Phương pháp thực hiện

Một phần của tài liệu Đánh giá quy trình sản xuất rau cải thảo thân thiện với môi trường tại làng kawakami huyện minamisaku tỉnh nagano nhật bản (Trang 32)

3.1 .1Đối tượng

3.3 Phương pháp thực hiện

 Học tập lý thuyết về quy trình sản xuất rau với sự giảng dạy của giáo viên thuộc trung tâm hỗ trợ thực tập sinh, du học sinh chikyujin Nhật Bản, hiệp hội nông nghiệp và các cán bộ khuyến nông của làng Kawakami.

 Trực tiếp thực hiện các công đoạn sản xuất rau cải thảo với sự tham gia hướng dẫn của người chủ nông trại gồm:

 Cải tạo đất trước vụ gieo trồng mới

 Tạo luống đất và phủ bạt nilong cho đồng ruộng.  Ươm hạt giống trong nhà kính.

 Chuyển cây con ra nhà lưới.

 Chuyển cây giống từ nhà lưới sang trồng ở đồng ruộng.  Chăm sóc rau trong q trình phát triển.

 Phun thuốc bảo vệ thực vật.  Thu hoạch.

 Trồng rau đợt 2

 Xử lí bạt nilong sau khi thu hoạch lần 2.  Biện pháp cải tạo đất sau thu hoạch.

 Phương pháp quan sát: quan sát cán bộ khuyến nông thực hiện các mô hình thực nghiệm trên ruộng, cách các chủ nơng trại thực hiện các cơng việc trong quy trình sản xuất.

 Tổng hợp và phân tích thơng tin: những thơng tin, số liệu thu thập được tôi tiến hành tổng hợp, phân tích lại để có được thơng tin cần thiết cho đề tài.

PHẦN 4

KẾT QUẢ THỰC TẬP 4.1 Cải tạo đất

4.1.1 Dọn cỏ và cày xới

- Giữa tháng 4 đầu tháng 5 khi thời tiết ấm dần lên, công tác chuẩn bị cho một mùa vụ mới được tiến hành.

- Đồng ruộng được làm sạch cỏ dại, cơng tác phịng chống cỏ dại được người dân đặc biệt quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc bón phân và năng xuất của các nơng sản được trồng trên ruộng. Cỏ dại được cắt và thu gon bằng máy cắt cỏ cỡ lớn hoặc nhỏ và để ủ sử dụng làm phân hữu cơ.

- Sau khi dọn dẹp cỏ đất sẽ được cày xới bằng các loại máy móc cỡ lớn, cày sâu đảo đều đất tầng dưới lên tầng mặt, độ sâu từ 30 đến 40 cm, nhằm mục đích các tầng dinh dưỡng trong đất trộn lẫn với nhau tạo ra một mơi trường đất có tính đồng nhất về thành phần.

4.1.2 Nhặt đá và cành cây sau khi cày xới đất

- Vì địa hình là cao nguyên đồi núi nên trên ruộng có rất nhiều đá và sỏi cùng các cành cây theo gió cuốn xng ruộng:

 Các hịn đá có kích thược vừa và lớn sẽ bị lộ lên mặt ruông sau khi cày ảnh hưởng đến các công đoạn tiếp theo của việc trồng rau nên cần được loại bỏ. Chúng sẽ được nhặt bỏ vào trong các vỏ bao và phải được mang đổ ra 2 bên bờ suối.

 Các cành cây cũng sẽ được nhặt và gom lại ở các vị trí khơng gây ảnh hưởng đến sản xuất và con người

4.1.2 Bón phân giai đoạn 1

- Bón phân là công đoạn quan trọng quyết định đến năng suất chất lượng nông sản, ở công đoạn này được triển khai tiến hành một cách tỉ mỉ khoa học. Khơng nên bón thừa, thiếu phân mà phải theo một tỷ lệ thích hợp

nhằm bảo vệ đất trồng đồng thời cũng là tiết kiệm phân bón và chi phí cho người nơng dân.

- Bón phân giai đoạn 1: Bón phân sau khi đất đã được dọn cỏ và cày xới để bắt đầu mùa vụ mới, đây nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho cây trong toàn bộ thời gian canh tác( bao gồm phân bón vơ cơ và tùy từng hộ gia đình có bón cả phân hữu cơ).

- Để cho người dân biết phải bón phân như thế nào là tốt nhất cho đất và rau tại Hiệp hội nông nghiệp Nhật Bản (JA), các thành phần như: N, P, K, CA, Mg, PH, EC ở trong đất ruộng sẽ được phân tích và từ đó đưa ra việc lựa chon loại phân bón với thành phần phù hợp nhất cho rau phát triển cũng như không gây ảnh hưởng đến đất trồng do thừa hay thiếu 1 chất nào đó.

- Việc thiếu chất dinh dưỡng sẽ gây ảnh hương nghiêm trọng đến chất lượng của rau. Làm giảm giá trị kinh tế của rau. Ở mức nghiêm trọng sẽ gây thua lỗ cho người nông dân

Hình 4.1 Phân tích các thành phần dinh dưỡng trong đất

4.1.2.1 Phân hữu cơ

- Hữu cơ là chỉ tiêu đánh giá độ phì nhiêu của đất, quyết định kết cấu của đất, độ tơi xốp thống khí của đất, quyết định độ thấm nước và giữ nước

của đất, quyết định hệ đệm của đất, quyết định tới số lượng và khả năng hoạt động của vi sinh vật trong đất.

 Một số loại phân hữu cơ thường được dùng ở làng Kawakami:

 Phân hữu cơ được ủ và lên men bằng các loại cây như: lúa mì , lúa mạch, cây lúa gạo, cỏ dại hoặc phân của động vật từ các trang trại chăn ni

 Ở quy mơ hộ gia đình thì họ khơng ủ phân hữu cơ mà sẽ cày xới trực tiếp các cây lúa mì, lúa mạch, cây lúa gạo và cỏ dại cùng với đất ruộng và để chũng tự phân hủy cùng với đất .

 Ở quy mơ sản xuất phân bón hữu cơ cơng nghiệp: - Lần lên men lần thứ nhất gồm 4 bước

 Bước 1: thu gom nguyên liệu:

 Rác bã thực vật và bùn chủ yếu từ các công ty sản xuất thực phẩm ( sữa chua, nước ép, trái cây đóng hộp....). Nguyên liệu phải được kiểm tra trước khi nhập nên đảm bảo độ sạch và an tồn

Hình 4.2 Sản xuất phân bón hữu cơ

 Bước 2: xử lý nguyên liệu:

 Thêm vào nguyên liệu phân bón giống và men vi sinh để nuôi sống số lượng vi sinh vật có ích

Hình 4.3 Sản xuất phân bón hữu cơ

 Bước 3:

 Hỗn hợp trên được cho vào hầm chứa tạm thời từ 3 – 5 ngày để thích ứng, ở đây nhiệt độ lên đến khoảng 60 – 70 độ C nên sẽ tiêu diệt được nhiều loại nấm gây hại. Đồng thời hầm chứa này được sục khí liên tục thúc đẩy quá trình lên men.

 Sau 3 – 5 ngày thì hỗn hợp được đưa ra khỏi hầm chứa. Người ta dựa vào mùi của hỗn hợp để nhận biết xem quá trình lên men đã đảm bảo chưa, có hỗn hợp lên men tốt và lên men chưa tốt.

 Bước 4:

 Trộn 2 phần lên men tốt và chưa tốt vơi nhau và ủ thêm 1 tuần nữa tại đây phân sẽ được điều chỉnh PH, EC và cân bằng trạng thái.

Hình 4.5 Sản xuất phân bón hữu cơ

 Lên men lần thứ 2:

 Rác tươi, vụn gỗ được trộn chung với nhau và ủ bằng phân vi sinh ở lần lên men thứ nhất trong khoảng từ 2 đến 3 tuần. Sau đó hỗn hợp được đưa ra và ủ tiếp trong khoảng từ 3 đến 6 tháng trong quá trình ủ thì hỗn hợp được đảo trộn liên tực từ trên xuống và từ dưới lên để tạo điều kiên cho vi sinh vật hoat động tốt.

 Sau 6 tháng hỗn hợp được chuyển đến nhà máy, tùy vào yêu cầu của người sử dụng nhà máy sẽ dùng máy để phân loại thành nhiều sản phẩm khác nhau.

 Sau khi phân loại phân bón sẽ được lọc rác, đá , bao nilong và các vật thể cứng tiếp đó cho hỗn hợp đi qua máy sàng lớn để tạo độ mịn cho phân và mang đi phơi nắng để giảm mùi hôi và hơi nước theo tiêu chuẩn.

 Cuối cùng phân được vận chuyển đến nơi đóng gói và được đóng gói.

Hình 4.6 Đóng gói phân bón hữu cơ

 Ở đây cịn có một loại phân hữu cơ được tận dụng từ chính cây rau của vụ trước đó là các cây rau bị hỏng, lá rau già và phần gốc bị cắt bỏ sẽ để lại ruộng để chúng tự phân hủy tạo nguồn ding dưỡng cho đất.

4.1.2.2 Phân vô cơ

- Phân vơ cơ là những hố chất (hoá học), chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây. Nó được bón vào đất để bổ sung hàm lượng dinh dưỡng trong đất, giúp cây phát triển tốt, tăng năng suất cây trồng.

- Phân loại: Phân vơ cơ gồm có: Phân đạm (N), phân lân (P), phân kali (K), phân phức hợp, phân hỗn hợp, phân vi lượng.

- Phân bón vơ cơ ở đây được chủ nông trại lựa chọn dựa trên thành phần chất dinh dưỡng trong đất của ruộng. Các chủ nơng trại có thể đặt mua phân bón với thành phần mà họ cần thiết từ nhà máy sản xuất phân bón. Nhà máy này nằm trong tỉnh Nagano và cung cấp phân bón cho tồn bộ làng Kawakami và các tỉnh xung quanh với trang thiết bị hồn tồn tự động.

Hình 4.7 Nhà máy sản xuất phân bón sử dụng robot hồn tồn tự động

4.1.2.3 Ý nghĩa của độ PH và EC đối với rau cải thảo

- pH là chỉ số đo độ hoạt động (hoạt độ) của các ion hiđrô (H+) trong dung dịch và vì vậy là độ axít hay bazơ của nó. Trong các hệ dung dịch nước, hoạt độ của ion hiđrô được quyết định bởi hằng số điện ly của nước (Kw) = 1,008 × 10−14 ở 25 °C) và tương tác với các ion khác có trong dung dịch. Do hằng số điện ly này nên một dung dịch trung hịa (hoạt độ của các ion hiđrơ cân bằng với hoạt độ của các ion hiđrơxít) có pH xấp xỉ 7. Các dung

dịch nước có giá trị pH nhỏ hơn 7 được coi là có tính axít, trong khi các giá trị pH lớn hơn 7 được coi là có tínhkiềm

 pH tùy thuộc vào nước hòa tan các chất giữa các ruộng của các gia đình là khác nhau.

 Đối với rau cải thảo độ pH phù hợp nhất để canh tác rau là từ 6 – 6,5 .Có nghĩa là rau cải thảo phù hợp với loại đất hơi chua ở gần mức trung hòa.

- EC là độ dẫn điện của đất biểu thị sự tiêu thụ nhanh hay chậm của phân bón trong đất.

 Ở làng kawakami chiu yếu là đất pha cát nên có trị số EC khá thấp rất phù hợp cho các loại rau ăn lá ăn củ và hoa quả đó là từ 0.2 – 0,4 mS.

Bảng 4.1 Tiêu chuẩn EC phù hợp với các loại rau củ quả (mS)

Loại đất Rau lá Trái cây và

rau quả Rau củ Đất cát Đất phù sa Đất sét Đất mùn Đất đen 0,2 – 0,3 0,3 – 0,5 0,3 – 0,5 0,3 – 0,6 0,4 – 0,6 0,2 – 0,4 0,3 – 0,7 0,3 – 0,7 0,4 – 0,8 0,5 – 0,8 0,2 – 0,3 0,3 – 0,5 0,3 – 0,5 0,3 – 0,6 0,4 – 0,6  Việc xác định độ pH và EC trong sản xuất rau là yếu tố quan trọng và không thể thiếu:

 Ảnh hưởng tới việc lựa chọn loại rau canh tác

 Quyết định việc sử dụng phân bón .

 Quyết định việc lựa chọn các phương pháp cải đất phù hợp nhất cho đất và cây rau.

 Với việc điều chỉnh và giữ độ pH cho cải thảo trong khoảng từ 6 – 6,5 sẽ giúp đất trồng rau có:

 Tính chất của đất axit trung bình

 Lượng dinh dưỡng ln duy trì ở trạng thái thích hợp cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt

 Phần lớn các vi sinh vật có lợi đều hoạt động tốt ở mơi trường đất có độ pH này

 Với việc điều chỉnh và giữ nồng độ pH và EC trong đất để trồng cải thảo ở đây đã vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao lại giúp cải tạo mơi trường đất theo chiều hướng tích cực

4.1.2.4 Bón phân bằng máy lần 1

- Phân bón được rải đều trên tồn bộ diện tích bề mặt ruộng bằng máy rải phân cỡ lớn. Sau khi bón phân xong ruộng được cày xới bằng máy lần nữa để trộn đều phân vào đất nhằm đảm bảo cho phân không bị rửa trôi và các thành phần dinh dưỡng từ phân bón sẽ được dàn đều trong đất.

Hình 4.8 Ruộng được cày xới sau khi bón phân

4.2 Tiến hành phủ bạt nilong

4.2.1 Khái niệm bạt nilong ( bạt maruchi – tổng quan tài liệu )

4.2.1.1 Chọn loại bạt phù hợp cho rau cải thảo

- Bạt maruchi có 2 mặt, một mặt màu trắng và mặt cịn lại có màu đen, bạc, trắng hoặc kẻ sọc

- Tùy thuộc vào tình hình thời tiết của năm mà sử dụng các tấm nilong với màu đen, bạc, trắng hoặc kẻ sọc tương ứng:

- Bạt màu đen khả năng hấp thụ ánh sáng mặt trời tốt loại bạt này thường được sử dụng vào mùa thu đơng thời tiết ít nắng mặt trời.

- Bạt màu bạc, trắng và kẻ sọc có khả năng phản xạ ánh sáng mặt trời rất tốt, ba loại bạt này được sử vào điều kiệm trời tiết nắng nóng như mùa hè. Ngồi ra do hiện tượng trái đất ấm lên mà các tấm bạt màu trắng thường được sử dụng nhiều hơn, chúng giúp nhiệt độ đất không tăng quá nhiều, cũng như giúp phản xạ ánh sáng tốt hơn.

- Đối với rau cải thảo có thời gian sinh trưởng chủ yếu vào mùa hè, thu nên sẽ chọn bạt có màu trắng

4.2.1.2 Đục lỗ thoát nước cho bạt

- Sử dụng máy khoan nhỏ đục lỗ hai bên mép bạt và giữa bạt theo tỷ lệ 30 – 30 cm theo chiều dài của bạt.

4.2.2 Phương pháp phủ bạt

- Phủ bạt theo luống, theo hàng công đoạn này được tiến hành bằng máy phủ bạt Maruchi. Máy sẽ bừa đất tạo luống ở phía trước và phủ bạt ln lên luống ở phía sau phần hộp ở trên đưa đất từ rãnh và chảy xuống rãnh đã được phủ bạt để cố định bạt

- Mỗi luống đất có chiều rộng 45cm, chiều cao chuẩn 21cm. Bên cạnh việc phủ bạt phải thiết kế đường cho máy cày và ôtô đi vào trong ruộng để thuận tiện cho việc chăm sóc và vận chuyển rau sau này.

Hình 4.10 Phủ bạt nilong bằng máy

4.2.3 Công dụng của bạt

- Chống rửa trôi đất giữ các thành phần dinh dưỡng trong đất ln ổn định, giảm đáng kể lượng phân bón hóa học thất thốt ra mơi trường theo con đường rửa trơi.

- Phịng chống cỏ dại hạn chế việc sử dụng thuốc diệt cỏ giảm tác động xấu đến môi trường

- Phản xạ ánh sáng mặt trời, giảm bay hơi nước, giữ độ ẩm cho đất tạo thuận lợi cho hoạt động của các vi sinh vật trong đất.

- Ngăn ngừa sâu bệnh hại lây lan từ nơi này sang nơi khác trên đồng ruộng.

- Giữ rau sạch do thân rau ở trên bề mặt bạt không tiếp xúc trực tiếp với đất. - Thuận lợi cho q trình chăm sóc và thu hoạch

 Tăng năng suất cây trồng tạo ra quy trình sản xuất rau sạch an tồn khép kín mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Hình 4.12 Rau phát triển trên bạt maruchi

4.3 Ươm hạt

3.3.1 Công nghệ bảo quản hạt

- Hạt cải thảo và hầu hết các loại rau khác đều được bảo quản bằng cơng nghệ có tên Pellet là cơng nghệ bảo quản hạt bằng cách vô trùng hạt sau đó bọc từng hạt cây bằng một loại hợp chất với mục đích:

 Bảo vệ hạt khỏi các mầm bệnh.

 Thuận tiện cho việc ươm hạt.

 Tăng tỉ lệ nảy mầm cho hạt với chất lượng cây con cao.

Hình 4.13 Hạt thơng thường và hạt phủ pellet

4.3.2 Vật liệu dùng để ươm hạt

- Vật liệu được sử dụng để ươm hạt cây trong có thành phần chủ yếu là từ các chất hữu cơ và gồm các nguyên tố N P K với độ PH từ 5,6 – 6,3 tốt cho cây con sinh trưởng phát triển rễ thân lá khi vừa nảy mầm.

Hình 4.14 Vỏ bao bì chứa vật liệu ươm hạt

- Loại vật liệu hữu cơ này sẽ là bầu cây con được mang ra ruộng để trồng cây. Với loại bầu bằng hợp chất hữu cơ này hồn tồn vơ hại đối với đất

trồng cây và hệ vi sinh, hơn thế nó cịn giúp đất có thêm dinh dưỡng hữu cơ và độ mùn.

4.3.3 Gieo hạt vào khay

- Có 2 loại khay ươm hạt với 2 màu là trắng và đen:

 Loại màu trắng được sử dụng khi thời tiết nắng nóng

 Loại màu đen được sử dụng khi thời tiết lạnh

Một phần của tài liệu Đánh giá quy trình sản xuất rau cải thảo thân thiện với môi trường tại làng kawakami huyện minamisaku tỉnh nagano nhật bản (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)