Bón phân giai đoạn 1

Một phần của tài liệu Đánh giá quy trình sản xuất rau cải thảo thân thiện với môi trường tại làng kawakami huyện minamisaku tỉnh nagano nhật bản (Trang 33 - 41)

3.1 .1Đối tượng

4.1 Cải tạo đất

4.1.2 Bón phân giai đoạn 1

- Bón phân là cơng đoạn quan trọng quyết định đến năng suất chất lượng nông sản, ở công đoạn này được triển khai tiến hành một cách tỉ mỉ khoa học. Khơng nên bón thừa, thiếu phân mà phải theo một tỷ lệ thích hợp

nhằm bảo vệ đất trồng đồng thời cũng là tiết kiệm phân bón và chi phí cho người nơng dân.

- Bón phân giai đoạn 1: Bón phân sau khi đất đã được dọn cỏ và cày xới để bắt đầu mùa vụ mới, đây nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho cây trong tồn bộ thời gian canh tác( bao gồm phân bón vơ cơ và tùy từng hộ gia đình có bón cả phân hữu cơ).

- Để cho người dân biết phải bón phân như thế nào là tốt nhất cho đất và rau tại Hiệp hội nông nghiệp Nhật Bản (JA), các thành phần như: N, P, K, CA, Mg, PH, EC ở trong đất ruộng sẽ được phân tích và từ đó đưa ra việc lựa chon loại phân bón với thành phần phù hợp nhất cho rau phát triển cũng như không gây ảnh hưởng đến đất trồng do thừa hay thiếu 1 chất nào đó.

- Việc thiếu chất dinh dưỡng sẽ gây ảnh hương nghiêm trọng đến chất lượng của rau. Làm giảm giá trị kinh tế của rau. Ở mức nghiêm trọng sẽ gây thua lỗ cho người nơng dân

Hình 4.1 Phân tích các thành phần dinh dưỡng trong đất

4.1.2.1 Phân hữu cơ

- Hữu cơ là chỉ tiêu đánh giá độ phì nhiêu của đất, quyết định kết cấu của đất, độ tơi xốp thống khí của đất, quyết định độ thấm nước và giữ nước

của đất, quyết định hệ đệm của đất, quyết định tới số lượng và khả năng hoạt động của vi sinh vật trong đất.

 Một số loại phân hữu cơ thường được dùng ở làng Kawakami:

 Phân hữu cơ được ủ và lên men bằng các loại cây như: lúa mì , lúa mạch, cây lúa gạo, cỏ dại hoặc phân của động vật từ các trang trại chăn nuôi

 Ở quy mơ hộ gia đình thì họ khơng ủ phân hữu cơ mà sẽ cày xới trực tiếp các cây lúa mì, lúa mạch, cây lúa gạo và cỏ dại cùng với đất ruộng và để chũng tự phân hủy cùng với đất .

 Ở quy mơ sản xuất phân bón hữu cơ cơng nghiệp: - Lần lên men lần thứ nhất gồm 4 bước

 Bước 1: thu gom nguyên liệu:

 Rác bã thực vật và bùn chủ yếu từ các công ty sản xuất thực phẩm ( sữa chua, nước ép, trái cây đóng hộp....). Nguyên liệu phải được kiểm tra trước khi nhập nên đảm bảo độ sạch và an tồn

Hình 4.2 Sản xuất phân bón hữu cơ

 Bước 2: xử lý nguyên liệu:

 Thêm vào nguyên liệu phân bón giống và men vi sinh để nuôi sống số lượng vi sinh vật có ích

Hình 4.3 Sản xuất phân bón hữu cơ

 Bước 3:

 Hỗn hợp trên được cho vào hầm chứa tạm thời từ 3 – 5 ngày để thích ứng, ở đây nhiệt độ lên đến khoảng 60 – 70 độ C nên sẽ tiêu diệt được nhiều loại nấm gây hại. Đồng thời hầm chứa này được sục khí liên tục thúc đẩy q trình lên men.

 Sau 3 – 5 ngày thì hỗn hợp được đưa ra khỏi hầm chứa. Người ta dựa vào mùi của hỗn hợp để nhận biết xem q trình lên men đã đảm bảo chưa, có hỗn hợp lên men tốt và lên men chưa tốt.

 Bước 4:

 Trộn 2 phần lên men tốt và chưa tốt vơi nhau và ủ thêm 1 tuần nữa tại đây phân sẽ được điều chỉnh PH, EC và cân bằng trạng thái.

Hình 4.5 Sản xuất phân bón hữu cơ

 Lên men lần thứ 2:

 Rác tươi, vụn gỗ được trộn chung với nhau và ủ bằng phân vi sinh ở lần lên men thứ nhất trong khoảng từ 2 đến 3 tuần. Sau đó hỗn hợp được đưa ra và ủ tiếp trong khoảng từ 3 đến 6 tháng trong quá trình ủ thì hỗn hợp được đảo trộn liên tực từ trên xuống và từ dưới lên để tạo điều kiên cho vi sinh vật hoat động tốt.

 Sau 6 tháng hỗn hợp được chuyển đến nhà máy, tùy vào yêu cầu của người sử dụng nhà máy sẽ dùng máy để phân loại thành nhiều sản phẩm khác nhau.

 Sau khi phân loại phân bón sẽ được lọc rác, đá , bao nilong và các vật thể cứng tiếp đó cho hỗn hợp đi qua máy sàng lớn để tạo độ mịn cho phân và mang đi phơi nắng để giảm mùi hôi và hơi nước theo tiêu chuẩn.

 Cuối cùng phân được vận chuyển đến nơi đóng gói và được đóng gói.

Hình 4.6 Đóng gói phân bón hữu cơ

 Ở đây cịn có một loại phân hữu cơ được tận dụng từ chính cây rau của vụ trước đó là các cây rau bị hỏng, lá rau già và phần gốc bị cắt bỏ sẽ để lại ruộng để chúng tự phân hủy tạo nguồn ding dưỡng cho đất.

4.1.2.2 Phân vô cơ

- Phân vơ cơ là những hố chất (hoá học), chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây. Nó được bón vào đất để bổ sung hàm lượng dinh dưỡng trong đất, giúp cây phát triển tốt, tăng năng suất cây trồng.

- Phân loại: Phân vơ cơ gồm có: Phân đạm (N), phân lân (P), phân kali (K), phân phức hợp, phân hỗn hợp, phân vi lượng.

- Phân bón vơ cơ ở đây được chủ nông trại lựa chọn dựa trên thành phần chất dinh dưỡng trong đất của ruộng. Các chủ nơng trại có thể đặt mua phân bón với thành phần mà họ cần thiết từ nhà máy sản xuất phân bón. Nhà máy này nằm trong tỉnh Nagano và cung cấp phân bón cho tồn bộ làng Kawakami và các tỉnh xung quanh với trang thiết bị hồn tồn tự động.

Hình 4.7 Nhà máy sản xuất phân bón sử dụng robot hồn tồn tự động

4.1.2.3 Ý nghĩa của độ PH và EC đối với rau cải thảo

- pH là chỉ số đo độ hoạt động (hoạt độ) của các ion hiđrô (H+) trong dung dịch và vì vậy là độ axít hay bazơ của nó. Trong các hệ dung dịch nước, hoạt độ của ion hiđrô được quyết định bởi hằng số điện ly của nước (Kw) = 1,008 × 10−14 ở 25 °C) và tương tác với các ion khác có trong dung dịch. Do hằng số điện ly này nên một dung dịch trung hòa (hoạt độ của các ion hiđrô cân bằng với hoạt độ của các ion hiđrơxít) có pH xấp xỉ 7. Các dung

dịch nước có giá trị pH nhỏ hơn 7 được coi là có tính axít, trong khi các giá trị pH lớn hơn 7 được coi là có tínhkiềm

 pH tùy thuộc vào nước hòa tan các chất giữa các ruộng của các gia đình là khác nhau.

 Đối với rau cải thảo độ pH phù hợp nhất để canh tác rau là từ 6 – 6,5 .Có nghĩa là rau cải thảo phù hợp với loại đất hơi chua ở gần mức trung hòa.

- EC là độ dẫn điện của đất biểu thị sự tiêu thụ nhanh hay chậm của phân bón trong đất.

 Ở làng kawakami chiu yếu là đất pha cát nên có trị số EC khá thấp rất phù hợp cho các loại rau ăn lá ăn củ và hoa quả đó là từ 0.2 – 0,4 mS.

Bảng 4.1 Tiêu chuẩn EC phù hợp với các loại rau củ quả (mS)

Loại đất Rau lá Trái cây và

rau quả Rau củ Đất cát Đất phù sa Đất sét Đất mùn Đất đen 0,2 – 0,3 0,3 – 0,5 0,3 – 0,5 0,3 – 0,6 0,4 – 0,6 0,2 – 0,4 0,3 – 0,7 0,3 – 0,7 0,4 – 0,8 0,5 – 0,8 0,2 – 0,3 0,3 – 0,5 0,3 – 0,5 0,3 – 0,6 0,4 – 0,6  Việc xác định độ pH và EC trong sản xuất rau là yếu tố quan trọng và không thể thiếu:

 Ảnh hưởng tới việc lựa chọn loại rau canh tác

 Quyết định việc sử dụng phân bón .

 Quyết định việc lựa chọn các phương pháp cải đất phù hợp nhất cho đất và cây rau.

 Với việc điều chỉnh và giữ độ pH cho cải thảo trong khoảng từ 6 – 6,5 sẽ giúp đất trồng rau có:

 Tính chất của đất axit trung bình

 Lượng dinh dưỡng ln duy trì ở trạng thái thích hợp cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt

 Phần lớn các vi sinh vật có lợi đều hoạt động tốt ở mơi trường đất có độ pH này

 Với việc điều chỉnh và giữ nồng độ pH và EC trong đất để trồng cải thảo ở đây đã vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao lại giúp cải tạo mơi trường đất theo chiều hướng tích cực

4.1.2.4 Bón phân bằng máy lần 1

- Phân bón được rải đều trên tồn bộ diện tích bề mặt ruộng bằng máy rải phân cỡ lớn. Sau khi bón phân xong ruộng được cày xới bằng máy lần nữa để trộn đều phân vào đất nhằm đảm bảo cho phân không bị rửa trôi và các thành phần dinh dưỡng từ phân bón sẽ được dàn đều trong đất.

Hình 4.8 Ruộng được cày xới sau khi bón phân

Một phần của tài liệu Đánh giá quy trình sản xuất rau cải thảo thân thiện với môi trường tại làng kawakami huyện minamisaku tỉnh nagano nhật bản (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)