NGUYÊN NHÂN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỈNH ĐIỆN BIÊN

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ KHCN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN KHÍ HẬU, THỦY VĂN TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 1996 - 2016 DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Trang 54)

1. Nguyên nhân biến đổi khí hậu trên thế giới và tại Việt Nam

1.1 Biến đổi khí hậu do yếu tố tự nhiên

Biến đổi khí hậu do các yếu tố tự nhiên đóng góp một phần rất nhỏ vào sự biến đổi khí hậu tồn cầu hiện nay. Các yếu tố tự nhiên thường có tính chu kỳ và biểu hiện không rõ nét trong phạm vi một lãnh thổ. Các yếu tố tự nhiên dẫn tới biến đổi khí hậu trên tồn thế giới là: Sự biến đổi trong phân bố lục địa – biển của bề mặt Trái đất; Sự biến đổi trong tính chất phát xạ của mặt trời và hấp thụ bức xạ của Trái đất; Sự biến đổi của các tham số quỹ đạo Trái đất.

1.2 Biến đổi khí hậu do yếu tố con người

Các hoạt động của con người là nguyên nhân chính dẫn tới thay đổi hệ thống khí hậu tồn cầu. Những hoạt động làm tăng lượng khí thải nhà kính nhiều nhất gồm hoạt động công nghiệp và giao thông vận tải, hoạt động nông-lâm ngiệp và thủy sản.

a. Hoạt động công nghiệp và giao thông vận tải

- Công nghiệp năng lượng + Công nghiệp điện:

Các cơng trình thủy điện trực tiếp làm suy giảm diện tích đất rừng, gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ khí CO2. Các nhà máy nhiệt điện dùng than làm nhiên liệu tiêu hao từ 0,4-0,8 kg/kwh. Chỉ riêng tại Việt Nam, trong năm 1993 các nhà máy nhiệt điện đã tiêu thụ gần 480.000 tấn than và thải ra khí quyển 6.713 tấn khí SO2, 2.724 tấn NOx và 277,9×103 tấn CO2 và 1.491 tấn bụi.

+ Công nghiệp khai thác than:

Ngành khai thác than phát sinh lượng lớn khí bụi từ q trình vận chuyển, phân loại than. Hoạt động khai thác than tại nhiều khu vực buộc con người phải chặt phá rừng để thuận lợi cho hoạt động sản xuất nên cũng là một trong những nguyên nhân làm suy giảm diện tích rừng.

- Ngành cơng nghiệp hóa chất:

Các nhà máy sản xuất phân bón thải ra lượng lớn khí bụi, khí SO2 và Flour (đối với sản xuất super lân), thải ra NH3, CO2 (đối với sản xuất phân đạm).

- Ngành cơng nghiệp luyện kim

Khí thải từ các hoạt động luyện kim chứa nhiều các khí như CO, CO2, CyHx, SOx, NH3 và bụi. Các nhà máy luyện kim sử dụng dầu FO và than đá làm nhiên liệu thải ra mơi trường các loại khí độc hại đặc trưng là CO và SOx; làm trầm trọng thêm tình trạng ơ nhiễm mơi trường tại các khu cơng nghiệp.

Báo cáo tóm tắt đề tài 47 - Hoạt động giao thông vận tải:

Các phương tiện giao thông cơ giới sử dụng xăng và dầu diesel làm nhiên liệu; q trình rị rỉ, bốc hơi và đốt cháy nhiên liệu cịn dẫn tới phát sinh nhiều loại khí độc như: bụi, CO, CO2, NOx, SOx, hơi xăng dầu, bụi chì, benzen vào mơi trường khơng khí.

b. Hoạt động nơng – lâm nghiệp và thủy sản

- Hoạt động trồng trọt

Con người sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật và phân bón khơng tuân thủ theo đúng nguyên tắc sử dụng gây ơ nhiễm nguồn nước, đất, thối hóa đất, gia tăng phát thải khí nhà kính như N2O, ảnh hưởng sức khỏe con người, môi trường và phá hủy hệ sinh thái. Trong quá trình canh tác, nông dân đốt nương rẫy, rơm rạ, phế phẩm gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.

- Hoạt động chăn nuôi

Phát triển chăn nuôi kéo theo sự phát triển của các nhà máy thức ăn, các lò mổ và chất thải từ các nhà máy thức ăn, các lò mổ là một trong những tác nhân lớn gây ô nhiễm môi trường.

- Hoạt động nuôi trồng thủy sản

Thức ăn thừa, các chất thải của động vật thủy sản sẽ làm ô nhiễm nguồn nước dẫn đến phá hủy hệ sinh thái tự nhiên. Sự phát triển của ngành thủy sản kéo theo sự phát triển của các nhà máy thức ăn thủy sản, các nhà máy chế biến thủy sản. Chất thải từ các nhà máy này là tác nhân lớn gây ô nhiễm môi trường.

- Hoạt động khai thác rừng

Con người hiện đang khai thác, chặt phá rừng một cách bừa bãi. Việc đốt rừng làm nương, làm rẫy, làm nơi cư trú cũng đã và đang diễn ra với nhiều vùng đặc biệt là những vùng trình độ dân trí chưa cao.

2. Nguyên nhân biến đổi khí hậu tỉnh Điện Biên

Đối với Điện Biên, bên cạnh những hoạt động sản xuất của con người, việc suy giảm diện tích rừng là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh. Rừng giống như một nhà máy thu nhận khí CO2 và sản xuất O2, đồng thời giúp điều tiết lượng nước, tăng độ phì nhiêu của đất đai và nhiều ý nghĩa khác. Sự suy giảm diện tích rừng đồng nghĩa với khả năng hấp thụ khí CO2 bị giảm đi; khả năng điều tiết nước mưa và nước ngầm bị ảnh hưởng, dẫn tới suy giảm mực nước ngầm và trữ lượng nước mặt, gia tăng hạn hán, lũ lụt, lũ quét và lũ bùn đá. Suy giảm diện tích rừng là nguyên nhân chính dẫn tới BĐKH ở Điện Biên.

Báo cáo tóm tắt đề tài 48

2.1. Hoạt động nông nghiệp

- Hoạt động khai thác và chuyển đổi sử dụng đất rừng: Những hoạt động làm suy giảm diện tích đất rừng như khai thác rừng, đốt rừng làm nương rẫy, chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng không chỉ tác động làm BĐKH mà cịn có tác động trực tiếp tới đời sống của người dân địa phương. Thảm thực vật rừng bị mất là nguyên nhân dẫn đến thối hóa đất, khơ hạn và hoang mạc hóa, làm mực nước ngầm và dòng chảy mặt suy giảm, tăng nguy cơ dẫn đến các trận sạt lở, lũ quét.

- Hoạt động trồng trọt: Việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật

tràn lan và mang tính tự phát đã làm ô nhiễm môi rường, mất cân bằng sinh thái. Tình trạng người dân đốt rơm rạ (phổ biến tại các cánh đồng của lịng chảo Mường Thanh) khơng chỉ gây hại cho con người mà còn tạo ra một lượng lớn các khí nhà kính như các khí CO, CO2, NO2, SO2, H2O. Chất thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp phụ trợ (sản xuất phân bón, sản xuất dụng cụ nông nghiệp, chế biến thực phẩm) khi xả thải vào mơi trường gây ơ nhiễm bầu khơng khí và góp phần gây BĐKH.

- Hoạt động chăn ni: Hoạt động chăn nuôi thải ra môi trường một lượng lớn

chất thải, nhưng phần lớn không được xử lý mà xả thải trực tiếp ra môi trường. Chỉ từ 2016-2018, lượng chất thải năm 2018 tăng 1,1 lần so với năm 2016, là nguồn phát sinh ô nhiễm môi trường lớn trên địa bàn tỉnh. Chất thải chăn nuôi chứa nhiều vi khuẩn, các chất gây bệnh, các chất gây ô nhiễm môi trường; đặc biệt là giải phóng vào bầu khí quyển các loại khí thải như CO2, CH4, NOx và một số loại khí khác như H2S, NH3. Chất thải từ các cơ sở sản xuất thức ăn chăn ni xả thải vào bầu khí quyển nhiều chất độc hại gây BĐKH và ảnh hưởng tới sức khỏe con người

- Hoạt động nuôi trồng thủy sản: Lượng thức ăn thừa, chất dinh dưỡng khơng

hấp thụ được thường bị tích tụ lại, bị thối rữa. Phân và các chất thải khác của tơm, cá thải ra mơi trường nước góp phần làm ô nhiễm môi trường; dẫn đến phá hủy hệ sinh thái tự nhiên. Do đất ngập nước trong điều kiện yếm khí ở thời gian dài nên bùi thải ni trồng thủy sản cịn chứa nhiều khí độc như H2S, NH3. Các chất khí làm suy giảm sức khỏe con người, ảnh hưởng tới chất lượng khơng khí của địa phương.

2.2. Hoạt động cơng nghiệp và xây dựng

Hoạt động sản xuất công nghiệp với nhiều loại hình khác nhau là một trong những nguồn gây áp lực lớn dẫn đến biến đổi khí hậu. Các tác nhân chủ yếu phát sinh từ quá trình khai thác và cung ứng nguyên liệu đầu vào, khí thải từ các cơng đoạn sản xuất như đốt nhiên liệu hóa thạch, khí thải lị hơi, hóa chất bay hơi.

- Hoạt động khai thác: Hoạt động khai thác khoảng sản thường làm suy giảm diện

tích rừng do phải bóc tách lớp phủ bề mặt, lớp phủ thực vật. Hoạt động khai thác đá và vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản phát sinh lượng rất lớn bụi và bụi lơ lửng do

Báo cáo tóm tắt đề tài 49 các hoạt động nổ mìn, vận chuyển. Các phương tiện, thiết bị sử dụng trong hoạt động khai thác khoáng sản và vật liệu xây dựng thường sử dụng động cơ đốt trong tạo ra bởi các chất độc hại là nitrogen dioxide, carbon monoxide, benzen, các hạt bụi và hydrocacbon. Các hợp chất này không chỉ gây bệnh cho con người mà còn là tác nhân gây hại với mơi trường, dẫn đến biến đổi khí hậu.

- Hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng: Năng lượng mà các nhà máy chế biến

vật liệu xây dựng sử dụng chủ yếu vẫn là than đá. Quá trình đốt than đá phát sinh bụi và nhiều khí độc hại, trong đó có khí nhà kính: hoạt động sản xuất xi măng phát sinh bụi, khí CO, CO2, Flour; hoạt động sản xuất gạch tynel phát sinh khí CO, SO2, NOx.

- Hoạt động sản xuất điện (năng lượng): Việc phát triển thủy điện cũng đang

là nguyên nhân dẫn đến biến đổi các yếu tố khí hậu. Các hồ thủy điện làm biến đổi chất lượng nước; Các hồ chứa đập thủy điện còn sản sinh một lượng đáng kể khí CH4 (mêtan) và CO2 (cacbon đioxit). Xác động thực vật chết bị ngậm chìm dưới lịng hồ phân hủy trong mơi trường yếm khí hình thành nên khí mêtan, một loại khí nhà kính, gây ra biến đổi khí hậu

- Hoạt động xây dựng: Hoạt động xây dựng, vận chuyển vật liệu và phế thải xây dựng gây ảnh hưởng cục bộ đến môi trường khơng khí trong khu vực thi công. Hoạt động san ủi quy mô lớn của các dự án xây dựng thường làm gia tăng ô nhiễm bụi, bụi lơ lửng khá nghiêm trọng đối với môi trường xung quanh trong thời gian nhất định. Các phương tiện thi cơng cơng trình cũng phát thải lượng lớn các khí SO2, CO, NO2.

2.3. Hoạt động giao thông vận tải

Tại tỉnh Điện Biên, số lượng phương tiện giao thông tăng qua từng năm đã dẫn đến lượng khí phát thải phát sinh ngày càng nhiều, gây ô nhiễm môi trường. Các phương tiện giao thông vận tải là một trong những nguồn đóng góp chính các loại khí ơ nhiễm, đặc biệt là các khí thải CO và VOC (đối với xe máy); NO2, SO2 (đối với các loại xe tải, xe khách). Quá trình đốt cháy nhiên liệu của các phương tiện giao thơng vận tải cũng góp phần thải ra bụi cacbon.

2.4. Hoạt động xử lý chất thải

Hiện nay, công nghệ xử lý chất thải rắn của tỉnh chủ yếu là chôn lấp và đốt. Dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật, chất thải rắn hữu cơ sản sinh ra các chất khí độc hại, bao gồm cả các khí nhà kính như CH4, CO2 và một số loại khí khác. Các chất khí tạo ra sau q trình vận hành các lị đốt chất thải y tế như SO2, HCl, Dioxin và Furan ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người dân, là một trong những tác nhân làm tăng nồng độ khí nhà kính, gây nên biến đổi khí hậu.

Báo cáo tóm tắt đề tài 50

2.5. Hoạt động du lịch

Việc giải phóng mặt bằng và san đất để xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ở một số dự án đã và đang làm phá vỡ cảnh quan và dẫn đến suy giảm diện tích rừng tỉnh Điện Biên. Q trình hoạt động khai thác, sử dụng các điểm du lịch và hoạt động đưa đón khách bằng các phương tiện giao thông cũng làm tăng nguy cơ ô nhiễm không khí do khí thải từ các phương tiện. Lượng khách du lịch tăng cao cũng đồng nghĩa với khối lượng phát sinh chất thải tăng. Trong hành trình du lịch, một bộ phận du khách đã xả thải chất thải ra môi trường, gây mất mỹ quan, thậm chí có những hành vi xâm hại đến cảnh quan thiên nhiên và ảnh hưởng đến môi trường.

2.6. Gia tăng dân số và đô thị hóa

Dân số tăng cao gây nên sức ép lớn tới môi trường của tỉnh do phải khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho các nhu cầu của con người. Sự gia tăng dân số cũng tăng lượng rác thải sinh hoạt; dẫn tới tình trạng ơ nhiễm mơi tường do rác thải. Tại các khu vực nhà máy trên địa bàn; nồng độ các chất gây ô nhiễm như CO, CO2, NO, NOx nhiều khi cao bất thường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và là tác nhân dẫn đến biến đổi khí hậu. Cơng nghệ xử lý rác thải nguy hại từ lĩnh vực y tế, giao thông vận tải, công nghiệp tỉnh đang sử dụng hiện nay chưa xử lý được hoàn toàn và đang làm phát sinh những khí độc hại.

2.7. Trình độ canh tác thấp

Với hơn 80% dân số là người dân tộc thiểu số, hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn là sản xuất chính của người dân Điện Biên. Đồng bào các dân tộc ở Điện Biên vẫn đốt rừng làm nương, gieo lúa trồng ngô. Việc người dân đốt nương làm rẫy, vào rừng đốt ong để tìm mật cũng đã dẫn tới cháy rừng. Các vụ cháy đã dẫn tới mất một diện tích lớn đất rừng và xả thải khói bụi, khí CO2vào mơi trường.

2.8. Hoạt động chuyển đổi sử dụng đất lâm nghiệp

Hoạt động chuyển đổi sử dụng đất lâm nghiệp có tác động gián tiếp dẫn tới BĐKH. Tính từ năm 2012 đến 2018, tỉnh Điện Biên có 70 dự án thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất nông nghiệp. Tổng diện tích rừng và đất nơng nghiệp chuyển đổi là 636,8ha.

IV. MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI CÁC KHU VỰC VÀ CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG

1. Khung đánh giá tổn thương do BĐKH

- Bộ chỉ số để đánh giá tổn thương do BĐKH của Điện Biên được nhóm lại thành ba hợp phần để đánh giá gồm: độ lộ diện, độ nhạy cảm và khả năng thích ứng.

Báo cáo tóm tắt đề tài 51 + Mức độ lộ diện (E) đề cập đến mức độ phù hợp với một hoặc nhiều yếu tố khí hậu, phản ánh bản chất và mức độ thay đổi của các hiện tượng khí hậu trong một vùng (nhiệt độ, lượng mưa, các sự kiện thời tiết cực đoan).

+ Độ nhạy cảm là mức độ (S) phản ứng tích cực hoặc tiêu cực nếu gặp phải một tác động biến đổ khí hậu. Độ nhạy cảm phản ánh hai môi trường sinh lý và mơi trường xã hội của tỉnh Điện Biên có liên quan đến tác động của biến đổi khí hậu.

+ Khả năng thích ứng (AC) là khả năng của một hệ thống, bao gồm cả xã hội con người, để điều chỉnh các thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra, từ đó tận dụng các cơ hội hoặc ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu. Khả năng thích ứng cho thấy khả năng thực hiện các biện pháp sẽ giúp ngăn ngừa các tác động tiềm tàng của hiện tượng biến đổi khí hậu.

- Các chỉ số thuộc hợp phần E, S, AC được dùng để tính tốn mức độ dễ bị tổn thương V theo công thức :

Vi = Ei + Si – ACi

Trong đó : Vi : Chỉ số tính dễ bị tổn thương của đối tượng thứ i Ei : Chỉ số lộ diện tổng thể của đối tượng thứ i

ACi: Chỉ số khả năng thích ứng tổng thể của đối tượng thứ i.

2. Mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu

- Kết quả tính tốn các chỉ số thuộc từng hợp phần độ lộ diện, độ nhạy cảm, khả năng thích ứng thể hiện thông qua các chỉ số “rất thấp”, “ thấp” “ trung bình”, “ cao” và “rất cao. Trên cơ sở tính tốn, tổng hợp các chỉ số hợp phần E, S, AC; mức độ tổn thương/mức độ ảnh hưởng V được biểu thị thông qua 5 cấp: rất ít, nhẹ, trung bình, mạnh và rất mạnh. Thông qua bản đồ mô tả mức độ ảnh hưởng của BĐKH ở mỗi khu vực, có thể thấy: ngay trong một xã, ở các thôn khác nhau thì thể hiện mức độ tổn

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ KHCN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN KHÍ HẬU, THỦY VĂN TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 1996 - 2016 DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Trang 54)