29
Thuyết nhân quả nghiệp báo phù hợp với quan niệm Ông Trời trừng phạt kẻ ác, ban thưởng người lành.”24
Dù sau cả ngàn năm lệ thuộc Trung Hoa và chịu ảnh hưởng sâu xa của nền văn Hóa Thích-Khổng-Lão, ý niệm về Ơng Trời vẫn tồn tại và được các triều đại Việt Nam chính thức hóa theo nghi lễ của triều đình Trung Hoa từ thời nhà Hồ. Theo Từ Điển Hội Lễ Việt Nam, lễ tế Trời hay Nam Giao được chính thức thành lập từ thời nhà Hồ: “Ở Việt Nam lễ tế Giao bắt đầu từ năm 1403 tại đàn Giao ở Đồn Sơn (trong khu gần thành nhà Hồ ở Thanh Hóa)...Đàn Nam Giao đầu thời Lê ở Thăng Long...Nhà Tây Sơn đắp đàn Nam Giao ở núi Ba Tầng (Huế)...Đàn Nam Giao thời Nguyễn đắp vào năm 1806 ở làng Dương Xuân phía nam Huế.”25
Như thế người Việt Nam ngay từ thời xa xưa, từ giới bình dân cho đến triều đình vua chúa đều tin đến Ơng Trời. Mặc dù theo thời gian ý niệm và tín ngưỡng Trời có phát triển và thay đổi theo ảnh hưởng các tơn giáo từ ngồi đến, nhưng những ý niệm căn bản về Ông Trời như Đấng Tạo Hóa, Đấng quyền năng, Đấng ban phúc lành, thưởng phạt công minh v.v. vẫn hiện diện một cách rõ rệt và sâu sắc trong tiềm thức dân Việt.
Nói chung tất cả nhân loại đã sa ngã, xa cách Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hóa của mình nhưng Đức Chúa Trời vẫn kiên trì tìm kiếm để cứu rỗi con người. Lịch sử nhân loại cho thấy đa số các dân tộc Tây Phương đã đáp ứng với Phúc Âm cứu rỗi của Chúa Cứu Thế Giê-su và đã trở lại tin tưởng và thờ phượng Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hóa của nhân loại.
Chúng tôi tin rằng với một ý niệm sâu sắc về Ơng Trời vẫn cịn phổ quát trong mọi tầng lớp xã hội, người Việt sẽ đáp ứng, tin cậy và trở lại thờ Trời khi được nghe và hiểu biết một cách tường tận Phúc Âm cứu rỗi của Đức Chúa Trời trong Chúa Cứu Thế Giê-su.