Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình chấm điểm tín dụng cá nhân tại Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC (FE Credit) trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện nay (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1. Tổng quan về tín dụng

2.1.5.1. Các yếu tố khách quan

- Môi trường kinh tế:

+ Chu kỳ kinh tế: Sự biến động của nền kinh tế mang tính chu kỳ vì vậy nó sẽ tác động tỷ lệ thuận tới hoạt động tín dụng tiêu dùng của xã hội. Khi nền kinh tế phát triển, có sự tăng trưởng thì mức sống, thu nhập của người dân cao hơn và có tính ổn định hơn do đó nhu cầu về tiêu dùng cũng tăng lên vì vậy hoạt động cho tiêu dụng của ngân hàng hay các tổ chức tín dụng sẽ có nhiều cơ hội để phát triển. Ngược lại, khi nền kinh tế tăng trưởng kém hoặc suy giảm thì người dân có xu

hướng giảm chi tiêu cho các nhu cầu tiêu dùng vì vậy sẽ kéo theo những khó khăn cho hoạt động cho vay tiêu dùng.

+ Chính sách kinh tế: Chính sách kinh tế của các nước sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động tín dụng của nước đó. Các chính sách kinh tế này sẽ được đưa ra theo diễn biến thực tế của nền kinh tế nhằm đảm bảo nền kinh tế được ổn định. Trong một giai đoạn nào đó để đối phó với nền kinh tế suy thối thì các nước thường đưa ra chính sách tiền tệ nới lỏng, lãi suất được cắt giảm từ đó kịch thích hoạt động tiêu dùng của người dân từ đó tạo điệu kiện cho tín dụng tiêu dùng phát triển.

+ Lạm phát: Khi nền kinh tế làm phát cao, đồng tiền mất giá, mức thu nhập thực tế của người dân giảm xuống thì hoạt động huy động vốn của các tổ chức tín dụng hay ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn do khi này người dân sẽ hạn chế gửi tiền vào ngân hàng.

- Môi trường pháp luật: Yếu tố pháp luật ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng đó chúng là các quy định pháp luật liên đến hoạt động nay như Luật các Tổ chức tín dụng, luật dân sự, luật doanh nghiệp.Yếu tố này sẽ thay đổi theo từng thời kỳ, giai đoạn mà các cơ quan có thẩm quyền sẽ có những quy định để đảm bảo ổn định nền kinh tế trong nước. Nếu các văn bản quy định theo hướng thắt chặt hoạt động tín dụng thì hoạt động tín dụng tiêu dùng sẽ gặp khó khăn hay việc các quy định pháp luật khơng đồng bộ, chặt chẽ làm cho việc phát triển kinh tế gặp nhiều khó khăn, thu nhập giảm thì hoạt động cho vay tiêu dùng cũng sẽ gặp khó khăn. Ngược lại, nếu môi trường pháp luật ổn định, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển thì sẽ giúp đời sống xã hội được tăng cao, nhu cầu về nguồn vốn tăng qua đó tạo điều kiện cho tín dụng nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng để phát triển.

- Mơi trường văn hóa, xã hội: Mỡi một quốc gia sẽ có những mơi trường văn hóa, xã hội khác nhau vì vậy ở mỡi quốc gia hay vùng miền trong một đất nước cũng sẽ có những ảnh hướng đến hoạt động tín dụng tiêu dùng. Các yếu tố này có thể là niềm tin, ý thức, thói quen tiêu dùng, tâm lý, trình độ dân trí.

Yếu tố thói quen tiêu dùng sẽ là cơ sở để các tổ chức tín dụng nghiên cứu để đưa ra các sản phẩm phù hợp với thói quen tiêu dùng tại mỡi thị trường đó nhằm thu

hút được khách hàng ở mức tối đa. Bên cạnh đó, trong tín dụng tiêu dùng thì niềm tin, ý thức hay trình độ dân trí của khách hàng cũng sẽ có ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng của khách hàng. Nếu khách hàng có trình độ dân trí cao thì sẽ có khả năng có sự hiểu biết về hoạt động tiêu dùng, về tài chính hơn những người khác hay nếu khách hàng hiểu rõ quan hệ tín dụng giữa bên vay và bên cho vay là nghĩa vụ, có ý thức trong việc trả nợ cao thì tỷ lệ nợ xấu của nhóm khách hàng này sẽ thấp hơn những khách hàng khác.

- Môi trường công nghệ: Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì ngày càng có nhiều các ứng dụng, phầm mềm hiện đại có hỡ trợ cho hoạt động tín dụng để hỡ trợ việc đánh giá, xếp hạng tín dụng hay thu hồi nợ. Thơng qua môi trường công nghệ sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh của các ngân hàng, tổ chức tín dụng trong hoạt động tín dụng. Ngân hàng hay tổ chức tín dụng có hệ thống cơng nghệ hiện đại thì sẽ có nhiều cơ hội hơn những tổ chức khác để giảm chi phí (thu thập, phân tích dữ liệu, xếp hạng tín dụng) và có điều kiện thu được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình.

- Các đối thủ cạnh tranh: Trong một thị trường ln có rất nhiều đối thủ cạnh tranh để tạo nên động lực phát triển chung cho từng ngành, từng lĩnh vực cùng như sự phát triển chung của một quốc gia. Đối thủ cạnh tranh có thể là đối thủ cạnh tranh trực tiếp (là những tổ chức hoạt động trong cùng lĩnh vực) hay các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn (đó có thể là những tổ chức sắp sửa hình thành, sắp ra đời). Các đối thủ cạnh tranh có thể tác động đến chiến lược kinh doanh của mỗi công ty nhằm đem đến lợi thế cạnh tranh, các sảm phẩm mới để thu hút khách hàng hơn các đối thủ khác. Ngược lại nếu một ngành, lĩnh vực kinh doanh thì có nhiều đối thủ cạnh tranh, nhiều đối thủ có nguồn lực mạnh thì hoạt động kinh doanh của tổ chức đó sẽ gặp nhiều khó khăn.

- Khách hàng: Yếu tố khách hàng được đề cập ở đây chính là các yếu tố về khả năng tài chính, mức độ ổn định, thiện chí trả nợ của người vay…Các yếu tố này thường có tác động đến các yếu tố rủi ro, tỷ lệ nợ xấu về hoạt động tín dụng tiêu dùng của ngân hàng, tổ chức tín dụng. Nếu như khách hàng có khả năng tài chính cao, có sự ổn định về thu nhập hoặc có thiện trí trả nợ thì thường có mức độ rủi ro

thấp hơn những khách hàng khác. Và việc đánh giá rủi ro về sẽ là một trong những yếu tố để ngân hàng ra quyết định cho vay, quyết định chi tiết các cam kết tín dụng khác nhau.

Có thể thấy, các yếu tố khách quan nêu trên sẽ luôn ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của bất kỳ ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào. Tùy thuộc vào mỗi giai đoạn mà mức độ ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng sẽ khác nhau, để nâng cao hơn hiệu quả hoạt động tín dụng của mình thì các ngân hàng, tổ chức tín dụng cần phải nhạy bén, bám sát với những thay đổi của các yếu tố này để đưa ra các quy định phù hợp ở mỗi thời điểm khác nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình chấm điểm tín dụng cá nhân tại Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC (FE Credit) trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện nay (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)