Tổng quan về xếp hạng tín dụng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình chấm điểm tín dụng cá nhân tại Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC (FE Credit) trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện nay (Trang 38 - 42)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.2. Tổng quan về xếp hạng tín dụng

2.2.1. Khái niệm về xếp hạng tín dụng

Theo nghiên cứu của Lê Văn Triết (2010) thì XHTD là đưa ra nhận định về mức độ tín nhiệm đối với người có nhu cầu vay hoặc đánh giá mức độ rủi ro tín dụng phục thuộc các yếu tố bao gồm năng lực đáp ứng các cam kết tài chính, khả năng dễ bị vỡ nợ khi các điều kiện kinh doanh thay đổi, ý thức và thiện chí tả nợ của người đi vay.

Theo từ điển tiếng Việt thì xếp hạng là xếp vào thứ hạng nào đó trong hệ thống phân loại, đánh giá (theo Hoàng Phê, 2019)

Qua các khái niệm nêu trên, có thể nói XHTD chính là việc người cho vay (tổ chức hoặc cá nhân) đưa ra một số tiêu chí, bảng điểm để thực hiện phân loại, đánh giá, xếp hạng khả năng trả nợ của người có nhu cầu vay tín dụng theo các mức độ khác nhau để từ đó đưa ra quyết định hình thành mối quan hệ vay mượn hay không đồng thời xác định mức lãi suất, thời hạn cam kết vay mượn theo việc xếp hạng tín dụng.

Tham khảo một số tài liệu, nghiên cứu này đồng quan điểm với khái niệm về XHTD của Đại học Virginia (khái niệm được đề cập tại nghiên cứu của Nguyễn Văn Hùng (2012)) có nghĩa là với mỡi một tổ chức thì căn cứ vào tình hình thực tế của cơng ty, lãnh đạo công ty cần xác định được các rủi ro có thể ảnh hưởng đến hoạt động xếp hạng tín dụng từ đó đưa vào nghiên cứu, đánh giá mức độ ảnh hưởng và cuối cùng là có quyết định việc xếp hạn tín dụng tại tổ chức mình như thế nào? Trên cơ sở định nghĩa về xếp hạng tín dụng này, nghiên cứu cũng cho rằng trước hết tác giả cần phải căn cứ vào tình hình thực tế (bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện nay) để đưa ra quan điểm các yếu tố ảnh hưởng đến mơ hình chấm điểm hiện tại của FE Credit từ đó lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này từ đó đưa ra kết luận cuối cùng cho nghiên cứu.

2.2.2. Đối tượng, nguyên tắc xếp hạng tín dụng

Từ định nghĩa nêu trên thì đối tượng của XHTD chính là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay tín dụng. Để việc XHTD đạt được đúng với kỳ vọng của bên cho

vay thì ngun tắc trước tiên của việc XHTD đó là thu thập các thơng tin phải được thực hiện toàn diện, trung thực, khách quan.

Nguyên tắc thứ hai đó là XHTD phải tập trung vào phân tích mức độ rủi ro, mức độ tín nhiệm trên cơ sở các thơng tin của khách hàng (tuổi, giới tính, trình độ, mức thu nhập, tài sản), các chỉ số đánh giá mức độ thể hiện thiện chí trả nợ của người có nhu cầu vay tín dụng (lịch sử tín dụng, tài sản đảm bảo…) từ đó đưa ra mức độ rủi ro của từng tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay.

Đối với nghiên cứu này, đối tượng của xếp hạng tín dụng tại FE Credit là các cá nhân có nhu cầu vay tín dụng do khách hàng của cơng ty chỉ là các cá nhân. Tuy vậy, việc xếp hạng tín dụng tại FE Credit vẫn sẽ phải đảm bảo các nguyên tắc nêu trên. Để việc đánh giá, xếp hạng tín dụng chính xác thì FE Credit cần phải thực hiện thu thập thông tin của khách hàng và có các giải pháp để kiểm tra, đối chứng sự chính xác của thơng tin mà khách hàng cung cấp.

2.2.3. Quy trình, phương pháp xếp hạng tín dụng

2.2.3.1. Quy trình xếp hạng tín dụng

Theo từ điển tiếng Việt thì “Quy trình là trình tự phải tuân theo để làm một cơng việc nào đó” (GS Hồng Phê, 2019, tr 1457). Như vậy quy trình XHTD là việc các tổ chức tín dụng đưa ra các trình tự, các bước để thực hiện việc XHTD nhằm đảm bảo hiệu quả tín dụng tại đơn vị mình là cao nhất đồng thời thơng qua quy trình thì cơng ty này có thể thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các nhân viên thừa hàng. Mỡi một tổ chức tín dụng sẽ có những căn cứ, cơ sở để đưa ra một quy trình XHTD riêng cho mình để đảm bảo, kỳ vọng đem lại hiệu quả kinh doanh và khơng có quy định bắt buộc về trình tự cụ thể nào. Các quy trình XHTD là việc sắp xếp các bước trong việc thực hiện XHTD thành một trình tự, hợp lý các bước từ khi bắt đầu đến lúc ra mức xếp hạng. Việc thiết kế quy trình XHTD gần như là một yêu cầu bắt buộc của một ngân hàng hay tổ chức tín dụng, nó khơng chỉ phản ánh mức độ chuyên nghiệp của các tổ chức này mà nó cịn là tài liệu để các nhân viên tín dụng hay khách hàng có cơ sở để thực hiện.

Tham khảo một số tài liệu nghiên cứu có thể tóm tắt lại quy trình XHTD sẽ gồm các bước cơ bản sau:

- Bước 1: Thu thập thông tin

Tại bước này, khách hàng khi có nhu cầu vay tín dụng thì cung cấp các thông tin cần thiết theo yêu cầu của khách hàng, một số thông tin sẽ yêu cầu xác thực thông tin như hình ảnh chứng minh, hộ khẩu, giấy phép kinh doanh, sao kê thu nhập). Các tổ chức tín dụng sẽ tập hợp thơng tin để chuyển sang bước 2

- Bước 2: Thẩm định, đánh giá tính chính xác của những thơng tin.

Nhiệm vụ của bước này đó là trên cơ sở thông tin của khách hàng cung cấp thực hiện đối chiếu cơ sở dữ liệu sẵn có, dữ liệu chéo từ các nguồn khác để thẩm đinh, đánh giá tính chính xác của những thơng tin mà khách hàng cung cấp. Tại bước này có thể từ chối cung cấp dịch vụ tín dụng nếu thông tin không đầy đủ, không đáp ứng được yêu cầu.

- Bước 3: Phân tích, xử lý thơng tin

Sau khi hồn thành xác minh tính chính xác của thơng tin, thì những thơng tin này sẽ được thực hiện phân tích, xử lý thơng tin. Tại bước 3, trên cơ sở các nguyên tắc chấm điểm tín dụng của mỡi tổ chức tín dụng thì sẽ thực hiện việc xử lý thơng tin tín dụng của khách hàng để đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng.

- Bước 4: Kết luận, phản hồi thơng tin

Trên cơ sở số điểm tín dụng được chấm và các tiêu chí về mức rủi ro tín dụng thì các tổ chức tín dụng sẽ thực hiện kết luận, phản hồi cho khách hàng kết quả thực hiện u cầu tín dụng của khách hàng, có thể là một trong những nội dung sau:

- Từ chối cấp hạn mức tín dụng do điểm rủi ro tín dụng thấp khơng đủ điều kiện để cho vay

- Cho vay nhưng hạn mức thấp hơn mong muốn của khách hàng do điểm tín dụng khơng đáp ứng được u cầu.

- Cho vay như mong muốn của khách hàng (trường hợp này điểm tín dụng đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của khách hàng, có mức rủi ro tín dụng rất thấp)

2.2.3.2. Phương pháp xếp hạng tín dụng

Đa số việc XHTD được thực hiện bằng phương pháp định lượng, phân tích tốn học bằng cách nghiên cứu, thảo luận, khảo sát để đưa ra các tiêu chí có khả năng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng từ đó phân tích đánh giá kết quả và đưa ra một số tiêu chí cụ thể vào trong mơ hình XHTD của mỡi khách hàng. Trên cơ sở mơ hình XHTD chính thức và các thơng tin của khách hàng sẽ đưa ra mức XHTD theo mong muốn của ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào đó.

Tại FE Credit thì việc xếp hạng tín dụng về cơ bản cũng sử dụng phương pháp xếp hạng tương tự với các phương pháp nêu trên. Trên cơ sở các thông tin thu thập, cơng ty cũng đưa ra các tiêu chí có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng từ kết quả nghiên cứu đó Cơng ty xây dựng một mơ hình cụ thể để đưa ra mức điểm số tín dụng, trên cơ sở điểm số sẽ quyết định có chấp nhận cho khách hàng vay hay không. Tuy nhiên do đặc trưng của cơng ty đó là cho vay các sản phẩm tín chấp vì vậy phương pháp xếp hạng tín dụng của FE Credit khác với các ngân hàng đó là yếu tố về tài sản thế chấp, thu nhập của khách hàng sẽ không phải là yếu tố quyết định mà việc xếp hạng tín dụng sẽ được chú trọng nhiều đến các yếu tố về lịch sử, hành vi tín dụng của khách hàng vì vậy khách hàng có thể nhanh chóng, dễ dàng vay hơn các tổ chức khác (ví dụ: Tại FE Credit, nếu khách hàng đã từng có lịch sử trả nợ khơng tốt thì sẽ bị từ chối cho vay ngay mà không cần quan tâm đến các yếu tố khác).

Tóm tắt chương 2

Chương 2 đã nêu ra một số cơ sở lý luận cơ bản về tín dụng, xếp hạng tín dụng, các yếu tố ảnh hưởng đến việc xếp hạng tín dụng. Thơng qua chương 2, tác giả sẽ có những hiểu biết tổng quát về tín dụng, xếp hạng tín dụng để áp dụng vào quá trình nghiên cứu đề tài ở các chương tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình chấm điểm tín dụng cá nhân tại Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC (FE Credit) trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện nay (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)