Cấp 4 Ống lót làm kín 65/35-500-

Một phần của tài liệu sơ lược về ngành công nghiệp dầu khí việt nam và việc sử dụng bơm ly tâm trong công tác vận chuyển dầu khí tại xí nghiệp liên doanh vietsovpetro (Trang 84 - 89)

- Quy trình lắp ráp bơm như sau:

23 cấp 4 Ống lót làm kín 65/35-500-

- Ống lót làm kín 65/35-500-18 130h6 (- 0,025) + 0,06 + 0,07 129,96 129,98 24 - Vỏ bơm - Khoang cửa vào cấp 5 65/35-500-8cδ 65/35-500-14 320 +0,07 +0,14 320g6 - 0,018 - 0,054 + 0,19 + 0,23 320,18 319,91 320,16 319,93 25 - Vòng làm kín - Bánh CT bên phải 65/35-500-8 65/35-1.5 105H7 (+0,087) 104,5h6 (- 0,022) + 0,61 + 0,73 105,21 104,36 105,19 104,38 26 - Ống lót làm kín - Ống lót đầu trục 65/35-500- 17cδ 65/35-500-1.9 105H7 (+0,087) 104,6h6 (- 0,22) + 0,51 + 0,61 105,19 104,48 105,17 104,50 27 - Khoangcửa vào cấp 5. - Ống lót làm kín 65/35-500-14 65/35-500- 1.7cδ 130H7 (+0,04) 130h6 (-0,025) + 0,07 + 0,08 130,06 129,96 130,04 129,98 28 - Vỏ bơm - Khoang cửa vào cấp 5 65/35-500-8cδ 65/35-500-14 220H7 (+0,04) 220j6 -0,025 -0,096 + 0,140 + 0,160 220,06 0 219,89 0 130,04 219,910 29 - Khoang chứa Salnhic - Ống lót 65/35-500- 16cδ 65/35-500-15 115H8 (+0,04) 115u8 +0,198 +0,144 - 0,090 - 0,08 115,06 0 115,13 0 - - 918.00.000 16

5.3. Thực tế công tác vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy bơm hπc 65/35 - 500trên giàn. trên giàn.

5.3.1.Công tác vận hành

Việc bố trí lắp đặt các máy bơm dầu và đề ra các chế độ làm việc của chúng tùy thuộc vào sản lượng dầu khai thác và vị trí công nghệ của mỗi giàn mà có những đặc điểm riêng. Ở MSP -6, với sản lượng dầu khai thác qua từng thời kỳ, dao động ở trong khoảng từ 400 ÷ 700 tấn/ngày đêm nên tại Ì -3 được lắp đặt 3 bơm dầu loại HΠC 65/35 – 500: No 1, 2, 3 như trong sơ đồ công nghệ kèm theo. Các bơm dầu được làm mát phần gối đỡ và bộ phận làm kín trục bằng nước kỹ thuật tuần hoàn với áp lực từ 1,5 ÷ 3 kG/cm2 được tạo ra bởi các bơm nước làm mát kiểu ƯĐ -10/40, K - 20/30, hoặc ÍƯ - 20/30 đặt ở Ì - 5, chế độ làm việc của các bơm dầu này

được quy định bởi phòng công nghệ (ÐỢ) của Xí nghiệp Khai thác Dầu Khí và có sự thay đổi tùy theo kế hoạch vận chuyển dầu trên tuyền đường chung giữa các giàn MSP -5, MSP -8, MSP - 10 …. Như hiện nay, các bơm dầu của MSP -6, được phép bắt đầu các chu kỳ làm việc (bơm) vào các giờ chẵn và phải khống chế áp suất đầu ra của bơm sao cho áp lực trên tuyến đường ống vận chuyển dầu chung không vượt quá 35kG/cm2.

Thông thường mỗi chu kỳ vận hành bơm trên MSP - 6, được thực hiện bởi các thợ khai thác, diễn ra như sau: Đầu các giờ chẵn (0, 2, 4, 6 giờ…), lúc này mực chất lỏng (dầu) ở trong bình 100m3 vào khoảng 0,7 ÷ 0,8, người bơm dầu (thợ khai thác) tiến hành các thao tác như sau:

Bật bơm nước làm mát ở Ì - 5,

Kiểm tra áp suất nước làm mát đi qua gối đỡ và bộ phận làm kín trục (thường được điều chỉnh ở vào khoảng 1,0 ÷ 2,0 kG/cm2). Nếu có sự sai lệch thì điều chỉnh lại bằng các van chặn trên đường ra của nước làm mát qua bộ phận làm kín ở máy bơm làm việc.

Kiểm tra mức dầu bôi trơn vòng bi ở các gối đỡ trục. Nếu thiếu, bổ sung thêm bằng loại dầu trơn VITREA -32

Mở hoàn toàn van chặn đường hút của bơm sau đó kiểm tra mức độ rò rỉ của chất lỏng công tác (dầu thô) qua bộ phận kín trục. Lúc này các van chặn ở đầu ra (đường ép) của bơm ở trạng thái đóng (các van chặn ở đường hút và đường ép đều được đóng lại sau khi dừng bơm).

Kiểm tra tình trạng làm việc của van chặn đường ra xem có thể đóng mở dễ dàng không, có bị rò rỉ dầu qua bộ phận làm kín ty van hay không. Kiểm tra tình trạng hoàn hảo các nắp chắn bảo hiểm ở khớp nối trục, ở hai đầu khoang gom dầu rò rỉ, thông các salăng dẫn dầu rò rỉ từ 2 đầu khoang gom vào các thùng chứa. Đóng nhẹ van chặn đầu ra lại.

Khởi động động cơ, sau khi đã tin chắc rằng các điều kiện vận hành bơm được đảm bảo. Mở từ từ van chặn đường ra để tránh sự quá tải cho động cơ điện. Theo dõi áp suất trên đường vận chuyển dầu để điều chỉnh van đường ra của bơm sao cho áp suất này không vượt quá mức quy định (35át - theo qui định hiện nay của phòng ÐỢ – Xí nghiệp khai thác dầu khí).

Kiểm tra mức độ rò rỉ ở các bộ phận làm kính trục bơm, ở bộ phận làm kín ty van. Đối với các máy bơm có bộ phận làm kín kiểu Sanhic dây quấn thì phải kiểm tra để tin chắc rằng ống ép sanhic không bị cọ sát sinh nhiệt với ống lót bảo vệ trục.

Sau khi máy bơm đã làm việc ổn định, người vận hành (thợ khai thác) về vị trí ngồi trực gần đó hoặc làm một số công việc ngay tại khu vực đặt bơm.

Sau khoảng thời gian từ 40 ÷ 45 phút (có khi đến 50 ÷ 60 phút) khi mực chất lỏng trong bình hạ xuống khoảng 0,4 ÷ 0,45 thì cơ cấu bảo vệ mức của máy bơm tác động, cắt điện động cơ và dừng bơm. Thợ khai thác tiến hành đóng van đường ra sau đó là đường hút, thu gom dầu rò rỉ, sau cùng là tắt máy bơm nước làm mát, kết thúc một chu kỳ bơm dầu.

Nhận xét :

Các buớc thao tác vận hành một chu kỳ bơm dầu như vậy cơ bản là đúng với qui tắc vận hành do các nhà chế tao bơm đề ra trong tài liệu “Hướng dẫn vận hành tổ hợp bơm điện HΠC 65/35 - 500”. Riêng trong thao tác dừng bơm như trong thực tế đã mô tả, là không đúng với qui định. Điều này, việc dừng đột ngột động cơ điện do tác động của cơ cấu bảo vệ, tạo nên một xung thủy lực lớn, gây nên sự va đập mạnh ở van một chiều trên đường ra, gây nên sự giật, rung mạnh trên đường bơm dầu. Nếu các giá đỡ kẹp chặt đường ống không đảm bảo đủ độ cứng vững, sẽ gây nên sự gẫy vỡ ở bất kỳ bộ phận nào có sự liên kết với đường bơm dầu.

Trong quá trình trực (theo dõi, giám sát việc bơm dầu), người thợ khai thác (vận hành bơm) không thể chăm chú quan sát liên tục các đồng hồ chỉ báo các thông số làm việc của bơm trong suốt cả chu kỳ từ 40 ÷ 60 phút được. Do vậy, đã xảy ra một dài trường hợp bó kẹt Roto máy bơm, gây nên sự quá tải của động cơ điện, hoặc có khi do một nguyên nhân nào đó, áp suất trên đường dẫn dầu giảm đột ngột xuống quá thấp mà người vận hành không nhận biết kịp thời để điều chỉnh van chặn trên đường ra của bơm, cũng gây nên sự quá tải của động cơ. Hoặc có trường hợp đã xảy ra hiện tượng xâm thực khí gây nên những xung động thủy lực dữ dội ở trong máy bơm đang làm việc. Máy bơm bị rung giật, có những tiếng động bất thường, lưu lượng cột áp, hiệu suất bị giảm sút đột ngột và trong phần lớn trường hợp, hậu quả tiếp theo là sự bó kẹt Ro to. Thông thường những sự cố máy bơm do hiện tượng xâm thực khí xảy ra là rất nguy hiểm bởi chúng xảy ra rất nhanh. Người vận hành từ lúc nghe tiếng động bất thường đến lúc phán đoán, nhận biết được tình hình để đề ra biện pháp xử lý thì có thể không còn kịp thời nữa.

5.4.Công tác bảo dưỡng sửa chữa máy bơm dầu ly tâm hπc 65/35 - 500 Ở trên giàn.

Hàng ngày: Công việc kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật hàng ngày các máy bơm dầu HΠC 65/35 - 500 được những người vận hành (thợ khai thác) tiến hành, gồm những công việc sau :

Kiểm tra tình trạng hoàn hảo của tổ hợp, các cơ cấu bảo vệ, các van chặn, các đường ống dẫn dầu, các bơm nước làm mát và đường ống dẫn cùng các van khóa trên hệ thống làm mát.

Kiểm tra mức dầu bôi trơn ở các gối đỡ và bổ sung khi cần thiết.

Kiểm tra tình trạng làm việc và mức độ rò rỉ ở các bộ phận làm kín trục. Kiểm tra các cơ cấu chỉ báo, các dụng cụ đo các thông số làm việc của tổ hợp. Những sai sót, hư hỏng được phát hiện trong quá trình kiểm tra trước khi làm việc, trong khi bơm đều được báo lại với các bộ phận có liên quan như điện, K, cơ khí, để khắc phục kịp thời.

 Bảo dưỡng định kỳ:

+ Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các máy bơm dầu đầu mỗi ca biển: Đây là việc kiểm tra không nằm trong kế hoạch kiểm tra bảo dưỡng sửa chữa dự phòng đã lập hàng năm. Việc kiểm tra này chỉ nhằm mục đích nắm biết thực trạng khả năng làm việc của các tổ hợp bơm để nếu có những hư hỏng, sai sót còn tồn tại thì bộ phận cơ khí sẽ lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa ngay trong thời gian ca biển của mình. Nếu những hư hỏng, sai sót là nhỏ và có thể khắc phục ngay được thì người kiểm tra, là thợ nguội sửa chữa thiết bị khai thác dầu khí tiến hành xử lý và sau đó báo cáo với kỹ sư cơ khí phụ trách. Như vậy, trung bình mỗi tháng, các tổ hợp bơm dầu (và các trang thiết bị khác nữa) được kiểm tra tình trạng kỹ thuật 2 lần, thường là vào ngày đầu ca biển của bộ phận khai thác ở trên giàn.

+ Kiểm tra bảo dưỡng sửa chữa dự phòng định kỳ theo kế hoạch hàng năm : Đối với các tổ hợp bơm dầu HΠC 65/35 - 500, thông thường theo kế hoạch hàng năm, đã được sự phê duyệt của chánh cơ khí xí nghíệp khai thác dầu khí, được luân phiên kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa dự phòng trong thời hạn định kỳ 4 tháng 1 lần. Lúc này số giờ làm việc trung bình của máy (trong 4 tháng) khoảng (600 - 700)giờ. Công việc kiểm tra bảo dưỡng sửa chữa dự phòng định kỳ bao gồm :

Kiểm tra chất lượng dầu bội trơn ở các gối đỡ. Nếu thấy có nhiều cặn bẩn hoặc bị lọt nước vào nhiều thì phải thay ngay. Nếu phát hiện thấy nhiều mạt kim loại ở trong dầu bôi trơn thì cần kiểm tra lại độ đồng tâm giữa các trục của bơm và động cơ điện, kiểm tra lại tình trạng làm việc của các vòng hắt dầu và mức độ siết chặt các gối đỡ theo phương dọc trục, nếu thấy có sự sai sót thì căn chỉnh, sửa chữa lại

và rửa sạch khoang chứa dầu bôi trơn của gối đỡ và thay dầu mới –sau đó cho máy bơm làm việc khoảng 12 ÷ 24giờ, rồi kiểm tra lại dầu bôi, nếu dẫn thấy còn nhiều mạt kim loại thì cần kiểm tra lại các bề mặt làm việc của vòng bi, tình trạng hoàn hảo của các vòng cách.

Kiểm tra tình trạng của kỹ thuật khớp nối răng, xem xét chất lượng mỡ bôi trơn của chúng. Nếu thấy mỡ bị biến màu, bị chảy lỏng hoặc bị biến cứng, mất tính dẻo thì cần phải thay thế. Ở khớp nối răng, có thể sử dụng các loại mỡ bôi trơn: Listol-24, Alvania EP-2 của Shell hoặc Lithium No:2(3) của PVPDC (Việt Nam). Siết chặt lại các bulông khớp nối.

 Kiểm tra bảo dưỡng các van chặn trên đường hút và đường ép của bơm. Siết chặt lại phần Salnhic làm kín ty van, khi cần phải bổ sung thêm dây Salnhic. Dùng mỡ Unedo (Shell) để bôi trơn cho ty van và bạc lót.

 Kiểm tra mức độ rò rỉ chất lỏng công tác qua bộ phận làm kín trục. Đối với loại làm kín trục kiểu Salnhic dây quấn nên thêm vào 1 ÷ 2 vòng dây và ép nhẹ đều vòng ép theo phương dọc trục sao cho các vòng Salnhic dây không bị cháy do ma sát vào ống lót bảo vệ trục.

 Kiểm tra các giá đỡ kẹp ống, các vành chắn bảo vệ ở bộ phận khớp nối và khoang chứa dầu rò rỉ ở 2 đầu trục.

 Kiểm tra lại tình trạng làm việc của các đường ống dẫn nước làm mát, các van khóa ở trên hệ thống này.

+ Định kỳ lần 2: Sau lần kiểm tra bảo dưỡng sửa chữa dự phòng thứ nhất (4 tháng) đến lần kiểm tra bảo dưỡng sửa chữa dự phòng thứ 2 (8 tháng) (lúc này số giờ làm việc của bơm vào khoảng 1.200 - 1.500giờ) ngoài các công việc kiểm tra bảo dưỡng sửa chữa như định kỳ 4 tháng, có một số công việc mang tính bắt buộc theo quy định của giàn như sau :

Thay dầu bôi trơn ở các gối đỡ trục (dùng dầu VITREA-32). Thay mỡ bôi trơn ở khớp nối răng giữa bơm và động cơ. Kiểm tra lại bộ đồng tâm giữa các trục bơm và động cơ.

Tháo các đoạn ống dẫn nước làm mát nối từ đường cấp vào vỏ gối đỡ, từ vỏ gối đỡ sang khoang làm mát bộ phận làm kín và đoạn ống từ khoang làm mát bộ phận làm kín đến đường hồi của nước làm mát và thông rửa, làm sạch cặn bẩn trong chúng. Đối với những bơm sử dụng bộ phận làm kín kiểu Salnhic dây quấn, cần phải tháo toàn bộ chúng ra để kiểm tra lại bề mặt làm việc của ống lót bảo vệ trục.

Nhận xét : Các công việc kiểm tra bảo dưỡng sửa chữa hàng ngày cũng như định kỳ đối với các máy bơm dầu HΠC 65/35 - 500 ở trên giàn tương đối đảm bảo. Thời hạn bảo dưỡng sửa chữa định kỳ ở giàn thường ngắn hơn so với mức qui định trong tài liệu “Hướng dẫn vận hành máy bơm HΠC 65/35 - 500”. Điều đó có thể được giải thích là: Do các máy bơm, cũng như các trang thiết bị khác, phải làm việc ở trong môi trường biển khắc nghiệt, khí hậu nóng, ẩm, nhiều hơi nước có độ mặn cao, có tính chất ăn mòn rất mạnh, do vậy các kết cấu kim loại cũng như các chất dầu, mỡ bảo vệ và bôi trơn nhanh chóng bị oxy hóa phá hủy bề mặt nếu không được chăm sóc, bảo dưỡng thường xuyên và kỹ càng. Mặt khác, do tính chất của công việc khai thác và vận chuyển dầu trên biển cũng đòi hỏi các trang thiết bị phải đảm bảo độ tin cậy cao hơn nữa, do giá thành chi phí cho việc sửa chữa các trang thiết bị trên các công trình biển cao gấp bội so với ở đất liền, nên việc tăng cường công tác kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa dự phòng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các sự cố hư hỏng lớn cũng là biện pháp có lợi làm tăng hiệu quả kinh tế.

5.4.2. sửa chữa máy bơm HΠC 65/35 - 500 trên giàn

Thực tế sản xuất cũng như điều kiện biên chế nhân lực, trang thiết bị ở trên giàn khoan, khai thác không cho phép thực hiện công việc sửa chữa lớn máy bơm

HΠC 65/35 - 500. Thông thường, bộ phận cơ khí chỉ tiến hành công việc sửa chữa vừa và nhỏ hoặc tiến hành công tác lắp đặt các tổ hợp bơm mới. Các dạng sửa chữa này bao gồm : Bổ sung hoặc thay thế loại Salnhic dây quấn; sửa chữa hoặc thay thế bộ phận làm kín kiểu mặt đầu; thay ống lót bảo vệ trục; thay vòng bi ở các gối đỡ trục; thay khớp nối răng giữa các trục; sửa chữa hoặc thay thế các đường ống nước làm mát cho gối đỡ và bộ phận làm kín; căn chỉnh độ đồng tâm giữa các trục; kiểm tra điều chỉnh vị trí của gối đỡ trục; làm thông sạch đường hút; sửa chữa các van chặn trên đường hút, đường bơm dầu và các van chặn ở hệ thống làm mát; tháo các bơm cũ do lưu lượng và áp suất bơm bị giảm quá mức hoặc do bị kẹt roto không thể khắc phục được; lắp đặt, căn chỉnh, kiểm tra và thử nghiệm các bơm mới để đưa vào vận hành .v.v.. có thể liệt kê các dạng hư hỏng của bơm HΠC 65/35 - 500 và cách khắc phục chúng tại MSP-6 trong khoảng thời gian từ 1995 trở lại đây theo bảng thống kê sau:

Một phần của tài liệu sơ lược về ngành công nghiệp dầu khí việt nam và việc sử dụng bơm ly tâm trong công tác vận chuyển dầu khí tại xí nghiệp liên doanh vietsovpetro (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w