CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.2 Thực trạng tiếp cận nguồn vốn của DNNY trên TTCK
2.2.1 Thực trạng tiếp cận nguồn vốn vay chính thức
2.2.1.1 Nguồn vốn tín dụng ngân hàng
Theo thống kê của Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam, khả năng tiếp cận tín dụng của DNNY trên TTCK qua hệ thống các NHTM cịn hạn chế, có đến 70% doanh nghiệp nói chung hiện chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Trong đó, hơn 30% DN khơng thể tiếp cận nguồn vốn ngân hàng và 30% DN khác cho biết,
rất khó tiếp cận nguồn vốn này. Gần 70% số DN cịn lại phải tiếp tục sử dụng nguồn vốn tự có hoặc vay từ nguồn vốn phi chính thức với chi phí lãi suất rất cao, nhiều rủi ro cho doanh nghiệp.
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Tính đến thời điểm 31/12/2018, cả nước có 714.755 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong đó, lực lượng DNNVV chiếm khoảng 98,1% tổng số doanh nghiệp, đóng góp khoảng 45% cho GDP, 31% vào tổng thu ngân sách nhà nước và thu hút hơn 5 triệu việc làm.
Thực hiện chỉ đạo và chủ trương của Chính phủ, ngành ngân hàng cũng xây dựng nhiều giải pháp, chính sách nhằm thúc đẩy DN tiếp cận vốn tín dụng. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 45/2018/TT-NHNN, ngày 28/12/2018 hướng dẫn các tổ chức tín dụng cho vay có bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng, tạo điều kiện cho DN tiếp cận vay vốn. Cùng với việc ban hành chính sách, văn bản hướng dẫn, Ngân hàng Nhà nước cịn tổ chức các Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp tại nhiều địa phương nhằm thúc đẩy nguồn vốn tín dụng hỗ trợ DN phát triển sản xuất, kinh doanh. Nhưng thực tế cho thấy các doanh nghiệp vẫn rất khó tiếp cận nguồn vốn vay chính thức từ các NHTM, các TCTD được cấp phép chính thống.
2.2.2.2 Nguồn vốn tín dụng thương mại
Để kích thích tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ thì các nhà cung cấp thường ứng trước một khoản tiền vốn cho DN và DN sẽ cam kết cung cấp hàng hóa trong tương lai. Khoản tiền này sẽ được thể hiện trong báo cáo tài chính của DN là khoản phải trả. Khoản tiền vốn này được gọi chung là tín dụng thương mại.
Nguồn vốn tín dụng thương mại là nguồn vốn vay phi chính thức, do vậy thường là nguồn vốn ngắn hạn, tự phát. Nguồn vốn này thường chiếm khoảng 40% tổng nợ ngắn hạn của DN và sẽ tự động gia tăng khi quy mơ giao dịch tăng.
Tín dụng thương mai thường gồm hai thành phần: là tín dụng thương mại miễn phí và tín dụng thương mai chịu phí. Tín dụng thương mại miễn phí là loại tín dụng DN nhận được trong thời hạn hưởng chiết khấu. Tín dụng thương mại chịu phí là tín dụng mà DN phải chịu thêm phần tín dụng thương mại tăng thêm bên ngồi tín dụng miễn phí. Khi DN khơng thanh tốn trong thời hạn hưởng chiết khấu DN sẽ phải chi trả thêm khoản phí này.
NHTM, các TCTD thì việc tiếp cận các nguồn tín dụng thương mai ln được các DN quan tâm nhiều hơn. Quan hệ tín dụng thương mại được hình thành khi các DN thừa vốn là ngun vật liệu, nhân cơng lúc đó quan hệ mua bán chịu được thực hiện trọng một thời gian nhất định và có lợi cho cả hai bên.
Nguồn vốn tín dụng thương mại vẫn chưa được thừa nhận chính thức nên vẫn đầy rẫy những rủi do vì quyền lợi của DN chưa được đảm bảo. Quan hệ tín dụng thương mại ở Việt Nam hiện nay đa phần chỉ dựa trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau giữa bên mua và bên bán. Do vậy sử dụng tín dụng thương mại thường dễ dẫn đến tình trạng quỵt nợ, nợ khó địi giữa các DN. Khi quy mơ nguồn tín dụng thương mại càng lớn thì rủi ro càng cao.
Thực tế hiện nay nhu cầu vốn của DN là rất lớn, nguốn vốn tín dụng thương mại đã đáp ứng được phần nào nhu cầu vốn tạm thời mang tính mùa vụ của DN giúp các DN tiêu thụ hàng hóa, thúc đẩy sản xuất. Hơn nữa tín dụng thương mại cịn giúp cho các DN sử dụng hiệu quả nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Theo nghiên cứu của Hồng Thị Thu Trang, Ninh Thị Thúy Ngân (2018), có 84% số DN tại Việt Nam có nhu cầu sử dụng tín dụng thương mại để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tín dụng thương mại chiếm đến 40% tổng số vốn lưu động của DN. Các DN luôn ở tình trạng thiếu vốn để xoay vịng do vậy việc mua bán chịu các nguyên liệu sản xuất là rất cần thiết. Nguồn vốn tín dụng thương mại giúp các DN hỗ trợ qua lại lẫn nhau.
Thực tế hiện nay tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các DN diễn ra rất phổ biến dẫn tới các DN trì hỗn khơng trả lãi và khơng có thương phiếu để ghi nhận nợ. Ngân hàng có thể khơng nhận được nguồn vốn đã đầu tư do chủ nợ chặn hàng, siết nợ khiến cho ngân hàng ở tình trang cho vay khơng có TSĐB. Bên cạnh đó nhiều DN sử dụng khoản vay khơng đúng mục đích dùng chi trả cho những khoản nợ tín dụng thương mại bắt buộc gây rủi ro cho DN khi đến hạn thanh toán.
Ở Việt Nam pháp lệnh về thương phiếu vẫn chưa có những quy định cụ thể, rõ ràng nên tính khả thi để áp dụng trong thực tế vẫn cịn chưa có.
Phần lớn các DN vẫn chưa quan tâm đến cơng cụ tín dụng thương mại là thương phiếu.
Các bên tham gia vào tín dụng thương mại bao gồm DN bán chịu hàng hóa, DN được chuyển nhượng thương phiếu, ngân hàng bảo lãnh… chưa thực sự có lịng tin với
thương phiếu và khả năng chuyển hóa thành tiền của thương phiếu khi đến hạn.
Có thể nói tín dụng thương mại đã phần nào giải quyết được nhu cầu về nguồn vốn ngắn hạn cho các DN đồng thời giúp cho các DN tiêu thụ được hàng hóa sản phẩm của mình. Tuy nhiên nguồn vốn tín dụng thương mại vẫn chưa được quy định cụ thể rõ ràng trong các quy định của pháp luật, do vậy đây vẫn là một hình thức vay vốn phi chính thức của các DN.
2.2.2.3 Nguồn vốn phát hành trái phiếu
Thị trường vốn tại Việt Nam trong đó có thị trường trái phiếu DN phát triển nhanh về quy mô, sản phẩm, thanh khoản nhanh góp phần giúp DN tiếp cận nguồn vốn hiệu quả. Nguồn vốn này góp phần quan trọng hỗ trợ bổ sung cho kênh cung ứng vốn truyền thống của các ngân hàng. Nguồn vốn huy động từ thị trường trái phiếu là kênh huy động vốn trung và dài hạn, mang tính ổn định cao cho DN giúp giảm bớt áp lực cho kênh tín dụng ngân hàng truyền thống tại Việt Nam hiện nay.
Tuy nhiên, thực trạng thị trường trái phiếu tại Việt Nam hiện nay quy mơ cịn nhỏ, phát hành trái phiếu chưa phải là kênh huy động vốn chủ yếu của các DN. Nguồn vốn huy động từ thị trường trái phiếu còn rất hạn chế. Theo Phạm Thị Thanh Tâm, Đỗ Đức Minh (2017): tính đến 31/12/2016 dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt 5,27% GDP, quy mơ thị trường tín dụng ngân hàng đạt: 113% GDP.
Đơn vị tính: 1.000 tỷ đồng 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Phát hành trái phiếu 4.574 7.552 16.700 27.896 21.298 35.078 44.101 38.750 62.628 58.384 58.375 87.725
Bảng 18: Nguồn vốn từ phát hành trái phiếu của DNNY trên TTCK giai đoạn 2007- 2018
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu của Fiinpro
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy được nguồn vốn phát hành trái phiếu của các DNNY trên TTCK qua các năm cho thấy quy mô nguồn vốn rất nhỏ so với các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia …. Thị trường trái phiếu có sự thay đổi tích cực trong những năm gần đây, khẳng định vai trò là kênh huy động vốn hiệu
quả cho các DNNY trên TTCK.
Giai đoạn từ 2007 – 2011: nguồn vốn từ phát hành trái phiếu của các DN tăng với tốc độ nhanh, mạnh cả về quy mô lẫn tốc độ tăng trưởng: năm 2007 nguồn vốn từ phát hành trái phiếu của các DN là chỉ có 4.574 nghìn tỷ đồng thì sau 5 năm, năm 2011 tăng 21.298 nghìn tỷ đồng, tăng 366%.
Giai đoạn từ 2011 – 1014: Nguồn vốn từ phát hành trái phiếu của các DN tăng từ 21.298 nghìn tỷ đồng năm 2011 tăng lên 38.750 nghìn tỷ đồng vào năm 2014 tăng 81,94%.
Giai đoạn 2014 – 2018: tốc độ nguồn vốn tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây, năm 2014: 38.750 nghìn tỷ đồng tăng vọt vào năm 2018: 87.725 nghìn tỷ đồng (tăng 126,4%). Điều này cho thấy thị trường nguồn vốn của các DN ngày càng đa dạng hơn, có sự thay đổi theo xu thế chung của thế giới, nguồn vốn từ phát hành trái phiếu của các DN cũng có sự thay đổi.
Tuy nhiên các DN Việt Nam chủ yếu vẫn huy động nguồn vốn qua các NHTM để thực hiện các dự án về đầu tư cơ sở hạ tầng, sản xuất, kinh doanh. Quy mô TTCK vẫn cịn nhỏ, mức độ vốn hóa thấp nên mặc dù tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng nguồn vốn huy động từ thị trường này vẫn rất nhỏ so với nhu cầu của các DN, tính ổn định chưa cao. Thị trường vốn của Việt Nam lệ thuộc vào chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia theo hướng kiềm chế lạn phát, ổn định về mặt vĩ mơ nên các chính sách thắt chặt hạn chế sự tăng trưởng của thị trường nguồn vốn.
Các quy định về huy động nguồn vốn từ phát hành trái phiếu chưa chặt chẽ, thiếu sự kiểm soát của các cơ quan chức năng, các DN dễ dàng gọi vốn, dòng tiền huy động từ phát hành trái phiếu khơng bị kiểm sốt các DN có thể sử dụng nguồn vốn sai mục đích gây ra nhiều rủi ro tiềm ẩn cho các nhà đầu tư.
Thực trạng thiếu minh bạch, mập mờ trong báo cáo tài chính, phần lớn các DN phát hành trái phiếu lại là các DN chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán do vậy tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư.
Tóm lại, nguồn vốn từ phát hành trái phiếu trong những năm gần đây đã giúp cho các DN huy động được nguồn vốn trung và dài hạn với mức lãi suất ổn định để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN. Nói cách khác, nguồn vốn từ phát hành trái phiếu giúp cho DN đa dạng nguồn vốn, giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn của các
NHTM, các TCTD.
2.2.2.4 Nguồn thuê tài chính
Th tài chính khơng phải là lĩnh vực mới ở Việt Nam, được hình thành năm 2000. Nghị định 16/2001/NĐ-CP của Chính phủ được ban hàng ngày 02/05/2001 là căn cứ tạo điều kiện cho hoạt động thuê tài chính được nhiều cá nhân và DN biết đến và phát triển.
Tính đến thời điểm hiện tại, thị trường Việt Nam đã có 11 cơng ty cho th tài chính, trong đó có 1 cơng ty liên doanh, 3 công ty 100% vốn đầu tư nước ngồi. Các cơng ty cho th tài chính đang khơng ngừng phát triển và khẳng định vai trò là kênh huy động vốn tối ưu cho các DN tại Việt Nam.
Đơn vị tính: 1.000 tỷ đồng 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Thuê tài chính 229 449 14.858 609 640 534 760 668 616 28.907 772 929 Tốc độ tăng 0 96.3% 3.212% -95.9% 5.2% -16.6% 42.2% -12.1% -7.8% 4.593% -97.3% 20.4%
Bảng 19: Nguồn vốn huy động từ nguồn thuê tài chính dài hạn của các DNNY trên TTCK giai đoạn 2007-2018
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu của Fiinpro
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy thực trạng tình hình nguồn vốn th tài chính của các DNNY trên TTCK tại Việt Nam giai đoạn từ 2007 - 2018. Tốc độ tăng trưởng cao nhất vào năm 2009 tăng 3.212% và năm 2016 tăng 4.593%. Tăng trưởng âm liên tục trong các năm 2014, 2015, năm 2017 tăng trưởng âm cao nhất tới -97.3% và sau đó có dấu hiệu tăng trưởng lại vào năm 2018: 20.4%. Nhìn chung thị trường cho th tài chính vẫn có sự tăng trưởng trong giai đoạn 2007 – 2018 tốc độ tăng trưởng 305.6%. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng chậm, trung bình 25,4%/ năm, tốc độ phát triển chưa thật sự nhanh và mạnh, chưa được khai thác nguồn vốn một cách tối ưu. Quy mô hoạt động của các cơng ty cho th tài chính cịn hạn chế so với quy mô của hệ thống các tổ chức tín dụng.
Mặc dù đây là kênh huy động vốn hữu ích cho các DN để giải quyết khó khăn về nguồn vốn nhưng hoạt động cho thuê tài chính cịn khá lạ lẫm với các DN, đã phần các
DN chưa sử dụng nguồn vốn thuê tài chính do chưa được phát huy và mở rộng, mức độ hỗ trợ vốn đầu tư dài hạn.
Các quy định về hoạt động cho thuê tài chính của các cơ quan chức năng cịn thiếu đồng bộ và chưa nhất quán do hệ thơng các văn bản pháp lý gây khó khăn cho DN có nhu cầu tiếp cận nguồn vốn này.
Hình thức thuê và tài sản cho thuê tài chính chưa đa dạng, chủ yếu là cho thuê tài chính thuần tức bên cho thuê mua tài sản từ nhà cung cấp cho bên đi thuê thuê còn các hình thức khác như mua rồi cho thuê lại, cho thuê hợp tác vẫn chưa được áp dụng phổ biến. Tài sản thuê tài chính vẫn chủ yếu dừng lại ở các loại phương tiện vận tải, thiết bị, máy móc thiết bị lẻ, đơn chiếc mua từ thị trường trong và ngồi nước nhưng chất lượng và trình độ cơng nghệ ở mức trung bình khá. Các dây chuyền cơng nghệ cao, thiết bị máy móc hiện đại vẫn chưa được bên thuê và bên cho thuê khai thác.
Giá chị các gói cho thuê cho DN còn thấp, do bị khống chế mức tài trợ trên vốn tự có của các cơng ty cho th tài chính nên các giá trị hợp đồng thuê tài chính chỉ vài tỷ đồng, ít có hợp đồng có giá trị nguồn vốn cao.