dS = áp dụng cho d < 100 mm.
4.6. xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sửa chữa bơm НПС 65/35 500 khi bộ phận làm kín bị hỏng
500 khi bộ phận làm kín bị hỏng
Công tác bảo dưỡng, sửa chữa dự phòng định kỳ hoặc công việc khắc phục sự cố hư hỏng các chi tiết, bộ phận làm việc của máy bơm dầu ở các trạm bơm trên giàn có những đặc điểm khác biệt so với việc sửa chữa chúng ở trên bờ, trong những xưởng sửa chữa lớn có đầy đủ các trang thiết bị, đồ gá tháo lắp và kiểm tra . Các máy bơm dầu ở trên giàn khi đưa vào bảo dưỡng, sửa chữa đều đang ở vị trí làm việc, với một khoảng không gian rất hạn chế. Công việc sửa chữa khắc phục sự cố hay bảo dưỡng định kỳ đòi hỏi phải kịp thời và nhanh chóng. Vì vậy cần phải bảo tồn chính xác các vị trí lắp ráp đã được xác lập để khỏi phải mất nhiều thời gian và công sức để điều chỉnh lại. Mặt khác, các bộ phận, chi tiết của máy bơm trong quá trình tháp lắp và sửa chữa cần phải được giữ gìn hết sức cẩn thận để sử dụng lại, hạn chế tối đa việc thay thế hoặc sửa chữa phục hồi chúng. Để làm được điều đó, cần phải có các trang thiết bị, đồ gá chuyên dụng tốt, và đây cũng là điều kiện cần thiết để nâng cao năng suất và hiệu quả trong công tác sửa chữa, bảo dưỡng các máy móc trên giàn nói chung và loại máy bơm ly tâm kiểu НПС 65/35- 500 nói riêng. Theo hướng suy nghĩ đó, với mục đích nâng cao tính hiệu quả và năng suất lao động trong công tác bảo dưỡng, sửa chữa các máy bơm dầu НПС 65/35 - 500, em chọn giải pháp chế tạo mới hoặc cải tiến hoàn thiện hơn nữa các loại đồ gá chuyên dụng để phục vụ cho công tác này .
Như ta đã biết trong “Công tác bảo dưỡng, sửa chữa máy bơm ly tâm НПС 65/35 – 500 ở trên giàn” thì các hư hỏng chủ yếu của bơm này là rò rỉ chất lỏng công tác (dầu thô) ở bộ phận làm kín trục do bị cháy các vòng dây Salnhic hoặc hỏng bề mặt ống lót bảo vệ trục, hoặc hỏng bộ phận làm kín dạng mặt đầu. Công việc sửa chữa, khắc phục các hư hỏng này thường đòi hỏi phải tháo lắp các gối đỡ trục, các vòng bi, các ống lót. Đây là công việc khó khăn và mất nhiều thời gian, nên cần phải có những bộ đồ gá chuyên dụng để thực hiện việc tháo lắp chúng, cũng như các mặt bích khớp nối.v.v…
Trước đây công việc tháo lắp này, tại MSP-6 người ta thường dùng các loại vam ba chấu hoặc các loại vam dạng mặt bích và tất cả đều được dẫn động bằng các
là đơn giản, dễ chế tạo, dễ sửa chữa khi hư hỏng. Tuy nhiên chúng có nhiều nhược điểm như : khá yếu, dễ bị biến dạng, lực kéo nhỏ và nhất là do sử dụng lực siết bằng tay của người thợ để làm quay các trục dẫn động có ren, cộng với việc chống giữ sự quay của bộ vam nên vị trí gá đặt của vam thường bị lệch tâm rất nhiều so với đường trục dịch chuyển của các bộ phận, chi tiết cần phải tháo ra như vòng bi, ống lót, mặt bích khớp nối .v.v…. Điều đó làm tăng sự ma sát giữa các bề mặt tiếp xúc của chi tiết, dễ gây ra sự mòn, hỏng của các bề mặt lắp ráp này. Hoặc có khi do sự lệch tâm này mà lực cản tăng lên, buộc người thợ phải gia tăng lực siết ở trục ren dẫn động để tăng cường lực kéo, dẫn đến sự hư hỏng ren hoặc có khi phá vỡ cả các chi tiết cần phải được thaó ra hết sức cẩn thận để sử dụng lại.
Để khắc phục những nhược điểm trên của bộ đồ gá cũ, ngươ đã thiết kế và chế tạo những bộ đồ gá mới, trong đó việc tạo ra lực kéo hoặc lực đẩy để tháo hoặc lắp các chi tiết, bộ phận là nhờ một xy lanh lực biến đổi áp năng của chất lỏng (hoặc chất khí) thành cơ năng. Sơ đồ nguyên lý và kết cấu của một số bộ đồ gá chủ yếu thực hiện các công việc như tháo các vòng bi gối đỡ, tháo và lắp ống lót bảo vệ trục, tháo mặt bích khớp nối v.v…. như sau :