CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Tổng quan về tín dụng
2.1.4.5. Tín dụng quốc tế
Đây là là hình thức mà mối quan hệ tín dụng được hình thành có phạm vi quốc tế, mối quan hệ này có thể là giữa các Nhà nước với nhau hay giữa các cơ quan, tổ chức của các Nhà nước với nhau hoặc cũng có thể là các Nhà nước, các tổ chức với Ngân hàng quốc tế và các tổ chức quốc tế hoặc gicác cá nhân người nước ngoài và giữa các doanh nghiệp của các nước với nhau.
Có thể thấy tùy vào mục đích, đối tượng, thời hạn mà tín dụng có thể được phân chia nhiều hình thức tín dụng khác nhau, tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả lựa chọn việc phân loại hình thức tín dụng theo đối tượng tín dụng để làm rõ hơn các nội dung có liên quan đến tín dụng tiêu dùng. Thơng qua các nội dung về hình thức tín dụng tiêu dùng nêu trên, tác giả sẽ hiểu được những cơ sở lý luận về tín dụng tiêu dùng, phân biệt, so sánh với các hình thức tín dụng khác để từ đó đưa ra phương pháp nghiên cứu phù hợp.
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng (tín dụng tiêu dùng)
Tham khảo NGND, PGS.TS Tô Ngọc Hưng (chủ biên, 2019, tr 252-261), thì hoạt động cho vay tiêu dùng có thể chịu ảnh hưởng của các yếu tố như sau:
2.1.5.1. Các yếu tố khách quan
- Môi trường kinh tế:
+ Chu kỳ kinh tế: Sự biến động của nền kinh tế mang tính chu kỳ vì vậy nó sẽ tác động tỷ lệ thuận tới hoạt động tín dụng tiêu dùng của xã hội. Khi nền kinh tế phát triển, có sự tăng trưởng thì mức sống, thu nhập của người dân cao hơn và có tính ổn định hơn do đó nhu cầu về tiêu dùng cũng tăng lên vì vậy hoạt động cho tiêu dụng của ngân hàng hay các tổ chức tín dụng sẽ có nhiều cơ hội để phát triển. Ngược lại, khi nền kinh tế tăng trưởng kém hoặc suy giảm thì người dân có xu
hướng giảm chi tiêu cho các nhu cầu tiêu dùng vì vậy sẽ kéo theo những khó khăn cho hoạt động cho vay tiêu dùng.
+ Chính sách kinh tế: Chính sách kinh tế của các nước sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động tín dụng của nước đó. Các chính sách kinh tế này sẽ được đưa ra theo diễn biến thực tế của nền kinh tế nhằm đảm bảo nền kinh tế được ổn định. Trong một giai đoạn nào đó để đối phó với nền kinh tế suy thối thì các nước thường đưa ra chính sách tiền tệ nới lỏng, lãi suất được cắt giảm từ đó kịch thích hoạt động tiêu dùng của người dân từ đó tạo điệu kiện cho tín dụng tiêu dùng phát triển.
+ Lạm phát: Khi nền kinh tế làm phát cao, đồng tiền mất giá, mức thu nhập thực tế của người dân giảm xuống thì hoạt động huy động vốn của các tổ chức tín dụng hay ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn do khi này người dân sẽ hạn chế gửi tiền vào ngân hàng.
- Môi trường pháp luật: Yếu tố pháp luật ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng đó chúng là các quy định pháp luật liên đến hoạt động nay như Luật các Tổ chức tín dụng, luật dân sự, luật doanh nghiệp.Yếu tố này sẽ thay đổi theo từng thời kỳ, giai đoạn mà các cơ quan có thẩm quyền sẽ có những quy định để đảm bảo ổn định nền kinh tế trong nước. Nếu các văn bản quy định theo hướng thắt chặt hoạt động tín dụng thì hoạt động tín dụng tiêu dùng sẽ gặp khó khăn hay việc các quy định pháp luật không đồng bộ, chặt chẽ làm cho việc phát triển kinh tế gặp nhiều khó khăn, thu nhập giảm thì hoạt động cho vay tiêu dùng cũng sẽ gặp khó khăn. Ngược lại, nếu môi trường pháp luật ổn định, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển thì sẽ giúp đời sống xã hội được tăng cao, nhu cầu về nguồn vốn tăng qua đó tạo điều kiện cho tín dụng nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng để phát triển.
- Mơi trường văn hóa, xã hội: Mỡi một quốc gia sẽ có những mơi trường văn hóa, xã hội khác nhau vì vậy ở mỡi quốc gia hay vùng miền trong một đất nước cũng sẽ có những ảnh hướng đến hoạt động tín dụng tiêu dùng. Các yếu tố này có thể là niềm tin, ý thức, thói quen tiêu dùng, tâm lý, trình độ dân trí.
Yếu tố thói quen tiêu dùng sẽ là cơ sở để các tổ chức tín dụng nghiên cứu để đưa ra các sản phẩm phù hợp với thói quen tiêu dùng tại mỡi thị trường đó nhằm thu
hút được khách hàng ở mức tối đa. Bên cạnh đó, trong tín dụng tiêu dùng thì niềm tin, ý thức hay trình độ dân trí của khách hàng cũng sẽ có ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng của khách hàng. Nếu khách hàng có trình độ dân trí cao thì sẽ có khả năng có sự hiểu biết về hoạt động tiêu dùng, về tài chính hơn những người khác hay nếu khách hàng hiểu rõ quan hệ tín dụng giữa bên vay và bên cho vay là nghĩa vụ, có ý thức trong việc trả nợ cao thì tỷ lệ nợ xấu của nhóm khách hàng này sẽ thấp hơn những khách hàng khác.
- Môi trường công nghệ: Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì ngày càng có nhiều các ứng dụng, phầm mềm hiện đại có hỡ trợ cho hoạt động tín dụng để hỡ trợ việc đánh giá, xếp hạng tín dụng hay thu hồi nợ. Thơng qua môi trường công nghệ sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh của các ngân hàng, tổ chức tín dụng trong hoạt động tín dụng. Ngân hàng hay tổ chức tín dụng có hệ thống cơng nghệ hiện đại thì sẽ có nhiều cơ hội hơn những tổ chức khác để giảm chi phí (thu thập, phân tích dữ liệu, xếp hạng tín dụng) và có điều kiện thu được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình.
- Các đối thủ cạnh tranh: Trong một thị trường ln có rất nhiều đối thủ cạnh tranh để tạo nên động lực phát triển chung cho từng ngành, từng lĩnh vực cùng như sự phát triển chung của một quốc gia. Đối thủ cạnh tranh có thể là đối thủ cạnh tranh trực tiếp (là những tổ chức hoạt động trong cùng lĩnh vực) hay các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn (đó có thể là những tổ chức sắp sửa hình thành, sắp ra đời). Các đối thủ cạnh tranh có thể tác động đến chiến lược kinh doanh của mỗi công ty nhằm đem đến lợi thế cạnh tranh, các sảm phẩm mới để thu hút khách hàng hơn các đối thủ khác. Ngược lại nếu một ngành, lĩnh vực kinh doanh thì có nhiều đối thủ cạnh tranh, nhiều đối thủ có nguồn lực mạnh thì hoạt động kinh doanh của tổ chức đó sẽ gặp nhiều khó khăn.
- Khách hàng: Yếu tố khách hàng được đề cập ở đây chính là các yếu tố về khả năng tài chính, mức độ ổn định, thiện chí trả nợ của người vay…Các yếu tố này thường có tác động đến các yếu tố rủi ro, tỷ lệ nợ xấu về hoạt động tín dụng tiêu dùng của ngân hàng, tổ chức tín dụng. Nếu như khách hàng có khả năng tài chính cao, có sự ổn định về thu nhập hoặc có thiện trí trả nợ thì thường có mức độ rủi ro
thấp hơn những khách hàng khác. Và việc đánh giá rủi ro về sẽ là một trong những yếu tố để ngân hàng ra quyết định cho vay, quyết định chi tiết các cam kết tín dụng khác nhau.
Có thể thấy, các yếu tố khách quan nêu trên sẽ luôn ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của bất kỳ ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào. Tùy thuộc vào mỗi giai đoạn mà mức độ ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng sẽ khác nhau, để nâng cao hơn hiệu quả hoạt động tín dụng của mình thì các ngân hàng, tổ chức tín dụng cần phải nhạy bén, bám sát với những thay đổi của các yếu tố này để đưa ra các quy định phù hợp ở mỗi thời điểm khác nhau.
2.1.5.2. Các yếu tố chủ quan
- Nguồn lực tài chính: Nguồn lực tài chính nói đến ở đây chính là khả năng huy động vốn. Để có thể duy trì hoạt động tín dụng tiêu dùng thì các tổ chức tín dụng cần phải có các biện pháp để có thể thực hiện hiệu quả cơng tác huy động vốn. Nếu hoạt động huy động vốn ổn định, có sức hút với nhà đầu tư thì khơng chỉ việc đầu tư phát triển cơng ty thuận lợi mà việc giải ngân cho khách hàng vay tín dụng sẽ chủ động, ổn định hơn. Bên cạnh đó nếu việc huy động vốn với mức lãi suất thấp sẽ là cơ sở để khách hàng vay được hưởng mức lãi suất thấp hơn các đối thủ cạnh tranh khác, đây cũng chính là một trong yếu tố quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh,
- Chính sách tín dụng: Mỡi tổ chức tín dụng sẽ có những quan điểm, mục đích hoạt động hay các sản phẩm tín dụng khách nhau khác nhau dẫn đến những chính sách tín dụng khác được áp dụng khách nhau. Chính sách tín dụng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả cho vay tín dụng, nếu chính sách tín dụng hợp lý, dễ hiểu, linh hoạt thì nó khơng chỉ có tạo thuận lợi để nhân viên bán hàng, nhân viên tín dụng thực hiện đúng theo quy định đã đề ra mà nó sẽ là cơ hội để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ tín dụng. Mơt chính sách tín dụng cân bằng giữa lợi ích của cơng ty và lợi ích của khách hàng sẽ ln có sức hút lớn để phát triển.
- Quy trình, thủ tục cấp tín dụng: Cũng giống như chính sách tín dụng, quy trình, thủ tục cấp tín dụng cũng sẽ là một trong những yếu tố để thu hút khách hàng,
nâng cao năng lực cạnh tranh. Một quy trình, thủ tục cấp tín dụng càng nhanh gọn, thuận tiện, uy tín cho khách hàng thì khách hàng sẽ ưu tiên lựa chọn hơn những ngân hàng, tổ chức tín dụng có quy trình, thủ tục cấp tín dụng phức tạp, khó khăn.
- Trình độ và năng lực làm việc của nhân viên tín dụng: Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng nữa đó chính là trình độ và năng lực làm việc của nhân viên tín dụng. Yếu tố này thể hiện ở việc nhân viên tính dụng đánh giá rủi ro khả năng trả nợ của khách hàng có chính xác hay khơng, khả năng hồn thành hợp đồng tín dụng, thu hút khách hàng. Những nhân viên có trình độ năng lực, chuyên môn nghiệp vụ, mức độ am hiểu nghiệm vụ tốt hay khả năng giao tiếp tốt sẽ có nhiều khả năng nâng cao hiệu quả cho vay hơn những nhân viên khác đồng thời những nhân viên này sẽ có mức độ rủi ro trong cơng việc thấp hơn.
- Các yếu tố khác: Ngoài các yếu tố nêu trên thì một số yếu tố như mạng lưới chi nhánh, vị trí chi nhánh, cơ sở vật chất cũng có nhiều ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tiêu dùng. Những ngân hàng, tổ chức tín dụng có nhiều chi nhánh, các chi nhánh ở vị trí thuận tiện cho khách hàng, dễ dàng nhận biết, có cơ sở vật chất hiện đại sẽ có nhiều ưu thế để nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng hơn những ngân hàng, tổ chức tín dụng khác.
Đối với các yếu tố chủ quan nêu trên, các ngân hàng, tổ chức tín dụng hồn tồn có thể quyết định được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến hoạt động tín dụng của mình. Vì vậy, các ngân hàng, tổ chức tín dụng cần phải xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân doanh nghiệp đưa ra các chính sách tín dụng phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình.
Tóm lại, thơng qua việc đưa ra các cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng cá nhân, nghiên cứu mong muốn có thể nhận định, quan điểm về các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của FE Credit trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện nay từ đó có thể đề xuất các yếu tố mới so với mơ hình hiện tại để đưa vào nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động chấm điểm tín dụng cá nhân của FE Credit.
2.2. Tổng quan về xếp hạng tín dụng
2.2.1. Khái niệm về xếp hạng tín dụng
Theo nghiên cứu của Lê Văn Triết (2010) thì XHTD là đưa ra nhận định về mức độ tín nhiệm đối với người có nhu cầu vay hoặc đánh giá mức độ rủi ro tín dụng phục thuộc các yếu tố bao gồm năng lực đáp ứng các cam kết tài chính, khả năng dễ bị vỡ nợ khi các điều kiện kinh doanh thay đổi, ý thức và thiện chí tả nợ của người đi vay.
Theo từ điển tiếng Việt thì xếp hạng là xếp vào thứ hạng nào đó trong hệ thống phân loại, đánh giá (theo Hoàng Phê, 2019)
Qua các khái niệm nêu trên, có thể nói XHTD chính là việc người cho vay (tổ chức hoặc cá nhân) đưa ra một số tiêu chí, bảng điểm để thực hiện phân loại, đánh giá, xếp hạng khả năng trả nợ của người có nhu cầu vay tín dụng theo các mức độ khác nhau để từ đó đưa ra quyết định hình thành mối quan hệ vay mượn hay không đồng thời xác định mức lãi suất, thời hạn cam kết vay mượn theo việc xếp hạng tín dụng.
Tham khảo một số tài liệu, nghiên cứu này đồng quan điểm với khái niệm về XHTD của Đại học Virginia (khái niệm được đề cập tại nghiên cứu của Nguyễn Văn Hùng (2012)) có nghĩa là với mỡi một tổ chức thì căn cứ vào tình hình thực tế của cơng ty, lãnh đạo công ty cần xác định được các rủi ro có thể ảnh hưởng đến hoạt động xếp hạng tín dụng từ đó đưa vào nghiên cứu, đánh giá mức độ ảnh hưởng và cuối cùng là có quyết định việc xếp hạn tín dụng tại tổ chức mình như thế nào? Trên cơ sở định nghĩa về xếp hạng tín dụng này, nghiên cứu cũng cho rằng trước hết tác giả cần phải căn cứ vào tình hình thực tế (bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện nay) để đưa ra quan điểm các yếu tố ảnh hưởng đến mơ hình chấm điểm hiện tại của FE Credit từ đó lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này từ đó đưa ra kết luận cuối cùng cho nghiên cứu.
2.2.2. Đối tượng, nguyên tắc xếp hạng tín dụng
Từ định nghĩa nêu trên thì đối tượng của XHTD chính là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay tín dụng. Để việc XHTD đạt được đúng với kỳ vọng của bên cho
vay thì ngun tắc trước tiên của việc XHTD đó là thu thập các thơng tin phải được thực hiện toàn diện, trung thực, khách quan.
Nguyên tắc thứ hai đó là XHTD phải tập trung vào phân tích mức độ rủi ro, mức độ tín nhiệm trên cơ sở các thơng tin của khách hàng (tuổi, giới tính, trình độ, mức thu nhập, tài sản), các chỉ số đánh giá mức độ thể hiện thiện chí trả nợ của người có nhu cầu vay tín dụng (lịch sử tín dụng, tài sản đảm bảo…) từ đó đưa ra mức độ rủi ro của từng tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay.
Đối với nghiên cứu này, đối tượng của xếp hạng tín dụng tại FE Credit là các cá nhân có nhu cầu vay tín dụng do khách hàng của cơng ty chỉ là các cá nhân. Tuy vậy, việc xếp hạng tín dụng tại FE Credit vẫn sẽ phải đảm bảo các nguyên tắc nêu trên. Để việc đánh giá, xếp hạng tín dụng chính xác thì FE Credit cần phải thực hiện thu thập thông tin của khách hàng và có các giải pháp để kiểm tra, đối chứng sự chính xác của thơng tin mà khách hàng cung cấp.
2.2.3. Quy trình, phương pháp xếp hạng tín dụng
2.2.3.1. Quy trình xếp hạng tín dụng
Theo từ điển tiếng Việt thì “Quy trình là trình tự phải tuân theo để làm một cơng việc nào đó” (GS Hồng Phê, 2019, tr 1457). Như vậy quy trình XHTD là việc các tổ chức tín dụng đưa ra các trình tự, các bước để thực hiện việc XHTD nhằm đảm bảo hiệu quả tín dụng tại đơn vị mình là cao nhất đồng thời thơng qua quy trình