Nguyên tắc chung của việc đưa bơm vào sửa chữa (đại tu)

Một phần của tài liệu sơ lược về ngành công nghiệp dầu khí việt nam và việc sử dụng bơm ly tâm trong công tác vận chuyển dầu khí tại xí nghiệp liên doanh vietsovpetro (Trang 76 - 77)

- Tính hành trình làm việc lớn nhất của Pisto n:

5.2.2.1-Nguyên tắc chung của việc đưa bơm vào sửa chữa (đại tu)

CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG BƠM LY TÂM HΠC 65/35-500 KHI SỬ DỤNG TRÊN GIÀN.

5.2.2.1-Nguyên tắc chung của việc đưa bơm vào sửa chữa (đại tu)

Khi bơm bị hư hỏng không thể làm việc được hoặc quá thời hạn sử dụng, dẫn đến hiệu suất làm việc kém, phải đưa vào xưởng sửa chữa, cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau :

 Tiến hành lập biên bản về tình trạng kỹ thuật của bơm và đơn đặt hàng sửa chữa chúng.

 Bơm đưa vào sửa chữa, đại tu phải được lắp ráp đầy đủ các bộ phận và phải được lau chùi sạch sẽ, không dính bẩn, chất công tác ở trong bơm phải được xả và rửa sạch, các bề mặt công tác của bơm phải có nắp bịt bảo vệ cẩn thận. Bơm phải được đóng hòm bảo quản chắc chắn, an toàn trong quá trình vận chuyển.

5.2.2.2- Tháo bơm

Việc tháo bơm để đưa chúng vào sửa chữa phải tuân theo trình tự sau :

 Ngắt nguồn điện của động cơ điện.

 Làm sạch hoàn toàn các chất lỏng công tác trong bơm bằng cách thổi hơi hoặc rửa bằng nước đồng thời mở các nút xả hoặc các van trên đường thoát.

 Lắp mặt bích bịt vào đường hút và đường xả ra của bơm (sau khi đã tách bơm khỏi đường hút và đường ép).

 Tháo các đường ống dẫn phụ (trên đường nước làm mát và đường dung dịch làm kín salnhic).

 Tháo các nút bịt xả hết nước và dầu bôi trơn ở gối đỡ ổ bi.

 Tháo nắp vỏ bảo vệ và tháo lấy phần giữa khốp nối trục ra.

 Tháo bulông đế của bơm sau đó dùng palăng nhấc bơm ra khỏi vị trí lắp đặt.

 Lắp bộ chân đỡ chuyên dụng vào đế bơm để giữ cho bơm luôn ở vị trí nằm ngang chắc chắn, sau đó đưa bơm vào contener hoặc hòm, thùng bảo vệ để chuyển vào xưởng sửa chữa.

 Sau khi đưa bơm vào xưởng sửa chữa, việc tháo lắp bơm phải được tiến hành trên bàn gá chuyên dụng. Việc tháo bơm sau đó được tiến hành theo trình tự

 Dùng vam tháo mặt bích khớp nối ra khỏi trục bơm.

 Tháo các chốt côn định vị các gối đỡ, tháo các đai ốc và bu lông lắp ghép chúng với thân.

 Tháo nắp chặn các vòng bi sau đó quay vỏ gối đỡ so với đường nằm ngang 1800 và rút vỏ ra khỏi các vòng bi.

 Dùng vam tháo các vòng bi ra khỏi trục.

 Tháo bộ phận làm kín kiểu mặt đầu ra khỏi trục. Ở loại làm kín kiểu salnhic, cần phải tháo bộ phận ép, ống lót salnhic.

 Tháo các bulông lắp ghép khoang chứa salnhic với thân bơm.

 Tháo các đai ốc mũ cùng các bulông dùng để xiết chặt nửa thân trên với nửa thân dưới của bơm.

 Dùng palăng nhấc tháo nửa trên của thân vỏ bơm rồi đặt nó trên sàn gỗ (tấm lót bằng gỗ).

 Nhấc rôto kèm theo tất cả các khoang bánh công tác, khoang cửa vào , cửa ra, khoang chứa bộ phận làm kín ra khỏi phần thân vỏ dưới và đặt chúng lên bộ giá chuyên dụng để tiếp tục công việc tháo dỡ sau này. Đặc biệt phải chú ý bảo vệ các cữ chuẩn lắp ráp và các vòng đệm cao su của các vành làm kín. Sau khi đặt roto lên bộ giá đỡ chuyên dụng một cách chắc chắn, tiến hành tháo dỡ nó theo trình tự sau:

 Ở bơm có bộ phận làm kín kiểu dây quấn, cần phải tháo các vòng chặn, các vòng làm kín, các ống lót bảo vệ v.v…

 Tháo khoang chứa bộ phận làm kín và khoang cửa vào của cấp I và cấp V (ở ngoài cùng). Tháo các ống lót ra khỏi khoang chứa salnhic.

 Tách các vòng cữ hãm (đàn hồi được) ở cả hai đầu trục rồi tháo các vòng phân cách và các ống lót.

 Từ hai phía đầu trục , lần lượt tháo các vòng phân cách và các bánh công tác cho đến hết.

 Bảo quản trục bơm ở vị trí thẳng đứng cho đến khi được đưa vào lắp ráp.

 Tháo các vành thép làm kín ra khỏi cụm bánh công tác.

Một phần của tài liệu sơ lược về ngành công nghiệp dầu khí việt nam và việc sử dụng bơm ly tâm trong công tác vận chuyển dầu khí tại xí nghiệp liên doanh vietsovpetro (Trang 76 - 77)