- Tính hành trình làm việc lớn nhất của Pisto n:
CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG BƠM LY TÂM HΠC 65/35-500 KHI SỬ DỤNG TRÊN GIÀN.
5.2.1- Bảo dưỡng kỹ thuật
Sau khi hoàn thành công việc lắp đặt tổ hợp bơm: Tại nơi làm việc cần phải thiết lập một bảng chỉ dẫn bằng hình vẽ, cách thức phương pháp kiểm tra nhiệt độ và phòng ngừa sự cố cho các vòng bi của gối đỡ trục, sơ đồ hệ thống làm mát và cách điều chỉnh lưu lượng nước làm mát cho các vòng bi và bộ phận làm kín trục, lịch kiểm tra, bảo dưỡng một số chi tiết quan trọng :
Hàng ngày: Trước khi khởi động bơm phải kiểm tra tình trạng hoàn hảo của tổ hợp: dây tiếp địa, mức dầu bôi trơn, các nắp che chắn bảo vệ khớp nối
trục, nắp che ở khoang gom dầu rò rỉ ở 2 đầu trục, các thiết bị chặn (van chặn,van ngược), thiết bị bảo vệ mức chất lỏng ở đầu vào, bảo vệ áp suất nước làm mát… Trong thời gian máy bơm làm việc, cần phải theo dõi các thông số trên các đồng hồ đo và kiểm tra để tránh cho máy bơm làm việc lâu dài ở chế độ lưu lượng bằng không (0) hoặc gần bằng không (0) cũng như ở chế độ động cơ làm việc quá tải. Phải kiểm tra để áp suất ở đường hút của máy bơm không được phép nhỏ hơn áp suất đã quy định của thiết kế. Luôn theo dõi mức dầu bôi trơn cho các vòng bi ở 2 gối đỡ để lượng dầu bôi trơn bị rò rỉ , thất thoát không được vượt quá 60% lượng dầu đổ vào khoang chứa vòng bi. Trong ca làm việc, phải định kỳ kiểm tra nhiệt độ của các vòng bi, của cụm làm kín trục kiểu mặt đầu và salnhic, của động cơ điện, lưu lượng nước làm mát và dung dịch làm kín (theo các thông số quy định được dẫn ra ở sơ đồ nguyên lý các đường ống dẫn phụ).
Chú ý rằng: Nhiệt độ của các vòng bi và bộ phận làm kín trục khi làm việc không được vượt quá 60o C. Phải luôn theo dõi sự rò rỉ chất lỏng công tác qua bộ phận làm kín trục. Sự rò rỉ này không được vượt quá mức cho phép đã nêu ở phần đặc tính kỹ thuật của bơm. Khi lượng rò rỉ quá lớn, nên dừng bơm để kiểm tra, khắc phục chúng (theo chỉ chỉ dẫn ở phần : các hư hỏng đặc trưng của bơm HΠC 65/35 – 500 và biện pháp khắc phục). Phải theo dõi để tiếng ồn, tiếng va đập của máy bơm không vượt quá giới hạn cho phép. Sự dao động mạnh của các kim đồng hồ đo áp suất cũng như tiếng ồn, độ rung lớn của máy bơm là biểu hiện của sự làm việc không bình thường. Trường hợp đó phải dừng bơm để kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục chúng.
Định kỳ sau 2000 ÷ 3000 giờ làm việc của bơm, phải xả hết dầu bôi trơn cũ ở khoang chứa các vòng bi, rửa sạch khoang này rồi mới đổ dầu bôi trơn mới vào. Đối với các máy bơm mới, hoặc các máy bơm mới qua sửa chữa đại tu, cần phải thay thế dầu bôi trơn mới sau 24 giờ làm việc.
Định kỳ sau 4000 ÷ 5000 giờ làm việc phải :
Kiểm tra tình trạng ống lót và các vòng bi, nếu cần thiết phải thay thế. Đối với các máy bơm có tốc độ đến 3000V/ph, nghiêm cấm việc sử dụng các vòng bi đã qua sửa chữa, phục hồi.
Định kỳ sau 9000 ÷ 10.000 giờ làm việc phải tháo toàn bộ bơm, kiểm tra độ mòn, sự rỉ sét, sự xói rỗ bề mặt (do xâm thực) và thay thế các chi tiết đã mòn, hỏng. Kiểm tra tình trạng của các vòng đệm, vòng cách và thay thế chúng khi cần thiết.