- Thẩm quyền áp dụng các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên:
Thứ nhất, hiện nay việc thực hiện quy định của Luật XLVPHC về biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt
biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc do nhiều cơ quan khác nhau thực hiện vào các giai đoạn khác nhau từ khi lập hồ sơ đề nghị áp dụng đến thi hành các biện pháp này và địi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, tổ chức xã hội và các cơ quan này. Tuy nhiên, Luật XLVPHC chưa có quy định cụ thể nên việc phối hợp gặp nhiều khó khăn như: cơng tác phối hợp trong việc kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ, việc chuyển hồ sơ xem xét, quyết định.
Thứ hai, một số quy định giữa Luật XLVPHC với các văn bản quy định chi tiết chưa thống nhất dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, như quy định về số lần vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 06 tháng là điều kiện áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc. Ví dụ, tại Khoản 3, khoản 5 Điều 90 Luật XLVPHC quy định: “là 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi vi phạm và bị xử phạt vi phạm hành chính”. Trong khi đó, Khoản 1, Khoản 2, Điều 16 Nghị định số 97/2017/NĐ -CP của Chính phủ ngày 18/8/2017 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật XLVPHC quy định: “ít nhất 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm đó trong 06 tháng” và Điểm c, đ, Khoản 2, Điều 4 Nghị định số 56/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn lại quy định: “trong 06 tháng đã ít nhất 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi…”
Thứ ba, Khoản 2 Điều 99 Luật XLVPHC qui định: Trong trường hợp người chưa thành niên vi phạm do cơ quan công an cấp huyện hoặc công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng thì cơ quan cơng an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người đó. Các đối tượng vi phạm thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định tại Điều 94 Luật XLVPHC cũng được quy định tương tự như vậy.
Tuy nhiên Nghị định số 02/2014/NĐ-CP, Thông tư số 43/2014/TT-BCA lại không quy định cụ thể việc giao đối tượng bị lập hồ sơ cho gia đình, tổ chức quản lý trong quá trình lập hồ sơ sau khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam (nếu có) thuộc về đơn vị và cấp nào. Chính vì vậy trong q trình triển khai, các cơ quan cũng lúng túng trong việc hiểu và áp dụng luật.
Ngoài ra, luật quy định về việc giao cho gia đình hoặc tổ chức xã hội quản lý người chưa thành niên bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc trong thời gian làm thủ tục tại Điều 131 Luật XLVPHC. Thực tế những đối tượng người chưa thành niên vi phạm và bị đề nghị áp dụng biện pháp này thường có hồn cảnh đặc thù, gia đình hoặc tổ chức xã hội thường rất khó quản lý.