2.4.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
2.4.2.1 Điều kiện kinh tế
Khu vực kinh tế nông nghiệp - Trồng trọt
Căn cứ tình hình cụ thể của địa phương, làng Kawakami xác định mục tiêu, phương hướng lãnh đạo, chỉ đạo lấy sản xuất NN là trọng tâm, đẩy mạnh phát triển NN, phát triển trồng rau sạch đem lại hiệu quả kinh tế rất cao.
- Lâm nghiệp: Chủ yếu phát triển các loại cây lấy gỗ như cây thông, cây
tùng, cây bách ...
- Chăn ni: Do điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên tại làng không thể
phát triển chăn nuôi.
Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ
Bán các mặt hàng nơng cụ máy móc phục vụ sản xuất NN như máy cày, máy phun thuốc, máy trải bạt maruchi.
Thực hiện theo mơ hình hợp tác xã nơng nghiệp dịch vụ bán giống cây phân bón, thuốc trừ sâu ..
2.4.2.2 Điều kiện xã hội ( dân số, lao động, việc làm và thu nhập )
Dân số:
Dân số của làng Kawakami năm 2010 là 2646 người, nam là 1257 người, nữ là 1289. Mật độ dân số xã khoảng 7,92 người/ km2 . Vào năm 2016 thì dân số của làng 4664 người mật độ dân số khoảng 22,3 người/ km2.
Số lượng dân tăng nhanh do sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ thành thị về nông thôn và sự nhập cư của người lao động nước ngoài.
Lao động và việc làm:
Tại làng Kawakami, người trẻ cũng tham gia làm nơng nghiệp, trong đó, 10% người có độ tuổi khoảng 30, 20% là 40 tuổi và hơn 60% thuộc nhóm trên 63 tuổi. Nên rất thiếu nhân lực lao động cho sản xuất NN phải thuê lao động từ các nước khác như: Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Campuchia …
Người dân trong làng hầu hết đều đã học qua trường các trường đào tạo nông nghiệp. Hàng năm UBND làng và trung tâm khuyến nông làng đều tổ chức các hội thảo nông nghiệp nhằm giới thiệu sản phẩm NN và việc làm tại các thành phố để khuyến khích, thu hút người dân từ thành phố về làng tham gia vào sản xuất NN.
Thu nhập và mức sống:
Người dân ở làng Kawakami là một trong những làng có thu nhập cao nhất Nhật Bản . Thu nhập bình quân của các hộ dân năm 2014 là 5 tỷ đồng/năm.
Bảng 2.2 Mức thu nhập của các hộ nông dân năm 2014
ĐVTT: man
STT Số hộ nông dân Mức thu nhập
1 7 5.000 man – 10.000 man 2 121 3.000 man – 5.000 man 3 171 2.000 man – 3.000 man 4 8 1.500 man – 2.000 man 5 249 Dưới 1.500 man Tổng 556 (1000 man = 2 tỷ đồng) (1man = 10.000 yên nhật) Qua bảng 2.3.2 ta thấy
Số hộ có thu nhập cao nhất có 7 hộ với mức thu nhập rất cao là từ 5.000 man đến 10.000 man với những hộ này có diện tích đất sản xuất NN lớn và áp dụng cơng nghệ cao vào sản xuất.
Có khoảng 121 hộ với mức thu nhập vào khoảng 4.000 man.
Có 171 hộ với với mức thu nhập trung bình là khoảng 2.500 man/năm.
Cịn lại có 249 hộ với mức thu nhập ít nhất dưới 1.500 man là những hộ có ít đất sản xuất hoặc có ít người tham gia vào sản xuất nông nghiệp hoặc là chỉ có người cao tuổi tham vào sản xuất NN.
Qua đấy chúng ta thấy được thu nhập từ việc sản xuất nông nghiệp là rất “khủng” là do sản phẩm rau của làng Kawakami rất được ưa chuộng trên thị trường Nhật Bản. Tuy không sản xuất trên cùng một mảnh đất nhưng rau ở đây luôn đồng đều về chất lượng cũng như mẫu mã và môi trường trong làng luôn luôn trong lành. Các sản phẩm bán được giá rất cao hơn gấp 4- 5 lần so với các sản phẩm cùng loại do nông sản luôn được đảm bảo về cả chất lượng lẫn cả số lượng. Qua đó người dân rất yên tâm sản xuất nông nghiệp.
2.4.3 Thành tựu nông nghiệp của cơ sở thực tập
Ngôi làng Kawakami là một trong những ngôi làng sản xuất rau giàu nhất trên cả nước Nhật Bản.
Hội đồng Nông nghiệp Quốc tế làng Kawakami được thành lập vào năm 1935 với 1500 ha đất trồng trọt chuyên trồng xà lách, cải thảo, bắp cải.... Làng Kawakami nhận giải thưởng Nông nghiệp Asahi vào năm 1973 như là cộng đồng duy nhất với lượng nông dân ngày càng tăng. Tất cả các hộ trong làng đều có riêng trang trại của mình. Diện tích đất nơng nghiệp của mỗi hộ là 2,5 ha. Các đô thị, nông dân và Hợp tác xã Nông nghiệp tất cả đã làm việc cùng nhau hướng tới một mục tiêu chung. Thu nhập trung bình hàng năm: 2,5 triệu yên. Làng Kawakami có nhiều kinh nghiệm trong việc đào tạo và hướng dẫn sinh viên quốc tế kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo quản rau sạch, kỹ thuật xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp, sản xuất an toàn vệ sinh thực phẩm, các mơ hình thích ứng với biến đổi khí hậu.
Điều kiện cơ sở hạ tầng:
- Làng Kawakami khơng có đường quốc lộ đi qua nhưng có đường tàu đi qua làng thuận tiện cho giao thơng.
- Có phương tiện giao thơng cơng cộng như xe buýt hoạt động từ 6h sáng đến 7h tối phục vụ cho nhu cầu di chuyển của người dân thuận tiện.
- Đường nhựa được bao phủ khắp làng đến tận ruộng thuận tiện cho việc sản xuất nông nghiệp và vận tải, lưu thơng hàng hóa.
Điều kiện thủy lợi
Các cơng trình hồ đập, hệ thống mương máng được hồn thiện phục vụ cho việc tưới tiêu của người nông dân. Nước ngầm được đưa đến tận ruộng phục vụ nhanh chóng cho sản xuất nơng nghiệp.
Kinh tế:
- Có 3 kho bản quản rau sau sạch lớn đã được xây dựng tại làng Kawakami và hàng chục kho bảo quản nhỏ khác thuận tiện cho bảo quản ngay sau khi thu hoạch rau.
- Trên địa bàn làng có nhà máy nước sạch. Cơng trình cấp nước cho làng hoạt động mang đến nguồn nước hợp vệ sinh cho các người dân trên địa bàn.
2.4.4 Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập
2.4.4.1 Thuận lợi:
Được UBND làng tạo điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình thực tập.
Cán bộ khuến nông làng và chị phiên dịch đều thân thiện, hịa nhã và nhiệt tình, luôn sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của sinh viên và hướng dẫn sinh viên rất tận tình, cặn kẽ.
Nhận được sự hướng dẫn tận tình của cơ giáo hướng dẫn và các bác chủ nơng trại.
2.4.4.2 Khó khăn:
Do trình độ ngoại ngữ cịn hạn chế nên khó khăn trong q trình giao tiếp.
Thực tế khác xa so với lý thuyết nên cịn nhiều bỡ ngỡ.
Chưa có nhiều kỹ năng mềm và kiến thức chuyên ngành còn hạn chế nên gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý một số công việc.
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1 Đối tượng, thời gian và phạm vi thực hiện
3.1.1Đối tượng
- Đối tượng nghiên cứu : quy trình sản xuất cây cải thảo
3.1.2 Thời gian thực hiện
- Thời gian thực hiện từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2017
3.1.3 Phạm vi thực hiện
- Đề tài phạm vi thực hiện đánh giá quy trình sản xuất rau cải thảo thân thiện với môi trường.
- Khu vực nghiên cứu tại nơng trại của gia đình bác Yoshio Kawakami số 512-6, Akiyama làng Kawakami, huyện Minamisaku, tỉnh
Nagano, Nhật Bản.
3.2 Nội dung thực hiện
a) Cải tạo đất. b) Phủ bạt nilong c) Ươm hạt giống.
d) Chuyển cây giống từ nhà kính ra nhà lưới
e) Chuyển cây giống từ nhà lưới sang trồng ở đồng ruộng. f) Chăm sóc rau.
g) Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn h) Thu hoạch.
i) Trồng rau đợt 2
j) Xử lý bạt nilong sau thu hoạch lần 2 k) Cải tạo đất sau thu hoạch
3.3 Phương pháp thực hiện
Học tập lý thuyết về quy trình sản xuất rau với sự giảng dạy của giáo viên thuộc trung tâm hỗ trợ thực tập sinh, du học sinh chikyujin Nhật Bản, hiệp hội nông nghiệp và các cán bộ khuyến nông của làng Kawakami.
Trực tiếp thực hiện các công đoạn sản xuất rau cải thảo với sự tham gia hướng dẫn của người chủ nông trại gồm:
Cải tạo đất trước vụ gieo trồng mới
Tạo luống đất và phủ bạt nilong cho đồng ruộng. Ươm hạt giống trong nhà kính.
Chuyển cây con ra nhà lưới.
Chuyển cây giống từ nhà lưới sang trồng ở đồng ruộng. Chăm sóc rau trong quá trình phát triển.
Phun thuốc bảo vệ thực vật. Thu hoạch.
Trồng rau đợt 2
Xử lí bạt nilong sau khi thu hoạch lần 2. Biện pháp cải tạo đất sau thu hoạch.
Phương pháp quan sát: quan sát cán bộ khuyến nơng thực hiện các mơ hình thực nghiệm trên ruộng, cách các chủ nơng trại thực hiện các công việc trong quy trình sản xuất.
Tổng hợp và phân tích thơng tin: những thơng tin, số liệu thu thập được tôi tiến hành tổng hợp, phân tích lại để có được thơng tin cần thiết cho đề tài.
PHẦN 4
KẾT QUẢ THỰC TẬP 4.1 Cải tạo đất
4.1.1 Dọn cỏ và cày xới
- Giữa tháng 4 đầu tháng 5 khi thời tiết ấm dần lên, công tác chuẩn bị cho một mùa vụ mới được tiến hành.
- Đồng ruộng được làm sạch cỏ dại, cơng tác phịng chống cỏ dại được người dân đặc biệt quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc bón phân và năng xuất của các nông sản được trồng trên ruộng. Cỏ dại được cắt và thu gon bằng máy cắt cỏ cỡ lớn hoặc nhỏ và để ủ sử dụng làm phân hữu cơ.
- Sau khi dọn dẹp cỏ đất sẽ được cày xới bằng các loại máy móc cỡ lớn, cày sâu đảo đều đất tầng dưới lên tầng mặt, độ sâu từ 30 đến 40 cm, nhằm mục đích các tầng dinh dưỡng trong đất trộn lẫn với nhau tạo ra một mơi trường đất có tính đồng nhất về thành phần.
4.1.2 Nhặt đá và cành cây sau khi cày xới đất
- Vì địa hình là cao nguyên đồi núi nên trên ruộng có rất nhiều đá và sỏi cùng các cành cây theo gió cuốn xng ruộng:
Các hịn đá có kích thược vừa và lớn sẽ bị lộ lên mặt ruông sau khi cày ảnh hưởng đến các công đoạn tiếp theo của việc trồng rau nên cần được loại bỏ. Chúng sẽ được nhặt bỏ vào trong các vỏ bao và phải được mang đổ ra 2 bên bờ suối.
Các cành cây cũng sẽ được nhặt và gom lại ở các vị trí khơng gây ảnh hưởng đến sản xuất và con người
4.1.2 Bón phân giai đoạn 1
- Bón phân là cơng đoạn quan trọng quyết định đến năng suất chất lượng nông sản, ở công đoạn này được triển khai tiến hành một cách tỉ mỉ khoa học. Khơng nên bón thừa, thiếu phân mà phải theo một tỷ lệ thích hợp
nhằm bảo vệ đất trồng đồng thời cũng là tiết kiệm phân bón và chi phí cho người nơng dân.
- Bón phân giai đoạn 1: Bón phân sau khi đất đã được dọn cỏ và cày xới để bắt đầu mùa vụ mới, đây nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho cây trong tồn bộ thời gian canh tác( bao gồm phân bón vơ cơ và tùy từng hộ gia đình có bón cả phân hữu cơ).
- Để cho người dân biết phải bón phân như thế nào là tốt nhất cho đất và rau tại Hiệp hội nông nghiệp Nhật Bản (JA), các thành phần như: N, P, K, CA, Mg, PH, EC ở trong đất ruộng sẽ được phân tích và từ đó đưa ra việc lựa chon loại phân bón với thành phần phù hợp nhất cho rau phát triển cũng như không gây ảnh hưởng đến đất trồng do thừa hay thiếu 1 chất nào đó.
- Việc thiếu chất dinh dưỡng sẽ gây ảnh hương nghiêm trọng đến chất lượng của rau. Làm giảm giá trị kinh tế của rau. Ở mức nghiêm trọng sẽ gây thua lỗ cho người nông dân