CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Tổng quan về tín dụng
2.1.5.2. Các yếu tố chủ quan
- Nguồn lực tài chính: Nguồn lực tài chính nói đến ở đây chính là khả năng huy động vốn. Để có thể duy trì hoạt động tín dụng tiêu dùng thì các tổ chức tín dụng cần phải có các biện pháp để có thể thực hiện hiệu quả cơng tác huy động vốn. Nếu hoạt động huy động vốn ổn định, có sức hút với nhà đầu tư thì khơng chỉ việc đầu tư phát triển công ty thuận lợi mà việc giải ngân cho khách hàng vay tín dụng sẽ chủ động, ổn định hơn. Bên cạnh đó nếu việc huy động vốn với mức lãi suất thấp sẽ là cơ sở để khách hàng vay được hưởng mức lãi suất thấp hơn các đối thủ cạnh tranh khác, đây cũng chính là một trong yếu tố quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh,
- Chính sách tín dụng: Mỡi tổ chức tín dụng sẽ có những quan điểm, mục đích hoạt động hay các sản phẩm tín dụng khách nhau khác nhau dẫn đến những chính sách tín dụng khác được áp dụng khách nhau. Chính sách tín dụng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả cho vay tín dụng, nếu chính sách tín dụng hợp lý, dễ hiểu, linh hoạt thì nó khơng chỉ có tạo thuận lợi để nhân viên bán hàng, nhân viên tín dụng thực hiện đúng theo quy định đã đề ra mà nó sẽ là cơ hội để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ tín dụng. Mơt chính sách tín dụng cân bằng giữa lợi ích của cơng ty và lợi ích của khách hàng sẽ ln có sức hút lớn để phát triển.
- Quy trình, thủ tục cấp tín dụng: Cũng giống như chính sách tín dụng, quy trình, thủ tục cấp tín dụng cũng sẽ là một trong những yếu tố để thu hút khách hàng,
nâng cao năng lực cạnh tranh. Một quy trình, thủ tục cấp tín dụng càng nhanh gọn, thuận tiện, uy tín cho khách hàng thì khách hàng sẽ ưu tiên lựa chọn hơn những ngân hàng, tổ chức tín dụng có quy trình, thủ tục cấp tín dụng phức tạp, khó khăn.
- Trình độ và năng lực làm việc của nhân viên tín dụng: Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng nữa đó chính là trình độ và năng lực làm việc của nhân viên tín dụng. Yếu tố này thể hiện ở việc nhân viên tính dụng đánh giá rủi ro khả năng trả nợ của khách hàng có chính xác hay khơng, khả năng hồn thành hợp đồng tín dụng, thu hút khách hàng. Những nhân viên có trình độ năng lực, chun môn nghiệp vụ, mức độ am hiểu nghiệm vụ tốt hay khả năng giao tiếp tốt sẽ có nhiều khả năng nâng cao hiệu quả cho vay hơn những nhân viên khác đồng thời những nhân viên này sẽ có mức độ rủi ro trong cơng việc thấp hơn.
- Các yếu tố khác: Ngoài các yếu tố nêu trên thì một số yếu tố như mạng lưới chi nhánh, vị trí chi nhánh, cơ sở vật chất cũng có nhiều ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tiêu dùng. Những ngân hàng, tổ chức tín dụng có nhiều chi nhánh, các chi nhánh ở vị trí thuận tiện cho khách hàng, dễ dàng nhận biết, có cơ sở vật chất hiện đại sẽ có nhiều ưu thế để nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng hơn những ngân hàng, tổ chức tín dụng khác.
Đối với các yếu tố chủ quan nêu trên, các ngân hàng, tổ chức tín dụng hồn tồn có thể quyết định được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến hoạt động tín dụng của mình. Vì vậy, các ngân hàng, tổ chức tín dụng cần phải xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân doanh nghiệp đưa ra các chính sách tín dụng phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình.
Tóm lại, thơng qua việc đưa ra các cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng cá nhân, nghiên cứu mong muốn có thể nhận định, quan điểm về các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của FE Credit trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện nay từ đó có thể đề xuất các yếu tố mới so với mơ hình hiện tại để đưa vào nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động chấm điểm tín dụng cá nhân của FE Credit.