ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ KHCN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN KHÍ HẬU, THỦY VĂN TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 1996 - 2016 DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Trang 43 - 45)

1. Đặc điểm địa chất, địa hình, địa mạo

1.1. Đặc điểm địa chất

Tại Điện Biên có nhiều đứt gãy sâu phân đới như: Đứt gãy sườn Tây Phan Xi Păng, đứt gãy sông Đà, đứt gãy Điện Biên – Lai Châu, đứt gãy Sầm Nưa, đứt gãy Sơn La. Các đứt gãy này đóng vai trị quan trọng trong việc hình thành và phân bố khống sản, động đất cũng như phân bố các thân trượt lở trên địa bàn tỉnh.

1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo

Nét nổi bật của địa hình Điện Biên là độ dốc lớn, mức độ chia cắt ngang và chia cắt sâu mạnh. Điện Biên có địa hình phức tạp, được cấu tạo bởi những dãy núi cao và các thung lũng, sông suối nhỏ, hẹp và dốc phân bố khắp nơi trên địa bàn tỉnh. Xen giữa núi và cao nguyên là các thung lũng hoặc lịng chảo có bề mặt tương đối bằng phẳng, những dạng địa hình này chiếm phần diện tích khơng lớn. Đáng chú ý nhất là lòng chảo Điện Biên Phủ rộng 150.000 ha với bề mặt bằng phẳng, có nguồn gốc tích tụ trầm tích tạo nên cánh đồng Mường Thanh rộng nhất vùng Tây Bắc với đất đai màu mỡ.

2. Đặc điểm thổ nhưỡng và tài nguyên đất

2.1. Đặc điểm tài nguyên đất

- Phân loại đất phát sinh: Đất Điện Biên được phân thành 7 nhóm và 22 loại đất phát sinh chính. Tài nguyên đất của tỉnh khá rộng về diện tích, đa dạng về chủng loại và đang có nhiều biến động về mơi trường cần quan tâm nghiên cứu.

- Đánh giá tài nguyên đất: Đất có địa hình khá bằng phẳng của Điện Biên rất hẹp, có diện tích khoảng 15.231,44 ha. Phần lớn là các loại đất đồi núi Điện Biên phân bố trên 3 đai cao bao gồm: Đai đất Feralit (độ cao dưới 900m), Đất Mùn – Đỏ vàng (độ cao 900 – 1.800 m); Đai đất Mùn Alit trên núi cao (độ cao 1.800-2.800m). Đất phát triển trên đá macma axit (chủ yếu là đá granit) và đất phát triển trên đá cát có độ phì nhiêu khơng cao, khi mưa thì dí chặt, khi nắng thì khơ hạn rời rạc.

2.2. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Điện Biên

Diện tích hiện sử dụng trong nông nghiệp – lâm nghiệp rất lớn, chiếm tới 77,17% DTT. Diện tích đất chưa sử dụng ở tỉnh Điên Biên chiếm 20,05% diện tích tự nhiên của tỉnh, trong đó chủ yếu là đất đồi núi dốc. Đất đồi núi chưa sử dụng thực chất là diện tích đất trống đồi núi trọc đã trải qua rất nhiều chu kỳ nương rẫy, bị thoái hoá mạnh, đang chờ phục hồi.

Báo cáo tóm tắt đề tài 36

2.3. Hiện trạng mơi trường đất tỉnh Điện Biên a. Môi trường đất bị thối hóa

Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên, tính đến 2017, tồn tỉnh có trên 740.000ha đất bị thối hóa; trong đó diện tích đất bị thối hóa nặng gần 38% tập trung chủ yếu ở các huyện: Mường Chà, Điện Biên Đông, Nậm Pồ. Những diện tích bị thối hóa nặng này đều có chung biểu hiện bị xói mịn, rửa trơi, kết vón và suy giảm độ phì nhiêu.

b. Ngun nhân thối hóa đất

* Nguyên nhân tự nhiên

Thoái hoá do một số yếu tố hình thành đất bất thuận khơng đủ để phát sinh các loại đất có độ phì nhiêu cao và ổn định dài lâu. Các tai biến địa chất như lũ lụt, sạt lở bờ và thay đổi dòng chảy của sông suối, trượt, sạt lở đất đá vùng đồi núi dốc (mudslide), động đất. Địa hình dốc – rất dốc tạo điều kiện cho q trình rửa trơi làm tầng đất mặt dễ lỳ cứng, giữ ẩm kém…gây thối hố đất. Hạn hán, xói mịn đất và q trình hình thành kết von đá ong là ngun nhân gây ra thối hóa đất.

* Nguyên nhân do con người

Con người làm biến dạng địa hình, địa mạo đất thơng qua đào đắp kênh mương dẫn nước tưới, đắp bờ vùng bờ thửa để canh tác; San ủi, đào đắp xây dựng cầu cống và hệ thống đường giao thông; San ủi tạo mặt bằng xây dựng các khu đô thị và các công trình cơng cộng; Do chiến tranh (đặc biệt trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954).

3. Đặc điểm rừng và đa dạng sinh học

3.1. Đa dạng sinh học tỉnh Điện Biên a. Thành phần loài hệ động thực vật

- Thành phần loài hệ thực vật: Điện Biên có 1545 lồi thuộc 215 họ; thuộc

đầy đủ 6 ngành thực vật bậc cao có mạch của hệ thực vật Việt Nam.

- Thành phần lồi hệ động vật có xương sống trên cạn: Tỉnh Điện Biên đã từng được biết đến là khu bảo tồn thú lớn nhất ở phía Bắc nước ta. Tuy vậy tới nay, hệ động vật ở Điện Biên tương đối thấp so với các vùng Bắc Trường Sơn và Tây Nguyên. Hệ động vật ở Điện Biên có đại diện của 4 lớp động vật có xương sống trên cạn.

- Thành phần lồi hệ động vật có xương sống dưới nước: Tổng số thống kê được có 47 lồi cá thuộc 9 họ. Trong 47 loài cá, ngoài các loài cá tự nhiên phân bố ở các nhánh sông, suối, từ thượng nguồn, cịn có một số lồi cá ni như: cá trắm cỏ, cá mè trắng, cá mè hoa, cá trôi ấn ro hu, cá migran, gần đây có thêm cá mè vinh.

Báo cáo tóm tắt đề tài 37 - Thuỷ sinh vật: Thực vật nổi: Gồm 35 loài thuộc 4 ngành tảo. Đã xác định được 20 lồi và nhóm lồi thuộc 18 giống động vật nổi. Đã xác định được 15 loài động vật đáy.

b. Hệ sinh thái

- Hệ sinh thái rừng thường xanh, cây lá rộng nhiệt đới - Hệ sinh thái rừng thường xanh, cây lá rộng á nhiệt đới - Hệ sinh thái rừng hỗn giao cây lá rộng – lá kim á nhiệt đới - Hệ sinh thái trảng cây bụi

- Hệ sinh thái trảng cỏ - Hệ sinh thái thuỷ vực - Hệ sinh thái nông nghiệp

3.2. Thảm thực vật và tài nguyên rừng

- Thảm thực vật rừng tự nhiên được phân bố trên 3 đai cao, gồm: Rừng rậm

thường xanh nhiệt đới gió mùa trên địa hình thấp (<700 m); Rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa ở núi thấp từ 700-1600 m; Rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa trên núi trung bình (1600-2600m) và các kiểu thứ sinh thay thế. Thảm thực vật trồng gồm rừng trồng và quần xã cây trồng quanh khu dân cư ; có vai trị rất lớn đối với bảo vệ đất trồng, điều tiết nước mặt và giảm sói mịn và suy thối đất rừng

- Tài nguyên rừng: Tính đến 31/12/2018, tổng diện tích đất lâm nghiệp tồn tỉnh là 367.623,27ha (độ che phủ 35,53%). Tuy diện tích rừng những năm gần đây đã được tăng lên, nhưng chất lượng rừng vẫn chưa được cải thiện; phần lớn là rừng trung bình và rừng nghèo, rừng phục hồi; khả năng cung cấp lâm sản thấp.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ KHCN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN KHÍ HẬU, THỦY VĂN TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 1996 - 2016 DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)