Dùng trong trường hợp hệ thống có yêu cầu cột áp lớn hơn cột áp của một bơm. Trên hình 1.16 thể hiện sơ đồ ghép nối tiếp hai bơm.
Điều kiện để cá bơm ghép nối tiếp làm việc bình thường trong hệ thống là các bơm ghép phải có cùng một lưu lượng.
Q1=Q2=Q3=….=Qi .
Cột áp làm việc của hệ thống có ghép nôi tiếp bơm khi Q=const bằng tổng cột áp của các bơm ghép
HC = H1 + H2 +…+ Hi
Khảo sát hai bơm 1 và 2 có đường đặc tính khác nhau ghép nối tiếp làm việc trong một hệ thống. Đường đặc tính chung của hai bơm ghép (Hc-Q) được xây dựng bằng cách cộng các cột áp của riêng từng bơm ghép với cùng một lưu lượng (cộng các tung độ trên cùng một hoành độ).
Điểm A (giao điểm của đường đặc tính chung các bơm ghép HC-Q cà đường đặc tính lưới Hlưới-Q) là điểm làm việc của các bơm ghép trong hệ thống, xác định lưu lượng Q và cột áp của hai bơm ghép (H1+H2).
Hiệu suất của hệ thống:
∑∑ ∑ = = = n i i i n i i C H H 1 1 η η (2.26)
Khi ghép nối t iếp nên chọn bơm và hệ thống có đường dốc mới có hiệu quả cao, vì thay đổi lưu lượng ít đã tăng được cột áp theo yêu cầu.
Khi ghép hai bơm 1 và 2 nối tiếp liền nhau cần lưu ý là bơm 2 phải làm việc với áp suất cao hơn bơm 1, vì vậy nếu không đủ sức bền bơm sẽ bị hỏng. Do đó phải chọ trên đường ống đẩy của bơm một điểm nào có áp suất không gây nguy hiểm cho bơm 2 để ghép.
Việc ghép nối tiếp trong hệ thống tương đối phức tạp, không thuận tiện và kinh tế bằng chọn một bơm khác có đủ cột áp theo yêu cầu để làm việc trong hệ thống.