Các chỉ số đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tiếp cận vốn vay chính thức và phi chính thức của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 30 - 32)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.2 Tổng quan các nguồn vốn vay

1.2.3 Các chỉ số đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của doanh nghiệp

1.2.3.1 Các chỉ số đánh giá khả năng tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp của Thế giới

Theo Báo cáo Môi trường kinh doanh của NHTG (2019), đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng thơng qua 2 nhóm chỉ số:

Chỉ số chiều sâu thơng tin tín dụng là những chỉ tiêu tương đối thể hiện mức

độ, phạm vi và khả năng tiếp cận thơng tin tín dụng thơng qua một cơ quan đăng ký tín dụng.

Lịch sử tín dụng khơng có nghĩa là cơng ty cung cấp thơng tin tín dụng phải thực hiện chức năng phân tích rủi ro. Nhưng khi các ngân hàng chia sẻ thơng tin tín dụng cho cơng ty cung cấp thơng tin tín dụng và với các thơng tin này, cán bộ tín dụng có thể đánh giá khả năng của doanh nghiệp xin vay bằng việc sử dụng các dữ liệu lịch sử tín dụng.

Đối với cơ quan lập pháp và cơ quan quản lý, hệ thống thơng tin tín dụng cung cấp cơng cụ hữu hiệu để giám sát và kiểm sốt rủi ro tín dụng ở một nền kinh tế. Tiếp cận thơng tin tín dụng cũng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp đi vay bằng việc gia tăng cơ hội tiếp cận tín dụng khi bên đi vay có một lịch sử tín dụng đáng tin cậy.

Chỉ số sức mạnh quyền pháp lý: Là chỉ số đo lường các yếu tố hỗ trợ việc

cho vay trên cơ sở các quy định về xử lý đối với tài sản bảo đảm và phá sản doanh nghiệp. Chỉ số này được đưa ra bởi NHTG bao gồm 12 nhóm thành phần, trong đó 10 nhóm thành phần đề cập đến các quy định về xử lý tài sản bảo đảm và 2 nhóm thành phần quy định phá sản DN. Chỉ số này áp dụng cho các quốc gia. Chỉ số càng cao thì quy định về giao dịch đảm bảo và phá sản tại quốc gia càng cởi mở, và hoạt động hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn cho các DN càng thuận lợi, dễ dàng.

1.2.3.2 Các chỉ số đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của doanh nghiệp của Việt Nam

Từ năm 2005, NHTG bắt đầu áp dụng chỉ số đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn đối với Việt Nam.

Giai đoạn từ 2005-2007, Việt Nam duy trì chỉ số tiếp cận tín dụng ổn định. Điểm số tiếp cận tín dụng của DN Việt Nam so với điểm số tiếp cận tín dụng tuyệt đối trong giai đoạn này là 31.25%.

Giai đoạn 2007 – 2010 điểm số tiếp cận tín dụng của Việt Nam tăng 50%, trong đó chỉ số quyền pháp lý tăng 2 điểm và chỉ số chiều sâu thơng tin tín dụng tăng 3.5 điểm. Tỷ lệ người trưởng thành năm trong bộ dữ liệu của cơng ty thơng tin tín dụng quốc gia là 19%.

Từ năm 2011 - 2014 chỉ số quyền pháp lý là 7/10 điểm và chỉ số chiều sâu thơng tin tín dụng là 4/6 điểm. Điều này cho thấy mức độ tiếp cận tín dụng được duy trì ổn định.

Từ năm 2014 thứ hạng và chỉ số tiếp cận tín dụng của Việt Nam gia tăng liên tục, đạt từ 65 điểm (2014) lên đến 80 điểm (2019), trong đó 2015 – 2016 chỉ số tiếp cận tín dụng của Việt Nam duy trì ở mức 70 điểm

Hình 5: Thứ hạng và điểm chỉ số tiếp cận tín dụng của Việt Nam năm 2014 - 2019

Nguồn: Báo cáo môi trường kinh doanh của Ngân hàng thế giới 2015-2020

Theo Báo cáo đánh giá về môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới được cơng bố năm 2020, chỉ số tiếp cận tín dụng Việt Nam ở mức 25/190 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 7 bậc so với Báo cáo đánh giá về môi trường kinh doanh năm 2019 và đứng thứ 2 trong khu vực ASEAN, thứ 2 trong khu vực châu Á (chỉ sau Brunei ở hạng 1/190), cao hơn khu vực châu Á - Thái Bình Dương và các nước có thu nhập cao khu vực OECD và điểm chỉ số Chiều sâu thơng tin tín dụng (8/8 điểm). Kết quả này đã góp phần cải thiện Chỉ số tiếp cận tín dụng của Việt Nam đạt 80 điểm trên thang điểm 100, tăng 5 điểm so với năm 2019.

Tóm lại: Chỉ số tiếp cận nguồn vốn vay càng cao thì khả năng tiếp cận tín dụng

của các doanh nghiệp càng thuận lợi, dễ dàng. Việt Nam có chỉ số đánh giá khả năng tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp tương đối cao so với thế giới. Chỉ số này được đánh giá có một sự tiến bộ và đáng ghi nhận trong việc cải thiện các khuôn khổ pháp lý để tạo thuận lợi cho việc tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp. Đây chính là cơ sở lý luận để tác giả đưa ra một số giải pháp khuyến nghị cho Chính phủ và các cơ quan quản lý.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tiếp cận vốn vay chính thức và phi chính thức của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w