Xu thế biến đổi dòng chảy mặt tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ KHCN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN KHÍ HẬU, THỦY VĂN TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 1996 - 2016 DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Trang 39 - 43)

II. DIỄN BIẾN CỦA CHẾ ĐỘ KHÍ HẬU, THỦY VĂN, CÁC HIỆN TƯỢNG KHÍ

5.Xu thế biến đổi dòng chảy mặt tỉnh Điện Biên

5.1 Xu thế biến động dịng chảy trung bình năm

Xu thế biến đổi dịng chảy trung bình năm giai đoạn 1996-2016 được đặt trong tổng thể so sánh với giai đoạn 1961-1995. Từ năm 1961-2016, sự dao động dòng chảy trung bình năm có sự xen kẽ giữa nhóm năm nhiều nước và năm ít nước.

Báo cáo tóm tắt đề tài 32

Hình 2. 11: Xu thế biến động dịng chảy trung bình năm tỉnh Điện Biên

Nguồn: Quy hoạch tổng thể tài nguyên nước tỉnh Điện Biên, 2016

- Trong giai đoạn 1996-2008, dịng chảy trung bình năm tại tiểu khu sơng Nậm Mức và dịng chính sơng Đà đều có xu thế tăng; trước khi chuyển sang pha ít nước từ năm 2009-2016. Tại tiểu khu sơng Nậm Rốm, dịng chảy trung bình năm tại trạm Bản n có xu hướng giảm mạnh từ sau năm 1996 đến năm 2006 và tiếp tục chuyển sang pha nhiều nước đến năm 2015.

- So sánh với giai đoạn 1961-1992, dịng chảy trung bình năm trên tất cả các khu vực trên địa bàn tỉnh tiếp tục có xu thế giảm. Khu vực sông Đà và sông Nậm Rốm đều có dịng chảy ở pha ít nước với các mức độ giảm nhẹ và gần như nhau tại trạm Lai Châu và Bản Yên. Xu thế giảm này thể hiện rõ ràng và mạnh mẽ trên sông Nậm Mức thể hiện ở đường luỹ tích sai chuẩn liên tục giảm với độ dốc lớn đến cuối giai đoạn. Riêng ở dịng chính sơng Đà, trạm Lai Châu, dòng chảy trung bình năm trong giai đoạn này xuất hiện một thời kỳ nhiều nước ngắn từ năm 1962-1974. Kể từ 1993 trở lại đây, dòng chảy mặt tại các khu vực trên địa bàn tỉnh đồng loạt có xu thế tăng. Xu thế biến đổi dòng chảy mặt giai đoạn nghiên cứu (1996-2016) cũng nằm trong pha nhiều nước của giai đoạn này.

5.2 Xu thế biến đổi dòng chảy mùa cạn

Tương tự xu thế biến động của dịng chảy trung bình năm, dịng chảy mùa kiệt tại tỉnh Điện Biên chia làm hai nhóm với hai xu thế ngược nhau.

Hình 2. 12: Xu thế biến động dịng chảy trung bình mùa kiệt tỉnh Điện Biên

Báo cáo tóm tắt đề tài 33 - Trên sông Đà, tại hai trạm Lai Châu và Nậm Mức, dòng chảy mùa kiệt giai đoạn 1996-2016 nhìn chung có xu thế tăng. Đặt trong tổng thể biến động dịng chảy, có thể thấy: biến động dịng chảy tại hai trạm Laia Châu và Nậm Mức cùng pha với nhau với mức độ biến động khác nhau: xu thế giảm bắt đầu từ năm 1961 đến khoảng năm 1992 (tại Nậm Mức) và đến năm 1997 (tại Lai Châu), từ sau đó đến năm 2015 là thời kỳ nhiều nước tại cả hai trạm. Tuy nhiên, trên dịng chính sơng Đà tại trạm Lai Châu, sau qng thời gian dịng chảy gần như có xu thế duy trì ở trạng thái cân bằng, từ năm 1976 – 1979 dòng chảy kiệt suy giảm mạnh, sau đó xuất hiện một thời kỳ nước nhiều trong khoảng từ năm 1979 – 1986. Sau năm 2016, dịng chảy tại tiểu khu Nậm Mức và dịng chính sơng Đà có khả năng sẽ chuyển sang pha ít nước.

- Trên lưu vực sông Mê Kông, tại trạm Nậm Rốm, tại trạm Bản Yên, dòng chảy mùa kiệt giai đoạn nghiên cứu 1996-2016 có xu hướng giảm trong thời kỳ 1996-2006 và tăng dần trong thời kỳ 2006-2016. Đặt trong tổng thế biến động dòng chảy giai đoạn 1961 tới nay, có thể thấy dịng chảy kiệt biến động không lớn qua các năm. Từ năm 1976 đến 1997, dịng chảy kiệt tại đây có xu thế tăng nhẹ, sau đó giảm đến năm 2006. Dịng chảy kiệt tại trạm Bản Yên chuyển sang pha nhiều nước vào 5 năm cuối thời kỳ quan trắc, tuy nhiên theo phân tích chu kỳ xuất hiện của pha nhiều nước tại đây kéo dài khoảng 8 – 10 năm, dòng chảy kiệt sẽ có khả năng ở pha ít nước trong giai đoạn từ 2017-2030.

5.3 Xu thế biến đổi dòng chảy mùa lũ

Xu thế biến đổi dòng chảy mùa lũ giai đoạn nghiên cứu (1996-2016) có xu thế tăng trong thời kỳ 1996-2009 và chuyển sang xu thế giảm trong giai đoạn từ 2010 tới nay.

Hình 2. 13: Xu thế biến động dịng chảy trung bình mùa lũ tỉnh Điện Biên

Nguồn: Quy hoạch tổng thể tài nguyên nước tỉnh Điện Biên, 2016

- Giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1973: Trong thời kỳ nay, xuất hiện 2 xu thế dịng chảy khác biệt. Tại lưu vực sơng Nậm Mức, dòng chảy lũ giảm nhẹ từ đầu thời kỳ tính tốn đến năm 1973. Trái với xu thế dòng chảy tại trạm Nậm Mức, dòng chảy lũ trên dịng chính sơng Đà có xu hướng tăng với biên độ lớn đến năm 1976.

Báo cáo tóm tắt đề tài 34 - Giai đoạn từ năm 1973 đến năm 1994: Tuy có một vài năm nhiều nước xen kẽ, nhìn chung dịng chảy mùa lũ trên các khu vực trong vùng quy hoạch có cùng pha ít nước trong giai đoạn này. Độ dốc khá lớn của các đường luỹ tích sai chuẩn thể hiện biến động dịng chảy lũ tại các trạm có sự tương đồng lớn, cho thấy sự thiếu hụt lớn TNN trong sông của vùng quy hoạch đã diễn ra trong chuỗi quan trắc.

- Giai đoạn từ 1994 đến 2009: Trong giai đoạn này, dịng chảy các sơng thuộc hệ thống sơng Đà có cùng pha nhiều nước. Riêng tại trạm Bản Yên, thuộc lưu vực sông Nậm Rốm, thời kỳ nhiều nước chỉ kéo dài trong 9 năm (1994 – 2002) sau đó chuyển sang pha ít nước.

- Giai đoạn từ 2010 đến 2016: Trong giai đoạn này, dịng chảy trên các sơng đều đang ở thời kỳ ít nước với độ dốc lớn thể hiện sự thiếu hụt nước trên hệ thống sông Đà tại trạm Lai Châu và sông Nậm Mức tại trạm Nậm Mức, trên sơng Nậm Rốm cũng đang ở thời kỳ ít nước nhưng mức độ trung bình.

Báo cáo tóm tắt đề tài 35

CHƯƠNG III. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TỈNH ĐIỆN BIÊN

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ KHCN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN KHÍ HẬU, THỦY VĂN TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 1996 - 2016 DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Trang 39 - 43)