TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH TẾ XÃ HỘ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ KHCN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN KHÍ HẬU, THỦY VĂN TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 1996 - 2016 DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Trang 49 - 54)

XÃ HỘI VÀ SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

1. Tác động của biến đổi khí hậu tới nơng nghiệp và an ninh lương thực

1.1. Tác động đến ngành trồng trọt

a. Tác động của chế độ nhiệt tới hoạt động trồng trọt

- Các giống cây trồng truyền thống có nguy cơ khơng thích nghi với nền nhiệt mới; từ đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, năng suất cây trồng, gia tăng bệnh dịch.

- Do nhiệt độ trung bình năm có xu hướng tăng, ranh giới của cây trồng nhiệt đới sẽ tiến về phía vùng núi cao hơn, từ đó làm thay đổi cơ cấu cây trồng.

Báo cáo tóm tắt đề tài 42

b. Tác động của chế độ mưa tới hoạt động trồng trọt

- Lượng mưa tăng và tập trung chủ yếu trong mùa mưa sẽ dẫn đến lụt, lũ quét, từ đó dẫn đến mất mùa, mất đất canh tác, thay đổi mùa vụ canh tác.

- Sự gia tăng tần xuất và số lượng các hiện tượng cực đoan làm diện tích canh tác lúa và hoa màu bị ảnh hưởng từ các hiện tượng cực đoan của thời tiết gia tăng.

- Sự suy giảm lượng mưa trong mùa khô gây ra hạn hán, ảnh hưởng đến canh tác nông nghiệp. Lượng mưa giảm kéo theo độ ẩm của đất và khơng khí sẽ giảm làm giảm tốc độ sinh trưởng của cây chè và chất lượng sản phẩm.

c. Các hiện tượng thời tiết đặc biệt

- Rét nhiều làm chết mạ, cây non; nhiệt độ thấp, thiếu ánh sáng kết hợp mơi trường đất yếm khí đã làm cây sinh trưởng và phát triển chậm, nhiều diện tích lúa bị hạn hán phải chuyển đổi cây trồng khác.

- BĐKH làm thay đổi tính thích hợp của nền sản xuất nơng nghiệp với cơ cấu khí hậu.

- BĐKH gây nhiều khó khăn cho cơng tác thủy lợi: mực nước các sông dâng lên, diện tích ngập úng mở rộng, thời gian ngập úng kéo dài.

d. Tác động của chế độ nhiệt, ẩm tới một số cây trồng mũi nhọn

- Cây lương thực: Tỷ lệ thóc nẩy mầm giảm. Cây lương thực quý đứng trước nguy cơ bị suy giảm về diện tích cũng như chất lượng hạt. Do ảnh hưởng của nắng nóng kéo dài, mưa ít và độ ẩm khơng khí thấp, hoa màu của người dân bị thiệt hại.

- Cây cao su: Yếu tố liên quan đến mưa ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây cao

su chủ yếu là sự suy giảm lượng mưa trong mùa khơ. Do đó, trong quy hoạch cây cao su của tỉnh Điện Biên cần thiết phải xem xét cho phù hợp với điều kiện có BĐKH. Trong đó liên quan đến các diện tích cây cao su tại các huyện Mường Nhé, Mường Chà, huyện Điện Biên.

1.2. Tác động đến ngành chăn nuôi

a. Tác động của BĐKH tới nguồn thức ăn cho vật nuôi

Tại Điện Biên, thời tiết nắng nóng kéo dài và lượng mưa tập trung theo mùa dẫn đến hạn hán, thiếu nước ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của gia súc, gia cầm. Tình trạng hạn hán khơng chỉ ảnh hưởng tới năng suất cây trồng mà cịn gây ra tình trạng thiếu nước uống cho động vật. BĐKH làm gia tăng tình trạng khan hiếm nước, vì vậy chi phí cung cấp nước cho chăn ni tăng cao hơn.

b. Tác động của BĐKH tới sức khỏe vật ni

Báo cáo tóm tắt đề tài 43 - BĐKH làm tăng nguy cơ dịch bệnh: Khí hậu tỉnh Điện Biên tạo điều kiện thuận lợi cho bùng phát các dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm như dịch cúm H5N1 cho đàn gia cầm, dịch lở mồng long móng cho đàn gia súc.

c. Các yếu tố tác động khác

- Nhiệt độ tăng cao làm giảm lượng thức ăn vào, vì vậy ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của gia súc, gia cầm.

- Các hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng không nhỏ đến ngành chăn nuôi: lũ, lụt gây mất đất chăn nuôi, cuốn trôi gia súc và gia cầm....

- BĐKH làm số ngày nắng trở nên nhiều hơn, mùa hè trở nên gay gắt, sóng nhiệt dài hơn; tác động trực tiếp và gián tiếp tới nguy cơ bị bệnh, làm giảm khả năng sinh sản và giảm khả năng sản suất sữa của vật nuôi.

- Tác động của tập quán chăn nuôi: Tập quán chăn nuôi của người dân địa phương (trong đó lưu ý đến tập quán chăn thả của người dân tộc thiểu số) góp phần làm tăng thiệt hại khi có thiên tai và dịch bệnh xảy ra.

1.3. Tác động đến ngành lâm nghiệp

- BĐKH làm suy giảm quỹ đất rừng và diện tích rừng - BĐKH làm thay đổi cơ cấu tổ chức rừng

- BĐKH làm suy giảm chất lượng rừng - BĐKH làm gia tăng nguy cơ cháy rừng

1.4. Tác động đến ngành thủy sản

Hàm lượng ô xy trong nước giảm nhanh, làm chậm tốc độ sinh trưởng của thủy sản, tạo điều kiện bất lợi cho các thủy sinh đã thích nghi với mơi trường thủy sản từ trước đến nay, giảm lượng thức ăn của thủy sinh. Các điều kiện thủy lý và thủy hóa có thể thay đổi, ảnh hưởng đến chất lượng sống và tốc độ phát triển của thủy sinh. Mất nơi sinh sống thích hợp của một số lồi thủy sản nước ngọt. Ao hồ cạn kiệt trước thời kỳ thu hoạch, sản lượng nuôi trồng giảm đi rõ rệt.

2. Tác động đến ngành công nghiệp

2.1. Tác động của BĐKH tới sản xuất năng lượng

a. Tác động của BĐKH tới hoạt động sản xuất thủy điện

BĐKH tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất điện, làm giảm hiệu suất của các nhà máy điện và ảnh hưởng đến công suất chứa của các hồ thủy điện. Tiêu thụ điện cho các thiết bị sinh hoạt như điều hòa nhiệt độ, quạt điện, bảo quản lương thực, thức ăn gia tăng theo nhiệt độ. Chi phí tưới và tiêu trong sản xuất lúa, cây công nghiệp gia tăng. Theo Kịch bản BĐKH của tỉnh Điện Biên, lượng mưa trung bình năm tại Điện Biên sẽ tăng khoảng 0,9% nhưng tăng chủ yếu trong mùa mưa; mùa khơ lại có xu

Báo cáo tóm tắt đề tài 44 hướng giảm dần. Tại huyện Mường Chà, Mường Nhé, huyện Điện Biên là nơi có số lượng cơng trình thủy điện được quy hoạch cao nhất tồn tỉnh, lượng mưa trong mùa khơ có xu hướng giảm dần. Lượng mưa suy giảm này sẽ ảnh hưởng đến lưu lượng nước của các lưu vực sơng trên địa bàn. Bên cạnh đó, với đặc điểm địa hình, các cơng trình thủy điện được quy hoạch tại các đoạn có địa hình dốc nên lưu lượng nước tại các khu vực này thường suy giảm mạnh trong mùa khơ. Do đó, dưới điều kiện có BĐKH, hoạt động của các cơng trình thủy điện sẽ bị ảnh hưởng trong mùa khô.

b. Tác động của BĐKH đến khai thác nguyên liệu

Gây nhiều khó khăn cho hệ thống khai thác nguồn than antraxit ở bể than. Tăng khả năng hao hụt, tổn thất sản lượng than do tần suất, cường độ mưa bão và lũ lụt gia tăng. Tăng thêm chi phí sản xuất, chi phí xây dựng vận hành, duy tu các dàn khoan, các phương tiện.

2.2. Tác động của BĐKH tới các hoạt động công nghiệp khác

BĐKH đến cơ cấu ngành công nghiệp: Cơ cấu các ngành cơng nghiệp có sự chuyển dịch kịp thời phù hợp với mọi biến động về tự nhiên cũng như về kinh tế xã hội, buộc phải cải cách cơ cấu công nghệ theo hướng thay đổi hoặc bổ sung cơng nghệ nhằm hồn thiện hiệu suất năng lượng và giảm tổng lượng phát thải khí nhà kính.

Chất lượng và năng suất cây trồng (cả nông nghiệp và lâm nghiệp) sẽ bị suy giảm; ảnh hưởng lớn đến nguồn cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến nơng lâm sản như: sản xuất đình trệ, suy giảm uy tín thương hiệu do chất lượng suy giảm).

Nhiệt độ tăng làm tăng tiêu thụ năng lượng trong các ngành cơng nghiệp: tăng chi phí thơng gió, làm mát hầm lị khai thác và làm giảm hiệu suất, sản lượng của các nhà máy điện. Tiêu thụ điện cho sinh hoạt gia tăng và chi phí làm mát trong các ngành cơng nghiệp thương mại cũng gia tăng đáng kể khi nhiệt độ có xu hướng ngày càng tăng.

Ảnh hưởng đến các khu khai thác tài nguyên khoáng sản: Khi gia tăng các hiện tượng cực đoan của thời tiết do BĐKH, sản xuất của các cơ sở khai thác tài nguyên khoáng sản sẽ bị đình trệ do các tuyến đường vận chuyển bị sạt lở, tăng rủi ro nguy hiểm trong khai thác (sập đá, trượt lở đất) và rủi ro cho các cơng trình xử lý môi trường (chủ yếu là xử lý chất thải của các cơ sở khai thác và chế biến quặng).

3. Đối với ngành giao thông

- BĐKH ảnh hưởng xấu đến cơ sở hạ tầng giao thông vận tải

Nhiều đoạn đường sắt, quốc lộ, đường giao thơng nội bộ và cảng hàng khơng có thể bị ngập. Xói lở nền móng, phá vỡ kết cấu cầu đường, nhất là ở vùng núi, các cơng trình giao thơng đường bộ, đường sắt cũng như đường ống. Thúc đẩy sự thối hóa và hư hại của các cơng trình giao thơng vận tải các loại và tăng chi phí bảo trì, tu bổ các cơng trình và phương tiện giao thơng vận tải.

Báo cáo tóm tắt đề tài 45 - BĐKH tác động tiêu cực đến hoạt động giao thông vận tải

Tăng nguy cơ rủi ro đối với giao thông vận tải, ảnh hưởng đến nhiều hoạt động giao thông bao gồm thiết bị, động cơ và phương tiện. Tăng chi phí điều hịa nhiệt độ, nhất là trong vận chuyển hành khách.

4. Đối với ngành du lịch

BĐKH đều có những tác động trực tiếp gây ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tài nguyên và qua đó sẽ ảnh hưởng lớn đến phát triển du lịch.

Sự gián đoạn trong hoạt động giao thông sẽ đồng nghĩa với sự ngừng trệ hoạt động du lịch. BĐKH làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động vận chuyển khách.

Tác động của bão, lũ với cường độ mạnh sẽ gây hư hại, thậm chí trong nhiều trường hợp sẽ là hư hỏng hoặc mất đi các cơng trình xây dựng, trong đó có các cơng trình dịch vụ du lịch.

5. Tác động của biến đổi khí hậu đến cơ sở hạ tầng

Do ảnh hưởng của BĐKH, mưa axit kết hợp với độ ẩm và nền nhiệt thay đổi đã khiến các cơng trình lịch sử tại Điện Biên như Quần thể khu di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ có nguy cơ bị hao mòn và tổn thất nghiêm trọng.

Các đợt mưa lớn, lũ quét, lụt đã làm mất hàng trăm hecta lúa và hoa màu, gây sập đổ và hư hỏng hàng trăm ngôi nhà.Với hiện trạng sản xuất và sinh hoạt của các hộ nghèo nói chung và các hộ dân tộc thiểu số nói riêng, cùng với điều kiện về địa hình khơng thuận lợi cho sản xuất, việc khôi phục lại cuộc sống, sinh kế và điều kiện sinh hoạt cho các hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số là rất khó khăn.

6. Đối với ngành y tế và sức khỏe cộng đồng

- Chất lượng cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng: Tốc độ tăng trưởng GDP không ổn định, người nghèo khơng có điều kiện thuận lợi nâng cao chỉ số giáo dục và tuổi thọ bình quân cũng bị ảnh hưởng.

- BĐKH chứa đựng nhiều yếu tố tiêu cực đối với sinh lý cơ thể: Thời tiết cực đoan gia tăng dẫn đến nhiều nguy cơ đột biến đối với người nhiều tuổi, người già, người mắc bệnh tim mạch, người mắc bệnh thần kinh.

- BĐKH làm gia tăng bệnh tật và các vật chủ truyền bệnh: Nhiệt độ cao cũng làm tăng nồng độ các chất ơ nhiễm trong khơng khí, do đó làm trầm trọng thêm bệnh hô hấp, bệnh tim mạch.

- Gia tăng dịch bệnh nguy hiểm: Xuất hiện một số bệnh truyền nhiễm mới, thúc đẩy quá trình đột biến của vi rút gây bệnh cúm A/H1N1, A/H5N1 nhanh hơn.

Báo cáo tóm tắt đề tài 46

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ KHCN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN KHÍ HẬU, THỦY VĂN TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 1996 - 2016 DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Trang 49 - 54)