Những mặt được của nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình chấm điểm tín dụng cá nhân tại Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC (FE Credit) trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện nay (Trang 72 - 73)

CHƯƠNG 5 ĐÁNH GIÁ, KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

5.1. Đánh giá về kết quả nghiên cứu

5.1.1. Những mặt được của nghiên cứu

Trước hết, nghiên cứu được ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến đời sống của người dân trong cả nước về thu nhập, thói quen tiêu dùng đồng thời sau giai đoạn bị ảnh hưởng nặng nề bở vì vậy thơng qua

nghiên cứu đã giúp nhận định được mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh đến mơ hình chấm điểm tín dụng cá nhân của FE Credit. Thông qua kết quả nghiên cứu, FE Credit có thể tham khảo để đưa ra các yếu tố này vào mơ hình chấm điểm tín dụng cá nhân phù hợp với hồn cảnh hiện tại. Các yếu tố đề xuất đưa vào mơ hình 3 có tỷ lệ dự báo trung bình khả năng trả nợ của khách hàng cao hơn 6,1% so với mơ hình chấm điểm tín dụng hiện tại của FE Credit. Đây chính là cơ sở để đề xuất với cơng ty về việc xây dựng một mơ hình chấm điểm tín dụng mới gồm các u tố này để giúp hạn chế rủi ro, giảm tỷ lệ nợ xấu, nâng cao kết quả kinh doanh của công ty trong thời gian tới.

Thứ hai, nghiên cứu đưa ra 11 biến độc lập là các yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng; mặc dù nhiều hơn mơ hình ban đầu 01 biến độc lập tuy nhiên các yếu tố mà nghiên cứu đưa ra cơng ty có thể dễ dàng thu thập thơng tin khách hàng, kiểm chứng thơng tin từ đó đảm bảo việc chấm điểm tín dụng chính xác, dễ dành và nhanh chóng; khách hàng cung cấp chứng minh nhân dân kết hợp với dữ liệu sẵn có thì cơng ty có thể đưa ra mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng. Như vậy nếu được đưa vào mơ hình chấm điểm sẽ giúp cơng ty tiết kiệm được chi phí thu thập dữ liệu, việc phê duyệt, cấp tín dụng cho khách hàng cũng sẽ thuận lợi hơn từ đó nâng cao mức độ hài lòng với chất lượng dịch vụ của công ty, nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty.

Thứ ba, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ mang tính định tính được chuyển thành các giá trị định lượng có/khơng qua đó làm giảm bớt tính chủ quan của nhân viên tín dụng từ đó việc đánh giá, chấm điểm sẽ chính xác hơn.

Thứ tư, so với các nghiên cứu tham khảo thì nghiên cứu sử dụng 765 mẫu nghiên cứu là nhiều hơn so với một số nghiên cứu trước đây vì vậy kết quả của nghiên cứu này có giá trị tham khảo, đơ tin cậy cao hơn các nghiên cứu nêu trên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình chấm điểm tín dụng cá nhân tại Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC (FE Credit) trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện nay (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)