Công tác chuẩn bị

Một phần của tài liệu sơ lược về ngành công nghiệp dầu khí việt nam và việc sử dụng bơm ly tâm trong công tác vận chuyển dầu khí tại xí nghiệp liên doanh vietsovpetro (Trang 47 - 50)

Hình 3.1 Sơ đồ tổng thể bơm НПС 65/35–

3.6.1 Công tác chuẩn bị

Trước khi đưa tổ hợp bơm vào vận hành cần phải tiến hành kiểm tra lại bơm với mục đích loại trừ sự hư hỏng, bẩn kẹt bộ phận dẫn dòng( phần chảy) của bơm. Kiểm tra sự lắp nối các đường ống dẫn chính và phụ xem đúng hay chưa. Kiểm tra tình trạng hoàn hảo của các dụng cụ đo cần thiết và các thiết bị bảo vệ của bơm, hệ thống làm mát và bôi trơn cho gối đỡ các vòng bi và bộ phận làm kín.

Làm sạch, sau đó đổ nhớt mới, sạch cho các khoang chứa các ổ bi, mỗi khoang chứa khoảng 1 lít. Đối với các vòng bi này, nên sử dụng loại dầu tuốc bin T.22, T.30 ( theo ΓOCT 32-74) để bôi trơn. Hiện nay người ta đã sử dụng loại dầu bôi trơn VITREA – 32 để thay thế các loại T.22, T.30 trên . Còn khớp nối dùng mỡ bôi trơn Litol 24 (ΓOCT 21150 –75 ) hoặc Alvania EP –2, hoặc dùng dầu I-40 pha với 30 –50% chất làm đặc Canxisterit

Tiến hành kiểm tra độ chắc chắn của các chi tiết kẹp chặt và của tất cả các bu lông đai ốc ở bên ngoài. Kiểm tra độ êm, độ quay trơn của rôto bằng tay, bằng cách dùng cờ lê quay khớp nối trục cũng như kiểm tra sự đảm bảo của tất cả các van chặn. Kiểm tra để tin chắc rằng không có sự cọ sát giữa các bộ phận chuyển động với các bộ phận cố định của máy bơm. Kiểm tra để đảm bảo không có khí xâm thực và áp lực ở đầu vào không vượt quá giới hạn cho phép đối với loại, kiểu làm kín trục đang sử dụng. Tháo vòng kẹp dùng để lắp ráp bộ phận làm kín. Tiến hành khởi động thử bơm trong thời gian rất ngắn để xem chiều quay của rôto đã đúng chưa. Công việc này có thể tiến hành sau khi lắp xong khớp nối trục .

3.6.2Khởi động bơm

Trước khi khởi động bơm, phải cho các bơm nước của hệ thống làm mát làm việc. Phải kiểm tra để đảm bảo áp suất nước làm mát nằm trong phạm vi đặt của rơle bảo vệ, đồng thời trong quá trình bơm phải điều chỉnh lưu lượng nước làm mát sao cho nhiệt độ ở phần gối đỡ trục và khoang chứa bộ phận làm kín (Salnhic) không cao quá phạm vi cho phép( 60oC).

Mở các van chặn trên đường hút để làm đầy chất lỏng công tác vào bơm. Sau đó, tùy theo từng trường hợp, cần tuân theo hướng dẫn của nhà chế tạo bơm, như sau:

Đối với các máy bơm dùng để bơm các sản phẩm dầu mỏ với nhiệt độ vượt quá 373oK (100o C) trước khi khởi động, cần phải làm nóng từ từ bơm để tăng nhiệt độ lên ( nhưng không được vượt quá mức tăng 2oC trong 1 phút ) bằng cách cho tuần hoàn chất lỏng công tác với lưu lượng không lớn qua bơm.

Đối với các máy bơm dùng để bơm các sản phẩm dầu mỏ với nhiệt độ nhỏ hơn 258oK (-15o C) trước khi khởi động, cần phải làm mát từ từ để hạ nhiệt độ xuống ( nhưng không được vượt quá mức giảm 2o C trong 1 phút) bằng cách cho tuần hoàn qua bơm một lưu lượng không lớn chất lỏng công tác với nhiệt độ tương ứng .

Đối với các máy bơm dùng để bơm chất khí hóa lỏng với nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của không khí môi trường xung quanh, trước khi khởi động, nên làm mát từ từ đến nhiệt độ của môi chất công tác để đề phòng sự cố khi làm việc. Sự làm mát này được thực hiện bằng cách cho bay hơi một lượng nhỏ khí hóa lỏng bên trong máy bơm .

Khởi động động cơ. Để máy bơm đạt được tần số quay ổn định, nên mở từ từ van chặn trên đường ra cho đến khi đạt được áp suất của chế độ làm việc dự kiến xác lập. Lúc này phải chú ý theo dõi các chỉ số trên các dụng cụ đo, kiểm tra để động cơ không bị quá tải. Trong trường hợp áp suất trên đường ra bị giảm đột ngột, động cơ bị quá tải, cần phải xả chất lỏng công tác qua lỗ xả của bộ phận làm kín trục. Còn khi ở bơm có tiếng kêu khác thường hoặc tiếng va đập, cần phải đóng van chặn trên đường ra và dừng động cơ, tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục hỏng hóc. Sau khi khởi động làm việc khoảng 5-10 phút, cần phải kiểm tra mức độ rò rỉ của bộ phận làm kín trục, nhiệt độ của các ổ bi, động cơ, để đảm bảo độ rung, độ ồn của máy bơm không vượt quá phạm vi cho phép:

Đối với tổ hợp bơm có các động cơ điện công suất lớn hơn 132 kw là: 108 đềxiben.

Đối với các tổ hợp bơm có động cơ điện công suất đến 132 kw là: 103 đề xiben.

Sau khi lắp đặt tổ hợp bơm và đưa vào chế độ làm việc có tải khoảng một vài giờ, cần phải kiểm tra lại sự đồng tâm của các trục. Nếu có sự sai lệch vượt quá sai số cho phép thì cần phải tiến hành điều chỉnh và kiểm tra lại việc siết chặt các bu lông

đế của động cơ và bơm. Không nên hi vọng sự sai lệch này được bù ( khắc phục) bởi kết cấu của khớp nối răng.

Chú ý: Sự khởi động máy bơm mà không làm đầy chất lỏng công tác , để làm việc quá 5 phút khi đóng các van chặn ở các đường ra, cũng như khi lưu lượng bơm nhỏ hơn 10% so với định mức là không được phép.

3.6.3- Dừng bơm

Việc dừng bơm được tiến hành theo trình tự sau: 1- Từ từ đóng van chặn đầu ra.

2- Dừng động cơ điện 3- Đóng van đầu vào.

Sau khi dừng bơm cần thiết phải để hệ thống làm mát chảy một thời gian để nhiệt độ giảm xuống khoảng 50oC- 60o C sau đó mới đóng các van đường nước làm mát. Trong trường hợp máy bơm chỉ ngừng tạm thời , hoặc trong một thời gian ngắn thì không cần phải ngắt nước làm mát và dung dịch làm kín.

Khi dừng các máy bơm đang bơm các chất dễ bị kết tủa , dễ bị đông đặc, cần phải xả toàn bộ chúng ra khỏi bơm , sau đó bơm qua bơm loại dầu nhẹ không bị đông đặc, hoặc có thể sử dụng các biện pháp phòng ngừa khác nhằm ngăn chặn sự đông đặc, sự kết tủa hoặc sự hóa bùn của các chất lỏng công tác trong bơm.

Khi dừng bơm trong khoảng thời gian dài , cần phải xả hết các chất lỏng công tác trong bơm để ngăn ngừa sự rỉ sét các chi tiết trong bơm. Ở khoang làm kín kiểu mặt đầu dạng đôi thì cần phải đổ dầu bôi trơn vào, còn ở loại Salnhic thì nên tháo ra.

Sau khi dừng bơm, cần phải kiểm tra lại mức dầu ở trong khoang chứa vòng bi, kiểm tra lượng dầu bôi trơn đã qua làm việc thất thoát ra ngoài. Không được để dầu bôi trơn thất thoát vượt quá 60% lượng dầu rót vào khoang chứa vòng bi.

Sau 24 giờ làm việc trực tiếp ở xưởng (hoặc Blốc công nghệ, nơi lắp đặt bơm) với những chế độ thử nghiệm cần thiết và xác định được tình trạng làm việc hoàn hảo của tổ hợp bơm, cần phải tiến hành lập biên bản về việc hoàn thành công việc lắp đặt để chính thức đưa tổ hợp bơm vào sử dụng.

Chú ý: Nếu sơ đồ công nghệ được thiết kế để sử dụng 2 tổ hợp bơm thì nên để 1 bơm làm việc, 1 bơm dự trữ. Bơm dự trữ phải được chứa đầy chất lỏng công tác còn van chặn trên đường hút được mở hoàn toàn. Hoặc phân chia đều chu kỳ làm việc cho cả 2 bơm, hoặc đảm bảo đưa bơm dự trữ vào làm việc không dưới 3 lần trong khoảng thời gian giữa 2 lần sửa chữa đã được xác lập.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu sơ lược về ngành công nghiệp dầu khí việt nam và việc sử dụng bơm ly tâm trong công tác vận chuyển dầu khí tại xí nghiệp liên doanh vietsovpetro (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w