Minh
Như đã phân tích trong chương 3, hoạt động Marketing cịn mang tính tự phát rất cao. Do đó, địi hỏi Vietcombank Việt Nam nói chung và Vietcombank Thành
phố Hồ Chí Minh nói riêng phải có những giải pháp cụ thể từ ngắn hạn đến dài hạn cho việc quản trị Marketing. Trong sự hạn chế về thời gian làm đề tài, cũng như hạn chế về kinh nghiệm và trình độ, tơi chỉ đưa ra một số giải pháp khắc phục hạn chế nhất định.
Quản trị Marekting tại Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh cần có kế hoạch dài hơi. Để làm được điều đó, Vietcombank cần có một số giải pháp sau:
4.3.1. Về pháp lý
Một trong những khó khăn nhất hiện nay mà hoạt động Ngân hàng thương mại gặp phải, đó các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động Ngân hàng thương mại, cụ thể là luật Ngân Hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng chưa thật sự phù hợp và theo kịp tiến trình hội nhập, và hiện nay chưa có biện pháp giải quyết cụ thể. Ngoài ra, trong nội bộ Ngân Hàng Ngoại thương Việt Nam chưa có đầy đủ các điều khoản cụ thể cho các hoạt động, đặc biệt là hoạt động liên quan đến khách hàng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động Marketing nói riêng. Do đó, địi hỏi Vietcombank Việt Nam lẫn ngành Ngân hàng nhanh chóng có phương án xây dựng luật, tạo hành lang pháp lý rõ ràng, vững chắc.
4.3.2. Về nhận thức
Để thiết lập một hệ thống quản trị Marketing hiệu quả, việc đầu tiên cần thực hiện là xây dựng nhận thức về Marketing cho toàn thể nhân viên. Marketing cần được nhận thức rõ về bản chất là nhằm thực hiện tốt mục tiêu thị trường, bằng cách nghiên cứu, xây dựng giá trị trao đổi cao nhất. Có nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này, Ban lãnh đạo cũng như nhân viên mới có thể vận hành
hiệu quả một hệ thống Marketing để gia tăng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng trong thời gian tới.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hoạt động Marketing còn khá mới mẻ, từ lý luận đến thực tiễn, như hiện nay, thì để xây dựng được nhận thức này, địi hỏi phải có cơ sở vững chắc “thế nào là Marketing Ngân hàng thương mại?”. Do đó, tiền đề cho việc xây dựng nhận thức, cần phải xúc tiến việc nghiên cứu lý luận Marketing Ngân hàng thương mại.
4.3.3. Về cơ cấu tổ chức
Để hoạt động Marketing được vận hành hiệu quả, cần có một cơ cấu tổ chức rõ ràng. Ban lãnh đạo Vietcombank Việt Nam cũng như Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh cần một bộ máy tham mưu về chiến lược Marketing, cũng như một bộ phận tác nghiệp Marketing cụ thể. Việc tái cơ cấu một Ngân hàng thương mại là hết sức khó khăn, địi hỏi nhiều nhân lực và vật lực. Tuy nhiên, để đảm bảo cho việc gia tăng sức cạnh tranh trong tương lai, đó là điều cần thiết phải làm trong thời điểm hiện nay.
Như đã phân tích, hoạt động Marekting hiện nay lồng ghép trong các bộ phận tác nghiệp, nên vẫn còn tự phát. Qua nghiên cứu và rút kinh nghiệm từ các ngân hàng trong và ngồi nước, tơi đề xuất việc tổ chức một bộ phận Marekting riêng biệt, với chức năng tham mưu và thực hiện các hoạt động quản trị Marketing. Bộ phận Marketing phải có định hướng hoạt động dài hạn và bài bản.
Bên cạnh đó, cần tái cơ cấu các bộ phận nghiệp vụ khác, đặc biệt là các bộ phận liên quan đến khách hàng, các bộ phận đang tiến hành thực hiện Marketing trong Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Cơ cấu tổ chức của
Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh phải được tổ chức thống nhất, liên kết chặt chẽ để hoạt động Marketing được thực hiện đồng bộ.
4.3.4. Về định hướng dài hạn trong từng giai đoạn cung ứng giá trị
- Nghiên cứu giá trị: tức là nghiên cứu phân khúc và xác định thị trường
mục tiêu và nhu cầu cần thoả mãn, đồng thời xác định nhu cầu của từng khúc thị trường cần mở rộng. Song song đó là nghiên cứu sự thoả mãn của khách hàng đối với dịch vụ của Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh. Q trình này phải được định hướng xây dựng một cách bài bản, cụ thể và thường xuyên, và xem là yếu tố quan trọng hàng đầu trong suốt quá trình Marketingn, bởi lẽ đây là yếu tố tiền đề cho hai giai đoạn cịn lại diễn ra. Q trình này được thực hiện thơng qua q trình tác nghiệp Marketing cụ thể, như nghiên cứu thị trường, từ khách hàng, khách hàng tiềm năng đến đối thủ, thu thập phản hồi của khách hàng…
- Xác định giá trị: Xác định các giá trị cốt lõi và giá trị gia tăng cụ thể cho
từng phân khúc khách hàng, đảm bảo giá trị trao đổi được cao nhất và tạo sự khác biệt nhất định. Các giá trị này sẽ được cụ thể hố một phần trong q trình tác nghiệp của các bộ phận nghiệp vụ (quy trình làm việc), một phần cụ thể hoá trong hoạt động của phòng Marketing. Với mục tiêu rõ ràng như vậy, giai đoạn này cần được định hướng thực hiện bài bản, và có sự phối hợp cao giữa hoạt động Marketing với các hoạt động khác.
- Thông báo giá trị: quản trị hoạt động này một cách bài bản để đảm bảo
giá trị trao đổi được đông đảo khách hàng tiếp nhận, đồng thơi xây dựng một thương hiệu Vietcombank mạnh và bền vững. Q trình này có thể sử dụng các công cụ như quảng cáo, quan hệ cơng chúng… Giá trị thơng báo
có thể là giá trị chung toàn Vietcombank hoặc giá trị của từng dịch vụ riêng lẻ.
Các hoạt động trên phải được thực hiện một cách bài bản, từ hoạch định, tổ chức, điều khiển đến kiểm tra nhằm thực hiện Marketing hiệu quả nhất, phối hợp tốt với các phòng ban khác thực hiện mục tiêu thị trường.
4.4. Các giải pháp cụ thể trong ngắn hạn nhằm xây dựng hệ thống quản trị Marketing đối với khách hàng doanh nghiệp tại Vietcombank