Mức độ và xu thế biến đổi của của một số hiện tượng cực đoan khác

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ KHCN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN KHÍ HẬU, THỦY VĂN TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 1996 - 2016 DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Trang 34 - 39)

II. DIỄN BIẾN CỦA CHẾ ĐỘ KHÍ HẬU, THỦY VĂN, CÁC HIỆN TƯỢNG KHÍ

4.Mức độ và xu thế biến đổi của của một số hiện tượng cực đoan khác

4.1 Biến đổi của số ngày mưa lớn a. Tình hình mưa lớn tỉnh Điện Biên

Báo cáo tóm tắt đề tài 27 Trung bình hàng năm ở Điện Biên có từ 5-10 ngày mưa lớn. Mưa lớn thường tập trung trong các tháng V÷VIII, trong đó tháng VII là tháng có nhiều ngày mưa lớn nhất, trung bình trong tháng này có 2-3 ngày mưa lớn. Lượng mưa ngày cực đại đạt khoảng 145-235mm/ngày. Những ngày có lượng mưa lớn thường quan sát được trong mùa mưa (từ tháng V đến tháng VII).

Bảng 2. 10: Số ngày mưa lớn trung bình tháng và năm (ngày)

Tên trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Điện Biên 0.0 0.0 0.1 0.2 0.5 0.7 1.3 1.7 0.6 0.2 0.0 0.1 5.5

Lai Châu 0.0 0.0 0.1 0.3 1.8 2.1 2.7 1.8 0.5 0.2 0.1 0.1 9.8

Tuần Giáo 0.0 0.0 0.1 0.4 0.6 0.8 1.4 1.0 0.5 0.3 0.0 0.1 5.4

Pha Đin 0.0 0.0 0.1 0.4 0.8 1.0 1.5 1.3 0.5 0.2 0.0 0.1 5.9

Nguồn: Trung tâm Địa môi trường và Tổ chức lãnh thổ

b. Biến đổi của số ngày mưa lớn

Độ lệch chuẩn của tổng số ngày mưa lớn trung bình năm phổ biến dao động trong khoảng từ 3-3.5 ngày. Xét biến trình năm của độ lệch chuẩn cho thấy: độ lệch chuẩn rất bé vào đầu năm, tăng dần từ đầu mùa mưa, đạt cực đại vào tháng VII, VIII, trong các tháng này, độ lệch chuẩn phần lớn dao động trong khoảng 1-1.5 ngày.

Bảng 2. 11: Độ lệch chuẩn (ngày) của số ngày mưa lớn

Tên trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Điện Biên 0.2 0.0 0.4 0.4 0.7 0.8 1.3 1.5 0.8 0.4 0.0 0.5 2.7

Lai Châu 0.2 0.0 0.3 0.6 1.4 1.4 1.5 1.2 0.7 0.4 0.4 0.4 3.1

Tuần Giáo 0.0 0.0 0.5 0.6 0.7 0.8 1.2 1.0 0.8 0.6 0.2 0.5 3.3

Pha Đin 0.0 0.2 0.4 0.7 0.8 1.2 1.3 1.4 0.7 0.4 0.2 0.5 3.4

Nguồn: Trung tâm Địa môi trường và Tổ chức lãnh thổ

Biến suất năm của số ngày mưa lớn thấp hơn so với biến suất tháng. Trong năm biến động của số ngày mưa lớn đạt giá trị lớn trong những tháng ít mưa. Các tháng trong mùa mưa, biến suất phần lớn dao động trong khoảng 55-200%. Biến suất của số ngày mưa lớn năm dao động trong khoảng 30-60%. Biến suất của số ngày mưa lớn trong các tháng ít mưa có thể lên đến trên 450%.

Bảng 2. 12: Biến suất (%) của số ngày mưa lớn

Tên trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Điện Biên 469.0 - 257.6 188.7 162.5 123.0 97.6 86.8 124.1 217.1 - 342.9 49.8

Báo cáo tóm tắt đề tài 28

Tuần Giáo - - 342.9 144.3 112.7 105.1 83.9 95.5 146.7 201.8 469.0 342.9 60.8

Pha Đin - 469.0 257.6 162.8 105.1 115.5 86.8 108.9 147.6 217.1 469.0 342.9 56.7

Nguồn: Trung tâm Địa mơi trường và Tổ chức lãnh thổ

Nhìn chung, số ngày mưa lớn có xu thế tăng trên phần lớn diện tích khu vực nghiên cứu trong giai đoạn 1996-2017 (3/4 số trạm trong vùng có hệ số a của phương trình xu thế có giá trị dương). Riêng khu vực núi cao phía Đơng của tỉnh (khu vực Pha Đin) là số ngày mưa lớn có xu thế tăng.

Hình 2. 8: Biến trình nhiều năm và xu thế của số ngày mưa lớn năm tại các trạm khí tượng giai đoạn 1996-2017

Nguồn: Trung tâm Địa môi trường và Tổ chức lãnh thổ

4.2 Biến đổi của số ngày nắng nóng

Độ lệch chuẩn của số ngày nắng nóng năm nhìn chung dao động trong khoảng 10-15 ngày. Độ lệch chuẩn tháng dao động trong khoảng 3-5 ngày. Hệ số a của phương trình xu thế ở tất cả các trạm đều có giá trị (+), cho thấy số ngày nắng nóng có xu thế tăng trong cả giai đoạn với giá trị khoảng 0.5 ngày/năm.

Bảng 2. 13: Độ lệch chuẩn của số ngày nắng nóng trung bình tháng và năm

Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Điện Biên 0.0 0.2 0.5 1.8 3.3 1.8 0.8 0.5 0.2 0.0 0.0 0.0 6.0

Lai Châu 0.0 0.7 3.2 4.3 4.9 2.6 3.2 3.0 3.1 1.1 0.0 0.0 12.4

Tuần Giáo 0.0 0.4 2.0 2.9 3.2 1.5 1.0 1.0 0.4 0.2 0.0 0.0 7.0

Pha Đin 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0

Báo cáo tóm tắt đề tài 29

Hình 2. 9: Biến trình nhiều năm và xu thế của số ngày nắng nóng trung bình năm tại các trạm khí tượng (giai đoạn 1996-2017)

Nguồn: Trung tâm Địa mơi trường và Tổ chức lãnh thổ

4.3 Biến đổi của số ngày rét

Số ngày rét đậm và rét hại tăng dần theo độ cao. Ở độ cao dưới 300m, trung bình hàng năm có khoảng 10 ngày rét, với khoảng 3 ngày rét hại (30.8%). Đến vùng có độ cao 500-600m, số ngày rét tăng lên, trung bình năm có khoảng 15-30 ngày rét, với số ngày rét hại là 5-15, chiếm khoảng 35-45% số ngày rét hại. Và số ngày rét đạt tới trên 80 ngày/năm ở độ cao trên 1000m với số ngày rét hại chiếm trên 60%.

Bảng 2. 14: Số ngày rét trung bình tháng và năm (ngày)

Tên trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm (N1) Điện Biên 4.8 2.7 0.7 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 1.2 5.5 15.0

Lai Châu 3.5 2.4 0.3 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.8 3.4 10.4

Tuần Giáo 11.3 6.3 1.3 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 2.0 9.5 30.3

Pha Đin 22.0 13.5 7.7 2.5 0.4 0.0 0.0 0.0 0.3 2.3 10.9 23.8 83.3

Nguồn: Trung tâm Địa môi trường và Tổ chức lãnh thổ

Rét đậm và rét hại thường xuất hiện trong mùa đơng, khi có gió mùa đơng bắc hoạt động mạnh, thường bắt đầu từ tháng XI và kết thúc vào tháng III. Hàng năm từ tháng XII đến tháng II là những tháng có nhiều ngày rét nhất, nhiều nhất là vào tháng I. Trong tháng này, khu vực nhiều có trên 20 ngày rét và khu vực ít cũng có xấp xỉ 4-5 ngày rét.

Bảng 2. 15: Số ngày rét hại trung bình tháng và năm (ngày)

Tên trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Năm (N2) N2/N1 (%) Điện Biên 1.5 1.0 0.2 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.1 2.5 5.2 34.7 Lai Châu 1.1 0.7 0.1 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.2 1.0 3.2 30.8 Tuần Giáo 4.4 3.1 0.5 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.8 4.2 12.9 42.6 Pha Đin 16.2 9.7 4.4 0.8 0.0 0.0 0.0 0.0 0.1 0.4 4.8 16.8 53.2 63.9

Báo cáo tóm tắt đề tài 30 Độ lệch chuẩn của số ngày rét đậm, rét hại năm dao động trong khoảng 6-15 ngày tủy khu vực. Độ lệch chuẩn tháng phổ biến dao động trong khoảng 3-6 ngày.

Bảng 2. 16: Độ lệch chuẩn của số ngày rét trung bình tháng và năm

Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Điện Biên 3.6 3.6 1.3 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 3.0 4.7 7.6 Lai Châu 2.9 3.8 0.8 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 2.8 3.2 6.3 Tuần Giáo 5.7 6.7 2.1 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 3.5 6.2 11.9 Pha Đin 5.9 6.0 4.1 2.3 0.9 0.2 0.0 0.0 1.1 2.4 4.7 5.8 14.6

Nguồn: Trung tâm Địa môi trường và Tổ chức lãnh thổ

Ở những khu vực có độ cao dưới 600m nhìn chung số ngày rét có xu thế giảm. Ngược lại với xu thế này, ở các vùng có độ cao trên 1000m, số ngày rét lại có xu thế tăng nhanh (0.5 ngày/năm).

Hình 2. 10: Biến trình nhiều năm và xu thế của số ngày rét trung bình năm tại các trạm khí tượng (giai đoạn 1996-2017)

Nguồn: Trung tâm Địa môi trường và Tổ chức lãnh thổ

4.4 Hiện tượng lũ và lũ quét, sạt lở đất

Các báo cáo tổng kết mùa mưa lũ và cơng tác phịng chống thiên tai của tỉnh những năm gần đây cho thấy: mỗi năm có 03 cơn bão ảnh hưởng đến thời tiết tỉnh Điện Biên; các hiện tượng thời tiết thủy văn nguy hiểm như mưa lớn, lũ lụt, sạt lở đất, dông sét,... diễn biến phức tạp theo không gian và thời gian. Theo thống kê của Ban chỉ đạo Phòng, chống thiên tai tỉnh Điện Biên, trong giai đoạn từ

Báo cáo tóm tắt đề tài 31 2010-2015, thiệt hại do thiên tai đã làm: 30 người chết, 52 người bị thương; Ước tính thiệt hại kinh tế do thiên tai giai đoạn 2010-2015 gây ra là 1.058 tỷ đồng.

Trong năm 2018, thiên tai diễn biến trên địa bàn rất phức tạp, cực đoan và bất thường; đã xuất hiện 10 trận lũ, trong đó có 1 trận đạt cấp báo động II. Thiên tai năm 2018 đã làm 3 người chết, 1.081 nhà bị thiệt hại; gần 3000ha sản xuất lúa và hoa màu bị thiệt hại; 4.064 con gia súc, gia cầm bị chết; 48 cơng trình bị hư hỏng. Ước tính thiệt hại khoảng 247 tỷ đồng.

Trong năm 2019, mưa lũ xuất hiện trên các sông Nậm Mức, Nậm Nưa thuộc tỉnh Điện Biên làm xuất hiện 11 trận lũ. Mùa lũ năm 2019 trên địa bàn tỉnh Điện Biên xuất hiện phù hợp và kết thúc sớm hơn với quy luật nhiều năm (tháng 9 và 10 không xuất hiện lũ). Mực nước cao nhất các tháng mùa mưa phổ biến xấp xỉ và thấp hơn TBNN (riêng tháng 8 trên sông Nậm Mức cao hơn so CKNT). Mưa bão đã làm 7 người chết và 1 người bị thương; thiệt hại về tài sản của nhân dân và các cơng trình phúc lợi ước tính khoảng 50 tỷ đồng.

Tính trong 5 tháng đầu năm 2020, địa bàn tỉnh Điện Biên chịu ảnh hưởng của nhiều hình thái thời tiết thiên tai đặc biệt là mưa lớn, dông lốc, sét, mưa đá gây ảnh hưởng, thiệt hại về tài sản của nhà nước và nhân dân trong tỉnh. Nhất là ảnh hưởng của mưa đá, dông lốc trên địa bàn huyện Điện Biên, và huyện Nậm Pồ gây thiệt hại nặng nề về tài sản của nhân dân. Chỉ trong 5 tháng đầu năm, thiên tai đã làm 5 người bị thương. Ước thiệt hại do thiên tai gây ra khoảng: 72.059,67 triệu đồng.

Mưa lũ cũng làm gia tăng tình trạng lũ quét và sạt lở đất. Xét giai đoạn từ 1998-2007, lũ quét và sạt lở đất đã làm thiệt hại gần 200 tỷ đồng với hơn 100 người chết, hàng trăm người bị thương, gần 29 nghìn ngơi nhà bị phá hủy, cuốn trôi hoặc hư hỏng, hàng ngàn lượt người bị mất nhà. Điển hình là trận lũ quét, lũ bùn đá ngày 17 – 18/08/1996 ở thị trấn Mường Chà làm 55 người thiệt mạng. Bên cạnh đó, hậu quả của những trận lũ quét từ năm 1990 – 1996 đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người, dẫn đến việc phải di chuyển toàn bộ huyện lỵ về địa điểm mới là thị trấn Mường Lay mới từ năm 1997 (nay là thị trấn Mường Chà).

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ KHCN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN KHÍ HẬU, THỦY VĂN TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 1996 - 2016 DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Trang 34 - 39)