Chúa phục hồi tâm linh con người trở lại để thờ phượng Đức Chúa Trời.

Một phần của tài liệu 0-Thế Giới Quan Kinh Thanh Edit1final (Trang 130 - 137)

V. Chúa Cứu Thế Giê-su đến thế gian để

B. Chúa phục hồi tâm linh con người trở lại để thờ phượng Đức Chúa Trời.

Chúa Giê-su dạy chúng ta nên thờ phượng Đức Chúa Trời như thế nào là thích đáng:

“Nhưng giờ sắp điểm và thật ra đã điểm đây rồi, lúc những người thực tâm thờ phượng sẽ thờ phượng Chúa Cha bằng tâm linh và lẽ thật, vì Chúa Cha vẫn tìm kiếm những người có lịng thờ phượng như vậy.” (Giăng 4:23)

Thật ra lồi người nói chung vì bản tính tội lỗi, khơng dám đến gần Đức Chúa Trời thánh khiết. Nhưng đối với những người đã tin nhận Chúa Cứu Thế Giê-su làm Đấng cứu chuộc mình; họ đã được giải hịa cùng Đức Chúa Trời bởi sự chết của Con Ngài (Rô 5:10). Người tín hữu của Chúa Cứu thế là người đã được sinh trở lại, được phục hồi về phần tâm linh và trở nên con cái Đức Chúa Trời. Vì vậy Chúa Giê-su đã dạy con cái Chúa hãy cầu nguyện cùng Đức Chúa Trời như là cầu nguyện cùng Cha thiêng liêng của mình. Cầu nguyện là một phần quan trọng trong sự thờ phượng Đức Chúa Trời. Cầu nguyện là một trong những cách tốt đẹp để xây dựng và gìn giữ mối tương giao gần gũi, thân thiết cùng Chúa; như thế đời sống con dân Chúa sẽ được hướng dẫn đến chỗ tốt đẹp, sung mãn vì được bình an, vui mừng, có mục đích và đầy hy vọng. Chính Chúa Cứu Thế Giê-su khi cịn tại thế đã dạy cho các môn đệ Ngài cũng như tồn thể tín hữu của Chúa trong mọi thời đại cách cầu nguyện cùng Đức Chúa Trời, các con hãy cầu nguyện như thế này:

Lạy Cha chúng con ở trên trời,

Danh Cha được tôn thánh, nước Cha được đến, Ý Cha được nên, ở đất như ở trời.

Xin cho chúng con hôm nay đồ ăn đủ ngày. Xin tha thứ tội cho chúng con,

Như chính chúng con cũng tha kẻ mắc tội với chúng con. Xin đừng để chúng con sa vào chước cám dỗ,

131

Chúa Giê-su dạy chúng ta hãy trò chuyện, tâm giao cùng Cha thiêng liêng của chúng ta ở trên trời.

“Lạy Cha chúng con ở trên trời”.

Chúa Giê-su dạy cho các môn đệ Ngài, tức là cho những người đã tin nhận Chúa làm Đấng Cứu Rỗi mình và đã trở nên con cái Đức Chúa Trời như lời Chúa đã xác định:

“Nhưng những ai tiếp nhận Ngài, nghĩa là tin danh Ngài, thì Ngài

ban cho quyền trở nên con Đức Chúa Trời. Đây là những người không sinh ra theo huyết thống, ý phàm hay ý người, nhưng do chính Đức Chúa Trời sinh thành.”(Giăng 1:12-13)

Những người con cái Chúa, vì đã được Chúa Cứu Thế chết thay đền tội cho và phục hồi quyền làm con của Đức Chúa Trời nên có thể cầu nguyện cùng Đức Chúa Trời như với Cha thiêng liêng của mình. Nói một cách đơn sơ, cầu nguyện là trị chuyện, tâm tình cùng Cha thiêng liêng của mình. Chính Chúa Giê-su dạy rằng con cái Chúa không nên “đọc kinh” hay “tụng kinh” như người ngoại đạo (Mat 6:7); chúng ta chỉ cần nói chuyện với Chúa như nói chuyện với Cha thiêng liêng trong sự tơn kính.

Khi chúng ta xưng Đức Chúa Trời bằng Cha, chúng ta đã ý thức được mối quan hệ Cha-con với Đức Chúa Trời. Điều này cũng nói lên rằng chúng ta đã có một đời sống tâm linh, thiêng liêng chứ không phải chỉ có đời sống thể xác, vật chất mà thơi. Ngồi ra khi chúng ta cầu nguyện cùng “Cha chúng con ở trên trời” Chúng ta cũng ý thức được rằng mình đang ở trong Vương Quốc của Đức Chúa Trời; ở trong một phạm trù thiêng liêng dù chúng ta vẫn ở dưới trần thế. Đời sống của chúng ta là đời sống phong phú bao gồm cả vật chất lẫn tâm linh.

“Danh Cha được tôn thánh”

Tên hay danh của một người nói đến bản chất của con người đó. Đức Chúa Trời được mạc khải trong Kinh Thánh bằng nhiều danh hiệu. Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa, sáng tạo nên trời đất và mn vật (SángThế 1:1). Đức Chúa Trời là Đấng Tự Hữu Hằng

132

Hữu (Xuất 3:14). Đức Chúa Trời là Đức Gia-vê Di-rê, Đấng Chu Cấp (SángThế 22:14). Đức Chúa Trời là Chúa Tể mn lồi vạn vật (SángThế 15:2). Đức Chúa Trời là Đấng Chí Cao (SángThế 14:18-19). Đức Chúa Trời là tình yêu thương (1 Giăng 4:8). Đức Chúa Trời là Vua (Thi 89:18). Đức Chúa Trời là Đấng Toàn Năng (Khải 15: 3). Đức Chúa Trời là Đấng Alpha và Omega, Đấng đầu tiên và cuối cùng (Khải 21:6). Chúa Cứu Thế Giê-su xác nhận với mọi người rằng Đức Chúa Trời là Đấng Thánh; chúng ta phải tơn kính danh của Ngài vì các danh ấy bày tỏ bản chất huyền diệu của Chúa và trên hết mọi sự, danh ấy là thánh. Như thế một người tin và thờ phượng Đức Chúa Trời là người bày tỏ lịng tơn kính Ngài.

“Nước Cha được đến”

Chúa Cứu Thế Giê-su khi bắt đầu cơng vụ của mình, Ngài đã phán: “Giờ đã điểm, Nước Đức Chúa Trời đã đến gần,

hãy ăn năn và tin nhận Phúc Âm.” (Mác 1:15)

Nhóm từ “Nước Đức Chúa Trời” và “Nước Thiên Đàng” là đồng nghĩa với nhau vì người Do Thái theo truyền thống kỵ húy, không dám nói đến tên Đức Chúa Trời, nên thường thay thế tên Đức Chúa Trời bằng một từ khác đồng nghĩa. Chính Chúa Giê-su và Kinh Thánh Tân Ước đã nhiều lần nói đến Nước Đức Chúa Trời. Trong một cuộc đối thoại với người Do Thái, Chúa Cứu Thế Giê- su phán cùng họ, “Nếu ta nhờ Thánh Linh của Đức Chúa Trời đuổi

quỷ, thì Nước Đức Chúa Trời đã đến cùng các ông.”(Mat 12:28)

Ở một chỗ khác, Chúa phán cùng những giáo sư Do Thái giáo, “vì kìa, Nước Đức Chúa Trời ở giữa vịng các ngươi.”(Lu 17:21) Như thế Nước Đức Chúa Trời đã đến và đang hiện diện trên thế gian khi Chúa Giê-su thi hành chức vụ của mình. Chúa cũng khuyên mọi người, “Nhưng trước hết, hãy tìm kiếm Nước Đức

Chúa Trời và sự cơng chính của Ngài,” (Mat 6:33)

Vậy, người ta có thể tìm thấy Nước Đức Chúa Trời ngay trong đời sống này và vào trong Nước Thiên Đàng như lời Chúa dạy,

133

Nước Thiên Đàng đâu, nhưng chỉ những người làm theo ý muốn của Cha ta ở trên trời.” (Mat 7:21)

Trong một cuộc đối thoại khác, Chúa Giê-su phán với Ni-cô-đem, một giáo sư Do Thái giáo, “Thật vậy ta bảo ông, nếu một người

chẳng sinh từ thiên thượng (tái sinh) thì khơng thể thấy Nước Đức Chúa Trời…Thật, ta bảo ông, nếu không nhờ nước và Thánh Linh mà sinh ra, không một người nào được vào Nước Đức Chúa Trời.”(Giăng 3:3, 5) Giáo sư Ni-cô-đem không biết rằng Nước

Đức Chúa Trời là phạm trù tâm linh; một người chỉ có thể nhận thấy và kinh nghiệm hay bước vào Nước Đức Chúa Trời khi đời sống tâm linh đã được đổi mới hay tái sinh như sứ đồ Giăng và Phê-rơ đã mô tả và xác nhận:

“Nhưng những ai tiếp nhận Ngài (Chúa Cứu Thế Giê-su), nghĩa là

tin danh Ngài, thì Ngài ban cho quyền trở nên con Đức Chúa Trời. Đây là những người không sinh ra theo huyết thống, ý phàm hay ý người, nhưng do chính Đức Chúa Trời sinh thành.”(Giăng1:12,13)

Sứ đồ Phê-rơ đã giải thích thêm, “Vì anh chị em đã được tái sinh

không phải bởi những hạt giống hư nát nhưng bởi hạt giống không hư nát, là lời hằng sống và hằng còn của Đức Chúa Trời.”

(1Phê-rơ 1:23) Nói chung Nước Đức Chúa Trời hay Nước Thiên Đàng là sự tể trị

của Đức Chúa Trời trên con dân của Ngài; Nước Đức Chúa Trời là một thực thể có thật; Nước Đức Chúa Trời bao gồm cả ý thức thiêng liêng lẫn phạm trù giữa những thần dân được Chúa tể trị. Nước Đức Chúa Trời đã đến với Chúa Cứu Thế Giê-su và đang hiện hữu giữa vòng chúng ta. Chúa Cứu Thế Giê-su đã đi khắp nơi để truyền giảng “Phúc Âm về Nước Đức Chúa Trời”. Và Phúc Âm về Nước Đức Chúa Trời sẽ được truyền giảng khắp thế giới cho đến ngày tận thế. (Mat 24:14; Mác 13:10) Chúa Giê-su và Kinh Thánh cũng nói đến một Nước Đức Chúa Trời vinh quang, vĩnh cửu, toàn hảo và toàn diện trong thế giới mới trong tương lai khi thế giới vật thể này sẽ bị hủy diệt. (Khải 21:1-7)

Chúa Cứu Thế Giê-su đã giáng sinh làm người, Ngài “là hiện thân

134

“Ngài vốn có bản thể của Đức Chúa Trời.” (Phi-líp 2:6)

Vì thế trong khi thi hành chức vụ của mình tại thế, Chúa Cứu Thế Giê-su đã bày tỏ thẩm quyền của Đức Chúa Trời và chứng tỏ cho mọi người biết rằng Đức Chúa Trời đang tể trị trên thế gian bằng nhiều cách.

Ý Cha được nên, ở đất như ở trời.

Ý chỉ của Đức Chúa Trời được bày tỏ cho lồi người qua tâm trí con người, qua thiên nhiên, qua Kinh Thánh và qua Con Đức Chúa Trời tức là Chúa Cứu Thế Giê-su. Ý chỉ của Chúa có thể được chia làm ba loại:

1/ Ý chỉ đạo đức của Đức Chúa Trời được bày tỏ cho nhân loại qua Mười Điều Răn; các ý chỉ này đã được Chúa Giê-su tóm lược lại thành hai Đại Điều Răn: (Mat 22:37,39)

1)Hãy hết lòng, hết linh hồn, hết lý trí yêu kính Chúa là

Đức Chúa Trời ngươi.

2)Hãy u thương người khác như chính mình. 2/ Ý chỉ tổng quát của Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hóa cho nhân loại, những sinh vật do Ngài tạo nên:

“Vậy thì, hoặc ăn, hoặc uống hay làm việc gì hãy vì vinh quang của Chúa mà làm.” (1 Cor 10:31)

3/ Ngoài ra Chúa cũng có những ý chỉ cụ thể cho mỗi người trong chúng ta. Ví dụ Chúa kêu gọi Áp-ra-ham từ giữa những dân tộc thờ thần tượng để tôn thờ Ngài và từ dịng dõi ơng lập một dân tộc thờ tự Chúa. Đức Chúa Trời cũng kêu gọi một số người như Môi-se để giải cứu dân Israel ra khỏi vịng nơ lệ của Ai-cập. Chúa kêu gọi Phao-lô để truyền giảng Phúc Âm cho những dân tộc ngoại quốc. v.v..Chúa sẵn sàng bày tỏ ý chỉ cụ thể cho mỗi con dân Chúa, vì thế nếu bạn muốn biết Chúa muốn mình làm gì hãy cầu nguyện qua Lời Chúa. Cầu nguyện Lời Chúa là một cách quan trọng để biết ý chỉ cụ thể của Ngài cho mình.

Ý của Đức Chúa Trời là những Điều Răn, Mạng Lệnh và chương trình cứu rỗi nhân loại qua Chúa Cứu Thế Giê-su đã được mạc khải trong Kinh Thánh. Những người làm theo ý Đức Chúa Trời sẽ

135

được vào Nước Thiên Đàng (Mat 7:21) Người tin, vâng phục, sống theo và truyền bá Phúc Âm của Đức Chúa Trời là người làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời.

Loài người trên thế giới được quyền tự do chọn lựa làm theo ý Đức Chúa Trời hay không làm theo. Đức Chúa Trời muốn con người tự nguyện vâng theo ý Chúa để vào trong Vương Quốc Ngài. Nhưng thực trạng trên thế giới cho thấy loài người vì bản chất tội lỗi di truyền từ tổ phụ A-đam nên khơng thể tự mình làm theo ý chỉ thánh của Đức Chúa Trời. Đây là lý do Chúa Cứu Thế Giê-su phải giáng trần để giải thoát nhân loại ra khỏi bản chất tội lỗi và thêm năng lực cho những người tin Ngài để họ có khả năng làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời.

Nói tóm lại Chúa Cứu Thế Giê-su đã đến thế gian để khai trương, để mở một con đường lớn cho nhân loại vào Nước Đức Chúa Trời (Nước Thiên Đàng) vĩnh phúc. Loài người chúng ta cần tin Chúa Cứu Thế Giê-su để được cứu rỗi, để được phục hồi mối quan hệ với Đức Chúa Trời, để được ban năng lực để sống một đời sống tốt lành, đẹp ý Chúa và vâng lời thi hành Đại Mạng Lệnh của Ngài: “Hãy đi mơn đệ hóa mn dân cho Chúa”.

Xin cho chúng con hôm nay đồ ăn đủ ngày.

Chúa Giê-su dạy chúng ta nên tin cậy vào sự chu cấp của Đức Chúa Trời cho những nhu cầu vật chất hàng ngày của chúng ta. Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa sáng tạo nên mn lồi vạn vật và Ngài muốn con người ý thức rõ điều này. Nếu Đức Chúa Trời là Đấng đã tạo nên mọi sự thì Ngài có khả năng cung cấp đầy đủ nhu cầu cho con dân Chúa. Lồi người vì thiếu đức tin nơi Đấng Tạo Hóa tồn năng nên hay lo lắng thái quá về vấn đề cơm ăn, áo mặc hàng ngày.Vua Đa-vít đã tuyên bố:

“Từ khi cịn trẻ, đến nay tơi đã già,

Tơi chưa từng thấy người cơng chính bị bỏ, Và con cháu người phải đi ăn mày.” (Thi 37:25)

Trong lời cầu nguyện này loài người cũng được nhắc nhở rằng chúng ta phải nương cậy vào Chúa để sống mỗi ngày; con người

136

khơng thể biết và khơng có quyền kiểm sốt tương lai của mình; tương lai của mỗi người cũng như của thế giới này nằm trong tay Đức Chúa Trời. Ngồi ra Chúa cũng dạy chúng ta khơng nên tham lam, tích trữ của cải, vật chất cho nhiều vì con người khi qua đời khơng thể đem theo gì cả.

Xin tha thứ tội cho chúng con,

Như chính chúng con cũng tha kẻ mắc tội với chúng con.

Là con dân Chúa, chúng ta ý thức được bản tính tội lỗi, yếu đuối của mình, cho nên dù đã được cứu rỗi, con dân Chúa vẫn có thể vấp ngã trên đường đời. Vì thế trong khi cầu nguyện, tương giao với Chúa con dân Chúa được khuyến khích xưng tội cùng Chúa để được tha thứ và thanh tẩy: “Nếu chúng ta xưng tội lỗi mình thì

Ngài là Đấng thành tín và cơng chính sẽ tha thứ tội lỗi chúng ta và thanh tẩy chúng ta sạch mọi điều bất chính.” (1 Giăng 1:9)

Khi một người ý thức được rằng mình đã phạm tội và được Chúa u thương tha thứ thì người đó sẽ dễ dàng tha thứ cho người khác cũng phạm tội như mình.

Xin đừng để chúng con sa vào chước cám dỗ, Nhưng cứu chúng con khỏi kẻ ác. (điều ác)

Con người ai cũng có những điều mình mong muốn; nhưng vì bản chất tội lỗi, ích kỷ những điều mong muốn kia trở thành những dục vọng ích kỷ. Con người có thể làm bất cứ điều gì gian ác, tội lỗi để thỏa mãn những dục vọng ích kỷ của mình. Ngồi cái dục vọng bên trong con người chúng ta; người ta còn phải đối diện với những cám dỗ của ma quỷ và thế gian. Đây là lý do Kinh Thánh cho biết loài người đã ngã gục trước tội lỗi và sự cám dỗ của ma quỷ: “Vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất vinh quang của

Đức Chúa Trời.” (Rơm 3:23) Những tín hữu của Chúa Cứu Thế là

những người đã được giải thoát ra khỏi quyền năng của tội lỗi từ bên trong con người; nhưng con người vẫn phải đối diện với sự cám dỗ và ngay cả những sự bắt bớ, đàn áp của kẻ ác và của ma quỷ từ thế gian. Vì thế con dân Chúa cần sự soi sáng, hướng dẫn

137

và thêm năng lực để chiến thắng mọi cám dỗ và thử thách trong cuộc sống.

Chúa Giê-su đã tiên báo cho con dân Ngài,

“Trong thế gian, các con sẽ gặp hoạn nạn; nhưng hãy an tâm! Ta đã thắng thế gian rồi.” (Giăng 16:33)

Chúa Cứu Thế Giê-su đã chiến thắng điều ghê sợ khủng khiếp nhất, đó là sự chết, nên Ngài có thể ban năng lực giúp con dân Chúa chiến thắng sự sợ chết, trung tín tin cậy, thờ phượng Đức Chúa Trời trong mọi hoàn cảnh.

Một người có đức tin, người ấy có thể thờ phượng và cầu nguyện cùng Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hóa, Đấng chủ tể mn loài vạn vật, như là Cha thiêng liêng của mình, người đó sẽ cảm thấy an tồn, tự tin hơn để sống trong sự chăm sóc, gìn giữ của Đức Chúa Trời trên thế giới này.

Như thế một tín hữu của Chúa Cứu Thế là người đã được phục hồi mối tương giao với Đức Chúa Cha. Chúa Giê-su khi cịn tại thế đã có một mối tương giao thân thiết với Đức Chúa Cha; Ngài thường xuyên cầu nguyện. Chúa đã khuyên các môn đệ của Ngài, “Phải

tỉnh thức và cầu nguyện để các con khỏi sa vào sự cám dỗ, vì tâm linh thì mong muốn nhưng thể xác lại yếu đuối.” (Mác 14:38)

Một phần của tài liệu 0-Thế Giới Quan Kinh Thanh Edit1final (Trang 130 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)