Nhóm giải pháp từ phía các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tiếp cận vốn vay chính thức và phi chính thức của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 85)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.1 Nhóm giải pháp từ phía các doanh nghiệp

3.1.1 Giải pháp về tính minh bạch trong báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là một trong những cơ sở quan trọng để ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tư đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, từ đó quyết định tín dụng hoặc đầu tư. Vì vậy, báo cáo tài chính khơng đầy đủ, rõ ràng, thiếu tính minh bạch sẽ khiến doanh nghiệp rất khó để tiếp cận nguồn vốn. Đặc biệt đối với các DN lớn, các DNNY trên TTCK thì việc minh bạch trong báo cáo tài chính là yêu cầu bắt buộc. Một số DN minh bạch báo cáo tài chính nhưng khơng đầy đủ, kịp thời hoặc số khác các DN cung cấp thông tin nhưng số liệu hạch toán nội bộ và số liệu cung cấp cho các cơ quan quản lý khác nhau. Do vậy những DN này khó tạo dựng được mối quan hệ tin cậy với các NH và các TCTD khi DN đi vay vốn hoặc có vay được thì DN cũng phải trả mức lãi suất cao hơn các DN khác. Giải pháp được đề xuất ở đây nhằm giúp các DN tiếp cận nguồn vốn vay chính thức từ các TCTD, các ngân hàng, phát hành trái phiếu hoặc gọi vốn từ các nguồn khác một cách chính thống thì điều kiện bắt buộc là phải minh bạch, nâng cao tính chính xác và qluanr lý chặt chẽ hệ thống báo cáo tài chính của mình như sau:

Các DNNY trên TTCK cần có sự thay đổi về tư duy, đào tạo nâng cao năng lực nhân viên kế toán và tăng cường kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp. Các DN cần thay đổi nhận thức về vai trị của thơng tin kế toán, áp dụng đầy đủ các nguyên tắc, các chuẩn mực kế tốn trong việc trình bày báo cáo tài chính. Các chủ DN cần phải nhận thức về báo cáo tài chính rằng ngồi việc phục vụ cho việc quản lý của cơ quan thuế và cho chính nhu cầu quản lý của các chủ sở hữu của doanh nghiệp, thì việc trình bày đầy đủ và minh bạch các thông tin trên báo cáo tài chính sẽ cắt giảm các bước trong thủ tục thẩm định tín dụng vốn của các ngân hàng cũng như giảm thời gian cho doanh nghiệp, góp phần tạo niềm tin và uy tín cho các nhà đầu tư khác và các ngân hàng.

Bên cạnh đó DN cũng cần từng bước áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế, chú ý đến việc nâng cao và bồi dưỡng năng lực cho nhân viên kế tốn, ngồi các cơng việc như ghi sổ kế tốn, họ cịn có khả năng trong việc phân tích và tư vấn tài chính cho chủ doanh nghiệp.

cường đầu tư và ứng dụng cơng nghệ trong lập sổ sách kế tốn, khai thuế và hải quan qua các trang điện tử, thực hiện giao dịch ngân hàng qua internet.

Người lãnh đạo doanh nghiệp cần nâng cao kiến thức và năng lực của mình về quản trị tài chính, quản trị rủ ro DN nhằm triển khai và quản trị hệ thống kế tốn, tài chính một cách có hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó DN nên thường xun chia sẻ các thơng tin tài chính và kết nối với các TCTD để doanh nghiệp từng bước minh bạch hóa thơng tin tài chính và tạo lịng tin trên thị trường.

3.1.2 Giải pháp về tài sản đảm bảo

Để đảm bảo sự an tồn tín dụng, hầu hết tất cả gói vay của ngân hàng, các TCTD đều yêu cầu tài sản đảm bảo. Tuy nhiên với đặc tính nguồn vốn hạn chế, DN không thể bổ sung nguồn lực để đáp ứng yêu cầu này của ngân hàng. DN vẫn có thể huy động nguồn vốn vay trong trường hợp không đủ TSĐB để thế chấp khoản vay, bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước và các ngân hàng thơng qua các hình thức cụ thể như sau:

- Doanh nghiệp có thể liên hệ với Quỹ Bảo lãnh tín dụng uy tín để đề nghị được bảo lãnh khoản vay tín dụng của mình.

- Nâng cao hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng, thực hiện thanh tốn an tồn cho nhà cung cấp và tận dụng uy tín của người mua để có lịch sử tín dụng tốt giúp tiếp cận tốt hơn nguồn vốn vay chính thức từ các ngân hàng.

- Tiếp cận thơng tin về các chính sách và chương trình hỗ trợ dành cho các doanh nghiệp của Chính phủ, Nhà nước cũng như các TCTD thơng qua việc tích cực tham gia các hiệp hội doanh nghiệp.

Bên cạnh đó các ngân hàng nên cho phép các DN dùng tài sản hình thành từ vốn vay nhằm đảm bảo tiền vay vì các ngân hàng cho vay cũng mong muốn khi DN đáo hạn thì ngân hàng thu hồi được lãi suất và vốn. Điều quan trọng trong tín dụng ngân hàng khơng phải là tài sản đảm bảo mà là DN đi vay vốn có giữ được uy tín hay khơng. Do đó, khâu thẩm định khách hàng là vô cùng quan trọng.

Ngân hàng nên xem xét chấp nhận các tài sản hữu hình như nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm, quyền sở hữu trí tuệ với các sản phẩm, bí quyết kinh doanh đặc trưng hoặc máy móc, trang thiết bị cũng là tài sản thế chấp.

Đối với các khoản vay ngắn hạn, khoản vay mùa vụ ngân hàng nên xem xét tính khả thi của dự án kinh doanh hơn là dựa trên tài sản thế chấp.

Để công bằng với các DN đi vay việc định giá tài sản thế chấp được tiến hành bởi các cơng ty định giá, cơng ty kiểm tốn hay các công ty tư vấn quốc tế. Việc định giá tài sản thế chấp được thông qua bên thứ ba sẽ mang tính khách quan và cơng bằng hơn đối với các DN. Ngân hàng chỉ cần dựa trên kết quả đánh giá của các bên trung gian để quyết định khoản vay với DN.

3.1.3 Giải pháp về năng lực quản trị của các doanh nghiệp

Năng lực quản trị của lãnh đạo của các DN nhìn chung cịn yếu, trình độ nhân sự hạn chế, thiếu tính đột phá và chun mơn cao, khả năng lập kế hoạch, phương án kinh doanh không rõ ràng, chặt chẽ khiến ngân hàng và các tổ chức tín dụng đánh giá thấp năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì vậy, để vận hành tốt doanh nghiệp, các chủ DN cần tập trung nâng cao năng lực và kiến thức quản trị doanh nghiệp của mình. Lỗnh đạo các DN cần tham gia các khoá đào tạo quản trị doanh nghiệp, bồi dưỡng thêm những kiến thức về quản trị tài chính DN, quản trị rủi ro, xây dựng kế hoạch chiến lược bvaf tham khảo các mơ hình quản trị DN hiệu quả vận dụng những kiến thức đó vào thực tế cơng tác nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DN.

Am hiểu về thâm hụt vốn lưu động, tình trạng luân chuyển dòng tiền, nâng cao hiệu quả các khoản thu, giảm các chi phí xử lý thanh tốn, tận dụng các nguồn vốn dư thừa, đảm bảo nguồn vốn trong các trường hợp cần thiết giảm thiểu những rủi do cho DN là điều các nhà quản trị DN cần lưu tâm đến.

Các DN cần không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, từ các cấp lãnh đạo đến tồn bộ nhân sự của mình. Có kế hoạch chiến lược, chính sách phát triển nhân sự gắn bó lâu dài cho DN thơng qua các chính sách lương, thưởng, chế độ đãi ngộ DN nhằm đảm bảo nguồn nhân sự chun mơn hóa cao đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Xây dụng mơ hình quản trị DN linh hoạt phù hợp với đặc điểm, quy mô hoạt động, ngành nghề sản xuất, kinh doanh của DN. Cần cắt giảm nhân sự Hội đồng Quản trị nếu quy mô hội đồng quản trị lớn hơn so với quy mô DN. Quy mô nhân sự lớn, rườm rà sẽ làm phát sinh chi phí, quy trình ra quyết định kéo dài thời gian gây ảnh hưởng đến hiệu qảu hoạt động của DN.

Để đảm bảo người lao động, cán bộ nhận thức được tầm quan trọng của quản trị DN và ý nghĩa của quản trị tốt DN có vai trị to lớn trong việc tiếp cận tín dụng phục vụ cho sản xuất kinh doanh cần coi trọng công tác truyền thông nội bộ ở tất cả các cấp và các phịng ban trong cơng ty.

DN cần xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh trung và dài hạn. Hàng năm cần đánh giá hiệu quả, mức độ hoàn thành của kế hoạch đề ra. Từ đó có thể đánh giá được những hoạt động của mình và có những chính sách điều chỉnh kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

Có phương án đầu tư và phân bổ nguốn tài chính của DN một cách phù hợp thông qua việc xây dựng cơ sở dữ liệu hoạt động DN, vận hành kiểm soát và kiểm toán nội bộ để đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của DN.

3.2 Nhóm giải pháp liên quan đến hệ thống ngân hàng và các cơ quan Chính phủ

3.2.1 Giải pháp cải thiện lãi suất vay ngân hàng

NHNN cần thực hiện các chính sách hỗ trợ tín dụng mở rộng, chú trọng vào các lĩnh vực, ngành nghề đặc thù được Đảng và Chính phủ ưu tiên hỗ trợ phát triển. Đối với những ngành nghề tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng cấn có chính sách kiểm sốt chặt chẽ tín dụng, đảm bảo an tồn tín dụng của ngân hàng.

Cần có sự đồng lịng của các ngân hàng lớn. Một trong những nguyên nhân khiến nguồn vốn huy động đầu vào cao là do một số ngân hàng nhỏ, có thanh khoản yếu đã chủ động tăng mức lãi suất huy động lên cao hơn so với nhóm các ngân hàng khác. Tuy nhiên, với tỷ trọng trên 70% thị phần huy động và tín dụng, nhóm ngân hàng vốn nhà nước và ngân hàng cổ phần lớn nếu kết hợp chặt chẽ vẫn có thể nắm vai trị quyết định trong điều chỉnh xu hướng lãi suất chung của thị trường vốn.

NHTM và các TCTD cần ra các sản phẩm tín dụng phù hợp với từng loại hình DN theo từng nhóm ngành nghề, sản phẩm tín dụng mang tính thời vụ, ngắn hạn để có thể đáp ứng linh hoạt các yêu cầu của các DN.

3.2.2 Các giải pháp về cải thiện các điều kiện vay của ngân hàng

Để các DN nâng cao hiệu quả tiếp cận nguồn vốn chính thức, các ngân hàng cần tìm ra phương án điều chỉnh các điều kiện vay cho phù hợp với thực tế của các DN. Bên cạnh đó vẫn phải đáp ứng các tiêu chí đảm bảo an toàn nguồn vốn của ngân hàng bằng

cách nâng cao năng lực quản trị rủi ro, thẩm định chính xác các thơng tin về DN, lịch sử giao dịch tín dụng của DN. Nếu ngân hàng đưa ra các điều kiện vay quá chặt chẽ sẽ gây khó khăn cho DN dù có tiềm năng phát triển tốt nhưng cũng không thể tiếp cận nguồn vốn vay. Các giải pháp nhằm cải thiện các điều kiện vay của ngân hàng được đưa ra như sau:

Ứng dụng công nghệ 4.0 vào hoạt động giao dịch của ngân hàng, sử dụng khoa học về dữ liệu giúp ngân hàng nắm bắt nhanh các thông tin về hoạt động kinh doanh của DN, cũng như nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài chính của DN, từ đó đánh giá tốt hơn uy tín, lịch sử tín dụng của DN. Song song với đó cần đơn giản hóa các thủ tục quy trình tín dụng, có sự tư vấn chi tiết các yêu cầu về khoản vay cho DN, yêu cầu cung cấp thơng tin phù hợp với tình hình thực tế cho DN dễ dàng thực hiện.

Hình thức cho vay theo chuỗi cung ứng dựa trên uy tín và mức độ rủi ro của DN giúp cho các DN khắc phục được khó khăn về thiếu TSĐB, đây là một trong những khó khăn lớn nhất của các DN tại Việt Nam hiện nay.

Các ngân hàng cần tăng cường liên kết hợp tác với Trung tâm Thơng tin tín dụng Quốc gia (CIC), Tổng cục Thuế, các cơng ty cấp nước, Tổng công ty Điện lực nơi DN hoạt động nhằm cập nhật thơng tin về tình hình hoạt động của DN từ đó tổng hợp các số liệu về nộp thuế, sử dụng các dịch vụ điện nước của DN vay. Ngồi ra các ngân hàng, các tổ chức tín dụng cũng cần tăng cường cung cấp các gói vay mua vụ, ngắn hạn để phù hợp với nhu cầu vay của các DN nhỏ và siêu nhỏ.

Thông qua các hội thảo, tọa đàm chia sẻ kết nối ngân hàng và các DN giúp các ngân hàng hiểu được nhu cầu của DN từ đó đưa ra những chính sách chiến lược kinh doanh phù hợp cho chính khách hàng của mình. Tăng cường các cơ hội cho các DN trở thành đối tác lớn của các ngân hàng.

Triển khai các giải pháp quản lý dòng tiền như quản lý các khoản phải thu, khoản nợ phải trả, sao kê, báo cáo dịng tiền thơng qua hệ thống quản lý công nghệ thông tin cho phép các DN tự giao dịch với các ngân hàng được nhanh chóng, thuận tiện và giảm được các chi phí phát sinh cho DN.

- Khi ngân hàng tham gia trực tiếp và chuỗi sẩn xuất, kinh doanh phân phối của DN giúp cho các ngân hàng giám sát được hoạt động của các DN giảm thiểu các rủi ro khi cấp tín dụng, kiểm sốt được dịng tiền cho vay, gia tăng cơ hội hợp tác và cung cấp tín dụng cho các DN có nhu cầu sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.

Cần đa dạng hóa các kênh tiếp cận vốn cho DN, tăng cường tìm kiếm và tiếp cận các nguồn vốn giá rẻ từ các chương trình, dự án ưu đãi của các tổ chức trong và ngoài nước để tài trợ cho các lĩnh vực kinh doanh đặc thù của các DN được Chính phủ, Nhà nước chú trọng phát triển. Từ đó thiết kế các sản phẩm cho vay đặc thù phù hợp với đối tượng khách hàng là DNNVV, DN khởi nghiệp sáng tạo và nhu cầu vốn vay theo các nhóm ngành nghề để đáp ứng tốt hơn nhu cầu về vốn của DN nhằm đưa ra các giải pháp linh hoạt theo xu thế của thị trường.

3.2.3 Giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh và thể chế

Trong những năm gần đây Chính phủ đã có những chính sách về cải cách hành chính và cải thiện mội trường đầu tư kinh doanh. Công tác cải cách hành chính, cải thiện mơi trường kinh doanh tiền tệ được trong ngành ngân hàng được đặc biệt trú trọng nhằm tạo điều kiện cho DN tiếp cận nguồn vốn chính thức từ các ngân hàng được dễ dàng, thuận lợi hơn góp phần thực hiện phát triển kinh tế xã hội.

Tạo mơi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, tránh phân biệt đối xử đối với các DN tư nhân gtrong tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng. Cần xây dựng các chính sách kinh tế vĩ mô một cách đồng bộ, phát triển một cách hài hòa giữa các khu vực trong nền kinh tế, tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Các cơ quan quản lý nhà nước cần tiếp tục rà sốt các văn bản pháp luật như các thơng tư, nghị định liên quan đến việc hỗ trợ DN tiếp cận nguồn vốn, các thủ tục hành chính để bãi bỏ những quy định chồng chéo gây khó khăn cho DN. Từ đó có sự thống nhất trong điều hành các chính sách ở cơ quan nhà nước, đảm bảo tính cơng bằng trong tiếp cận các nguồn lực tài chính của các thành phần kinh tế.

Trong năm 2018 Chính phủ đã có những biện pháp quyết liệt nhằm hiện đại hóa các thủ tục hành chính, cái cách tổ chức bộ máy, cắt giảm các điều kiện kinh doanh, do đó xếp hạng mơi trường kinh doanh cũng được cải thiện rõ rệt, Việt Nam vươn lên đứng thứ 69 trên thế giới, vượt 21 bậc so với năm 2015. Môi trường kinh doanh tốt hơn trước là đánh giá của hơn 50% số DN được hỏi. Tuy nhiên, mặc dù mơi trường kinh doanh được cải thiện nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều hạn chế;

- Chất lượng cắt giảm các điều kiện kinh doanh thực chất chưa đạt yêu cầu; - Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong các giao dịch điện tử vẫn còn

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tiếp cận vốn vay chính thức và phi chính thức của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w