2.2. Môi trường hoạt động của Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.2. Môi trường vi mô
2.2.2.1. Môi trường nội bộ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
Trong khoản thời gian 1996 – 2006, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành tái cơ cấu tổ chức hoạt động khá mạnh mẽ theo trào lưu phát triển triển của nền kinh tế cả nước và chủ trương của Nhà nước nhằm thực hiện 2 nội dung chính: cấp gia tăng vốn điều lệ và xử lý dứt điểm nợ tồn đọng.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đã xác định rất rõ ràng mục tiêu phấn đấu đến 2010 của mình: “Phấn đấu trở thành một Ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, hoạt động đa năng, kết hợp bán buôn và bán lẻ, mở rộng dịch vụ ngân hàng, phục vụ phát triển kinh tế trong nước và trở thành một ngân hàng quốc tế đa khu vực”; với phương châm “An toàn – Hiệu quả – Tăng trưởng”; “An toàn trong mọi lĩnh vực kinh doanh. Tăng trưởng phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế đất nước và chính sách tiền tệ của Ngân Hàng”, từ đó có những biện pháp cụ thể:
- Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng – kỹ thuật – công nghệ ngân hàng hiện đại
- Xây dựng đội ngũ nhân viên trẻ có đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn cao
- Xây dựng văn hoá doanh nghiệp tiên tiến
2.2.2.2. Các quan hệ đại lý
Với 30 năm hoạt động và truyền thống lâu đời về kinh doanh ngoại hối, Ngân Hàng Ngoại thương Thành phố Hồ Chí Minh có mối quan hệ đại lý với hầu hết các Ngân hàng trong nước và hơn 1500 ngân hàng nước ngoài trên hơn 100 nước trên khắp các châu lục.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang là đại lý chính thức của tổ chức chuyển tiền nhanh quốc tế MoneyGram; là đại lý thanh tốn 5 loại thẻ tín dụng quốc tế Visa, MasterCard, JCB, American Express và Dinners Club đồng thời phát hành 3 loại thẻ: Vietcombank-Visa, Vietcombank-MasterCard và Vietcombank American Express.
Cho đến thời điểm hiện tại, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những ngân hàng thương mại có uy tín nhất với các ngân hàng thương mại nước ngoài trong số hơn 30 ngân hàng thương mại đang hoạt động tại Việt Nam.
2.2.2.3. Khách hàng
Theo mục tiêu và phương châm phát triển, thị trường mà Vietcombank nhắm tới trong thời gian 2006 – 2010 là tất cả đối tượng có nhu cầu về sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bao gồm khách hàng cá nhân lẫn khách hàng doanh nghiệp.
Nhu cầu của khách hàng cá nhân trong thời gian qua tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh ngày một gia tăng đa dạng hơn. Ngoài các sản phẩm truyền thống như tiết kiệm, cho vay tiêu dùng hay cho vay sản xuất kinh doanh, nhu cầu các sản phẩm mới ngày càng nhiều: sản phẩm thẻ, sản phẩm thanh toán, chuyển tiền,
các dịch vụ ngoại hối… Các sản phẩm cho vay tiêu dùng cũng đòi hỏi ngày một đa dạng hơn.
Đối với khách hàng doanh nghiệp, trong bối cảnh nền kinh tế đất nước ngày một phát triển, các hoạt động sản xuất kinh doanh ngày một sôi động hơn. Hệ thống các doanh nghiệp ngày càng mở rộng và phát triển hơn về số lượng cũnh như quy mô từng đơn vị. Nhu cầu sử dụng các sản phẩm ngân hàng dành cho khách hàng doanh nghiệp ngày một tăng. Mặc dù khơng có sự thay đổi nhiều trong các sản phẩm dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng doanh nghiệp nhưng những đòi hỏi chất lượng sản phẩm càng lúc một cao hơn nhằm đáp ứng các yêu cầu của sản xuất – kinh doanh và cạnh tranh của từng doanh nghiệp.
2.2.2.4. Đối thủ cạnh tranh
Các đối thủ cạnh tranh chính của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh trên thị trường dịch vụ ngân hàng tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh khá đa dạng và đông đảo: các hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh, các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước, ngân hàng nước ngoài.
Các ngân hàng thương mại quốc doanh hiện nay có thể kể đến: Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng phát triển Nhà đồng bằng Sông Cửu Long. Trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ trực tiếp của hệ thống các chi nhánh Ngân hàng Công thương Việt Nam – với thế mạnh quan hệ tín dụng đối với các đối tượng khách hàng doanh nghiệp, tiếp đến là các chi nhánh của Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam với thế mạnh về cung cấp tín dụng dự án theo các chương trình của Nhà nước…
Trong thời gian những năm gần đây, tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng của các ngân hàng thương mại ngày càng phát triển. Có thể ví dụ: Eximbank là ngân hàng rất chú trọng lĩnh vực hỗ trợ xuất nhập khẩu, ACB và Ngân hàng Đông Á là các ngân hàng có định vị rất rõ ràng hướng đến phục vụ khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngồi ra khơng thể khơng kể đến các ngân hàng thương mại cổ phần khác có vị trí tương đối trên thị trường ngân hàng trong khu vực như: Techcombank, Sacombank,… các ngân hàng thương mại cổ phần có rất nhiều lợi thế trong việc cạnh tranh như cơ chế tổ chức thơng thống, gọn nhẹ, tốc độ ứng dụng kỹ thuật cao, khả năng tăng vốn cao… là thế lực cạnh tranh rất lớn đối với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh trong khu vực.
Trong tương lai, sự gia nhập thị trường của các Ngân Hàng nước ngoài tại Việt Nam sẽ diễn ra nhanh chóng. Với thế mạnh vượt trội về năng lực và kỹ thuật ngân hàng, khả năng cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài là rất lớn. Có thể ví dụ: Ngân hàng liên doanh ANZ là một điển hình trong việc cung cấp dịch vụ chất lượng cao dành cho đối tượng khách hàng cá nhân trung lưu tại Việt Nam; ngân hàng bán sĩ HSBC đang có những bước đi tuần tự tiến vào thị trường Việt Nam, với kế hoạch phát triển Văn phòng đại diện hiện nay trở thành Ngân hàng chính thức ngay sau khi các điều khoản WTO được thực thi…