung dịch formol 5 - 10% và đưa về phân tích tại phịng thí nghiệm đa dạng sinh học, Khoa Môi trường & TNTN, Trường Đại học Cần Thơ.
Sau khi phân tích, mẫu được bảo quản trong cồn 70% để lưu trữ tại phịng thí nghiệm (Đa dạng sinh học) của Bộ môn Quản lý môi trường & TNTN, khoa Môi Trường & TNTN, trường Đại học Cần Thơ như là mẫu để đối chiếu.
c. Phương pháp định danh
Tất cả những mẫu vật thu thực tế được xử lý, định danh tên và sắp xếp hệ thống phân loại theo Fishbase (Froese & Pauly, 2019). Bên cạnh đó, việc định danh lồi cịn được dựa trên các tài liệu ở các nghiên cứu trước về thành phần lồi cá ở lưu vực sơng Mekong hay ở Đồng bằng sông Cửu Long như Khoa & Hương. (1993), Định và ctv. (2013) và Yên và ctv. (1992).
3.3.2.5 Phương pháp phỏng vấn nông hộ
Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên 90 hộ dân đại diện cho các mơ hình canh tác (Keo lai, Tràm và Lúa 2 vụ) để thu thập các thông tin cần thiết liên quan. Cụ thể, có 30 hộ dân trên một mơ hình canh tác và được lặp lại trên 03 mơ hình. Biểu mẫu phiếu phỏng vấn với các nội dung chính như thơng tin chung nơng hộ, hiện trạng canh tác, kĩ thuật canh tác, đa dạng cá và nguyên nhân biến động nguồn lợi cá.