Ghi chú: kí tự a, b, c và A, B, C trong cùng tầng phèn cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%.
Đối với N-NH4+, hàm lượng N-NH₄⁺ được ghi nhận vượt giới hạn quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015) khoảng 9 – 18 lần đối với thuỷ vực trên đất phèn nông và 4 – 8 lần đối với thuỷ vực thuộc đất phèn sâu. Xét về sự biến động theo tầng phèn của các mơ hình, hàm lượng tại khu vực Tràm tự nhiên và Tràm trồng ở tầng phèn nông và phèn sâu khơng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Trong đó, hàm lượng N- NH₄⁺ trong các thủy vực phèn nơng và phèn sâu ở mơ hình Tràm tự nhiên và Tràm trồng dao động lần lượt là 2,25±0,61 mg/L và 2,43±0,63 mg/L, 5,43±7,28 mg/L và 1,34±1,13 mg/L. Hàm lượng N-NH4+ trong nước tại khu vực Tràm trồng biến động rất lớn có thể là do tác động của con người như bón phân, bón vơi cho khu vực canh tác. Thêm vào đó, mơ hình Keo lai đã được tìm thấy hàm lượng N-NH4+ tại khu vực phèn nông (2,69±0,47 mg/L) cao hơn đáng kể (p < 0,05) so với khu vực phèn sâu (1,27±1,08 mg/L). Điều này tương tự như báo cáo trong nghiên cứu trước đây của Bé và ctv. (2017), khu vực phèn sâu có nồng độ N-NH4+ thấp hơn so với phèn nông. Tuy nhiên, hàm lượng này được đánh giá có xu hướng tăng hơn so với giai đoạn trước. Hơn nữa, phân tích One- way Anova đã ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kế giữa mơ hình Tràm tự nhiên so với mơ hình Tràm trồng và Keo lai (p < 0,05). Có thể nhận thấy, hàm lượng N -NH4+ ở khu vực canh tác biến động nhiều hơn so với khu vực tự nhiên nơi ít có sự tác động
66
của con người. Ở tất cả các kiểu sử dụng đất, hàm lượng N-NH4+ đều đã vượt ngưỡng chịu đựng của các loài thủy sinh vật.
Hàm lượng N-NO₃ˉ trong nước tại khu vực Tràm tự nhiên ở tầng phèn nông (15,31±19,8 mg/L) cao hơn so với tầng phèn sâu (9,17±12,16 mg/L) (Hình 4.16); trong khi đó, hàm lượng N-NO₃ˉ trong nước tại khu vực Tràm trồng giữa hai tầng phèn khơng chênh lệch nhiều, với giá trị trung bình khoảng 12,2±14,12 mg/L đối với đất phèn nông và 9,98±12,96 mg/L đối với đất phèn sâu. Tuy nhiên, N-NO₃ˉ trong nước tại khu vực trồng Keo lai biến động rất lớn (phèn nông: 11,47±13,41 mg/L và phèn sâu: 15,43±19,24 mg/L). So với các kênh rạch tự nhiên, hàm lượng N-NO₃ˉ trong nước tại khu vực nghiên cứu rất cao, có thể là do q trình khống hóa các hợp chất hữu cơ có chưa nitơ, hoặc do hoạt động canh tác của con người có sự dụng phân đạm. N-NO₃ˉ không gây hại cho thủy sinh vật, tuy nhiên, N-NO₃ˉ cùng với sự hiện diện của lân hịa tan có thể dẫn đến tình trạng tảo nở hoa, gây ơ nhiễm môi trường nước, dẫn đến suy giảm đa dạng hệ sinh thái thủy vực.