II. Đức ChúaTrời yêu thương vẫn tìm kiếm những con người có đức tin và sử dụng họ để cứu rỗi nhân loại.
33 Toan Ánh, Phong Tục Thờ Cúng trong Gia Đình Việt Nam, Nhà Xuất Bản Tổng Hợp Đồng Tháp, tr
52
Kinh Thánh và chính Chúa Cứu Thế Giê-su xác nhận rằng con người có linh hồn:
“Đừng sợ kẻ giết thân thể mà không giết được linh hồn.
Thà sợ Đấng có thể hủy diệt cả linh hồn lẫn thân thể nơi hỏa ngục.” (Mat 10:28)
Ngoài ra đa số người Việt Nam cũng không chấp nhận thuyết luân hồi. “Theo Phật giáo, chúng ta sinh ra từ cái bào thai hành động (Kammayoni). Chính hành động hay nghiệp của ta trong quá khứ là cái bào thai nuôi dưỡng và tạo điều kiện để ta tái sinh.”… “có sự tái sinh ở chỗ này tức là có một chúng sinh sinh ra ở chỗ khác…Sanh và tử chỉ là hai giai đoạn trong một tiến trình. Sanh rồi tử, tử rồi sanh, sự luân lưu bất tận, sanh tử, tử sanh của chuổi dài những kiếp sống gọi là luân hồi (Samsara), một cuộc đi bất định, mãi mãi và khơng mục đích.”34 Nhưng đa số người Việt Nam thờ cúng tổ tiên thì vào ngày giỗ, tết, vẫn cúng bái ông bà, tổ tiên và mời gia tiên về dự với con cháu.
Thật ra cho đến nay thuyết luân hồi mà người Ấn Độ giáo và Phật giáo tin tưởng vẫn chưa được chứng minh là đúng.
Về phương diện lý luận, thuyết luân hồi không thể trả lời được câu hỏi, nếu con người của kiếp này là quả của nghiệp trong kiếp trước, thì con người đầu tiên hết là quả của nghiệp nào và của kiếp nào?
Theo sách Đức Phật và Phật Pháp, sự hạ sinh và chết của Đức Phật được ghi chép như sau: “Vào ngày trăng tròn tháng năm, năm 623 trước D.L., tại Ca-tì-la-vệ bên ranh giới Ấn Độ và Nepal ngày nay, và trong vườn Lâm-tỳ-ni, có hạ sinh một hồng tử về sau trở thành vị giáo chủ vĩ đại nhất trên thế gian.”35
Sách Đức Phật và Phật Pháp ghi lại những ngày sau cùng của Đức Phật: “Sau khi thọ thực xong Đức Phật nhiễm bịnh lỵ huyết trầm trọng, rất đau đớn, gần như sắp chết.”36 “Nhưng “Đức Phật