Biến động chất lượng đất theo cấp tuổi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu môi trường đất, nước và đa dạng cá của các mô hình sản xuất tại U Minh Hạ tỉnh Cà Mau. (Trang 60 - 62)

4.2 Đánh giá chất lượng môi trường đất

4.2.1Biến động chất lượng đất theo cấp tuổi

Kết quả nghiên cứu (Bảng 4.6) cho thấy pH ở mơ hình trồng Keo lai có cấp độ tuổi > 3 (5,88±1,21) lớn hơn so với mơ hình Keo lai có cấp tuổi < 3 (4,51±1,05); nhận định này cũng đã được báo cáo trong nghiên cứu trước đây của Trung (2015) rằng cấp tuổi của Keo lai càng lớn giá trị pH có xu hướng càng tăng. Tương tư như vậy, pH ở mơ hình Tràm trồng ở cấp tuổi > 5 (4,58±1,03) lớn hơn so với ở cấp tuổi < 5 (4,39±1,07). Tuy nhiên, pH ở mơ hình Tràm tự nhiên có cấp tuổi > 10 nhỏ hơn đáng kể so với mơ hình Keo lai và Tràm trồng ở các cấp tuổi (Bảng 4.6); pH ở mơ hình Tràm trồng cũng được xác định thấp hơn so với mơ hình Keo lai. Xu hướng biến động pH của các mơ hình phù hợp với nghiên cứu trước đây (Trung, 2015). Nhìn chung, pH ở mơ hình keo lai và tràm trồng ở mức chua mạnh đến rất chua, và ở mức cực kỳ chua ở mơ hình tràm tự nhiên (Agricultural Compendium, 1989). Điều này cho thấy ở những khu vực đất bị xáo trộn, pH đất có giá trị cao hơn do nồng độ ion H+ bị rửa trơi do q trình cải tạo đất cho các hoạt động canh tác, trong khi đó pH thấp ở mơ hình tràm tự nhiên là do thủy vực kín, rất ít sự trao đổi nước với mơi trường bên ngồi do cần trữ nước để phòng chống cháy rừng. Thêm vào đó, phân tích sự khác biệt cũng cho thấy giá trị pH khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai cấp tuổi trong mơ hình Keo lai (p < 0,05). Trong khi, tỷ trọng và ẩm độ đã khơng ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở cả hai mơ hình (p > 0,05). Tỷ trọng đất ở mơ hình Tràm trồng có cấp tuổi < 5 lớn hơn so với ở cấp tuổi > 5. Trong khi đó, tỷ trọng ở mơ hình Tràm tự nhiên với cấp tuổi > 10 thấp hơn đáng kể so với tỷ trọng ở mơ hình trồng Keo lai và Tràm trồng. Nguyên nhân có thể là do ẩm độ của đất tại rừng Tràm tự nhiên cao do chứa nhiều nước và đất có chứa nhiều chất hữu cơ làm cho tỷ trọng thấp (Bảng 4.6).

Ẩm độ trong đất ở mơ hình trồng Keo lai với cấp tuổi < 3 cao hơn so với cấp tuổi > 3. Ẩm độ ở mơ hình Tràm trồng ở các cấp tuổi khơng khác biệt có ý nghĩa, và ẩm độ đất ở mơ hình Tràm trồng hơn hơn đáng kể so với ẩm độ đất tại mơ hình trồng Keo lai. Trong khi đó, ẩm độ ở mơ hình Tràm tự nhiên có cấp tuổi > 10 cao hơn đáng kể so với các mơ hình Tràm trồng, và Keo lai. Ngun nhân ẩm độ tại khu vực Tràm tự nhiên cao có thể là do đất có khả năng giữ nước, tán rộng của cây Tràm có thể làm giảm quá trình bốc thốt hơi nước, duy trì ẩm độ. Ngược lại, ở mơ hình trồng Keo lai và trồng Tràm do quá trình lên liếp làm cho khả năng giữ nước giảm, ánh sáng mặt trời chiếu đến nhiều hơn so với khu vực Tràm tự nhiên nên ẩm độ có khuynh hướng cao hơn.

45

Bảng 4.6 Biến động chất lượng đất dựa trên cấp tuổi tại các mơ hình (Đơn vị: năm tuổi)

Chỉ tiêu Keo lai Tràm trồng Tràm tự nhiên

< 3 > 3 < 5 > 5 > 10 pH 4,51±1,05 5,88±1,21 4,39±1,07 4,58±1,03 2,98±0,18 Tỉ trọng 1,73±0,76 1,73±0,77 1,73±0,77 1,64±0,67 1,25±0,32 Ẩm độ đất 25,88±4,16 23,85±3,37 35,49±4,33 35,94±3,81 50,13±4,15 TN 0,16±0,18 0,15±0,05 0,16±0,04 0,12±0,04 0,22±0,03 TP 0,07±0,01 0,09±0,01 0,07±0,02 0,06±0,02 0,05±0,01 CHC 5,62±0,86 5,79±1,26 6,83±1,64 6,75±0,92 13,66±2,81 p-value pH = 0,007; TP = 0,00; TN = 0,03

Hàm lượng chất hữu cơ trong đất tại mơ hình trồng Keo lai ở cấp tuổi < 3 và > 3 có rất ít sự khác biệt (Bảng 4.6). Tương tự như vậy, hàm lượng chất hữu cơ trong đất tại mơ hình trồng Tràm ở hai cấp tuổi khác biệt không đáng kể, tuy nhiên hàm lượng chất hữu cơ trong đất ở mơ hình Tràm trồng cao hơn hàm lượng chất hữu cơ trong đất ở mơ hình trồng Keo lai (Bảng 4.6). Tại mơ hình Tràm tự nhiên với cấp tuổi > 10, hàm lượng chất hữu cơ lên đến 13,66±2,81 %, cao hơn đáng kể so với hàm lượng chất hữu cơ trong đất tại mơ hình Keo lai và Tràm trồng. Nguyên nhân có thể là do xác bả thực vật và vật rụng từ cây Tràm đã bổ sung chất hữu cơ cho đất. Hàm lượng chất hữu cơ cao, độ ẩm cao có thể dẫn đến sự phân hủy yếm khí tạo ra các khí như CH4, H2S, N2O gây ô nhiễm môi trường nước làm ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh vật.

Hàm lượng TN trong đất ở mơ hình trồng Keo lai ở các cấp tuổi khơng có sự khác biệt lớn như hàm lượng TN ở khu vực Tràm trồng. Tại khu vực Tràm trồng, hàm lượng đạm ở mơ hình có cấp tuổi cây < 5 có khuynh hướng lớn hơn hàm lượng đạm ở mơ hình có cấp tuổi cây > 5, khác biệt có ý nghĩa trong thống kê (p < 0,05). Ở cả hai mơ hình Keo lai và Tràm trồng, hàm lượng đạm trong đất ở cấp tuổi lớn hơn có khuynh hướng thấp hơn hàm lượng đạm có trong đất ở cấp tuổi thấp hơn (Bảng 4.6). Nguyên nhân có thể là do sự hấp thu của Keo lai và Tràm ở cấp tuổi lớn hơn diễn ra nhiều hơn. Hàm lượng đạm trong mơ hình Tràm tự nhiên cao, ít biến động và cao hơn đáng kể so với hàm lượng đạm có trong đất ở mơ hình trồng Keo lai và Tràm trồng. Ngun nhân có thể là do nhiều vật chất hữu cơ hiện diện tại khu vực Tràm tự nhiên do xác bả thực vật từ cây Tràm hoàn trả lại cho đất. Có thể thấy, mức độ tác động của con người vào khu vực tự nhiên có thể dẫn đến sự thay đổi nồng độ đạm trong đất rất lớn.

Hàm lượng lân trong đất ở mơ hình trồng Keo lai có cấp tuổi > 3 lớn hơn so với hàm lượng lân có trong đất ở cấp tuổi < 3 (p < 0,05) (Bảng 4.6). Hàm lượng lân trong đất ở mơ hình Tràm trồng cũng có khuynh hướng tương tự như ở mơ hình trồng Keo lai. Tuy nhiên, hàm lượng lân trong đất ở khu vực trồng Tràm tự nhiên thấp hơn so với mơ hình Tràm trồng và Keo lai. Lân là yếu tố hạn chế trong mơi trường, nên thường có nồng độ rất thấp và năng suất của cây trồng chịu sự giới hạn của hàm lượng lân trong đất.

46

Một phần của tài liệu Nghiên cứu môi trường đất, nước và đa dạng cá của các mô hình sản xuất tại U Minh Hạ tỉnh Cà Mau. (Trang 60 - 62)