ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH ĐIỆN BIÊN

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ KHCN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN KHÍ HẬU, THỦY VĂN TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 1996 - 2016 DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Trang 45)

1. Đặc điểm dân cư – dân tộc

1.1. Đặc điểm dân cư

Dân số trung bình năm 2018 của tỉnh Điện Biên là 576.658 người, mật độ dân số bình quân 60,44 người/km2. Dân cư tập trung chủ yếu ở nơng thơn. Trình độ dân trí đã được cải thiện, song chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

1.2. Đặc điểm dân tộc

Điện Biên là nơi hội tụ sinh sống của 19 dân tộc anh em. Dân tộc Thái chiếm tỉ lệ cao nhất, khoảng 37,99% tổng dân số của tỉnh, tiếp đó là dân tộc Mông 34,81%, Kinh 18,43% tổng dân số của tỉnh. Đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên là bức tranh đa dạng sắc màu về văn hóa và tập quán các dân tộc.

Báo cáo tóm tắt đề tài 38

2. Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế

2.1. Tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Điện Biên năm nào cũng đạt giá trị dương và tăng dần qua từng năm. Năm 2019, tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn tỉnh GRDP đạt 11.340,87 tỷ đồng. GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) ước đạt 29,7 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế năm 2019 ngành: Nông - Lâm - Thuỷ sản 19,34%; Công nghiệp-Xây dựng 22,82%; Dịch vụ 55,30%, thuế sản phẩm khác là 2,54%.

Kinh tế tỉnh Điện Biên chưa hình thành rõ nét, nhưng bước đầu đã có một số vùng sản xuất đặc trưng như: 1. Vùng sản xuất cây lương thực, rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày và chăn nuôi tập trung ở các huyện: Điện Biên, Điện Biên Đông, Tuần Giáo; 2. Vùng cây công nghiệp lâu năm tập trung ở Mường Ảng và Tủa Chùa; 3. Vùng phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc tập trung ở các huyện Mường Nhé, Mường Chà; 4. Khu vực phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại- dịch vụ tập trung ở thành phố Điện Biên Phủ, thị xã Mường Lay và các thị trấn, xã của các huyện.

2.2. Đặc điểm phát triển ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản

Tổng giá trị sản xuất nhóm ngành nơng, lâm nghiệp và thủy sản ước tính đạt 2.126.336 triệu đồng vào năm 2018 với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011- 2018 là 4,12%/năm; đóng góp 20,12% vào có cấu giá trị sản xuất kinh tế của tỉnh.

2.3. Đặc điểm phát triển ngành Công nghiệp - xây dựng

Tổng giá trị sản xuất nhóm ngành cơng nghiệp và xây dựng ước tính đạt 2.355.830 triệu đồng vào năm 2018 với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011- 2018 là 5,31%/năm.

2.4. Thương mại, dịch vụ – du lịch

Tổng doanh thu ngành thương mại, du lịch, dịch vụ tăng mạnh hàng năm; năm 2018 ước đạt 5.552.434 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011-2018 là 9,25%/năm; đóng góp 52,53% vào cơ cấu giá trị sản xuất các ngành của tỉnh năm 2018.

3. Đặc điểm cơ sở hạ tầng và kinh tế - xã hội

3.1. Cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật

- Giao thông: Trong những năm gần đây mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh

được chú trọng đầu tư nâng cấp và xây dựng mới, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại và giao lưu kinh tế, hàng hóa của nhân dân.

- Hệ thống cấp, thốt nước: Hệ thống thoát nước mới chỉ được đầu tư xây dựng

Báo cáo tóm tắt đề tài 39 Mường Chà, nhưng chưa được đầu tư hồn chỉnh và chưa có hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra sông suối, gây ô nhiễm môi trường.

- Thủy lợi: Hệ thống cơng trình thủy lợi đã đảm bảo tưới ổn định. Ngồi ra cịn

đáp ứng phục vụ sản xuất rau màu, cây công nghiệp.

- Mạng lưới cấp điện: Cơ cấu nguồn điện khá đa dạng. Mạng lưới cấp điện

ngày càng được đầu tư, mở rộng.

- Mạng lưới thông tin liên lạc, truyền thông, phát thanh, truyền hình: Phát triển rộng khắp đáp ứng được nhu cầu học tập, cập nhật thông tin và liên lạc của người dân.

3.2. Cơ sở hạ tầng văn hoá, xã hội

- Y tế: Hệ thống cơ sở y tế được đầu tư, nâng cấp ; các chỉ số phát triển y tế

ngày càng cải thiện.

- Giáo dục: Sự nghiệp giáo dục - đào tạo của Điện Biên đã có những chuyển biến tích cực và đạt được nhiều thành quả cao

- Mức sống dân cư: Thu nhập bình quân đầu người một tháng chung cả tỉnh Điện Biên theo giá hiện hành đạt 1.970,3 nghìn đồng, tăng 5,81 % so với năm 2017. Tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ hộ có nguồn nước hợp vệ sinh và tỷ lệ hộ có hố xí vệ sinh đều tăng so với các năm trước.

4. Đặc điểm nhu cầu sử dụng nước trong phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Điện Biên

4.1. Tình hình khai thác, sử dụng nước tỉnh Điện Biên

Theo báo cáo tổng hợp dự án Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Điện Biên tới năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; nhu cầu nước tỉnh Điện Biên của các ngành ước tính khoảng 225,27 tr.m3/năm. Khu vực khai thác nhiều nước nhất tập trung ở vùng lòng chảo Điện Biên gồm thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên. Ngành nông nghiệp khai thác khoảng 204,45 tr.m3/năm (chiếm 90,0% tổng lượng nước được sử dụng), ngành công nghiệp khai thác khoảng 1,64 tr.m3/năm (chiếm 1,1%), khu dân cư sử dụng khoảng 19,18 tr.m3/năm (chiếm 9,9%).

4.2. Tác động của biến đổi khí hậu tới nhu cầu sử dụng nước tỉnh Điện Biên

Theo dự án Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Điện Biên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; tổng nhu cầu nước của tỉnh năm 2020 tăng lên 269,71 tr.m3/năm, năm 2025 tăng lên 305,59 tr.m3/năm, năm 2030 tăng lên 347,29 tr.m3/năm, năm 2035 tăng lên 397,01 tr.m3/năm, trong đó ngành nơng nghiệp tăng 146,08 tr.m3/năm từ năm 2015 đến năm 2035 chủ yếu là nhu cầu nước cho trồng trọt (131,56 tr.m3/năm).

Nhu cầu nước của các huyện đều tăng, tập trung ở chủ yếu huyện Điện Biên, Tuần Giáo và Điện Biên Đơng, trong đó nhu cầu nước huyện Điện Biên chiếm đến 30 - 35% tổng nhu cầu nước tồn tỉnh.

Báo cáo tóm tắt đề tài 40

CHƯƠNG IV: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NGUYÊN NHÂN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN

ĐỔI KHÍ HẬU TỈNH ĐIỆN BIÊN

I. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN MƠI TRƯỜNG TỰ NHIÊN TỈNH ĐIỆN BIÊN

1. Tác động của biến đổi khí hậu đến địa hình-địa mạo

BĐKH làm tăng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh; tình trạng sạt lở đất diễn ra ở hầu khắc các khu vực trên địa bàn tỉnh. BĐKH làm biến đổi địa hình lịng sơng, tăng q trình xâm thực và xói lở bờ tại các sơng có độ dốc lưu vực thấp như sơng Nậm Rốm, sông Nậm Khoai.

2. Tác động của biến đổi khí hậu đến tài ngun nước

Đối với dịng chảy mặt, BĐKH làm tăng nguy cơ xảy ra lũ lụt, lũ quét; Gây cạn kiệt nguồn nước sông, suy giảm trữ lượng nước mặt; Gây suy giảm chất lượng nước mặt. Đối với dòng chảy ngầm BĐKH làm suy giảm trữ lượng nước ngầm.

3. Tác động của biến đổi khí hậu tới tài nguyên đất

- BĐKH làm thay đổi chất lượng đất; làm gia tăng diện tích vùng đất có nguy cơ hoang mạc hóa, làm mất khả năng canh tác. Đồng thời gia tăng lũ quét và trượt lở đất, gây mất đất, suy giảm chất lượng đất của tỉnh.

- BĐKH làm tăng nguy cơ hoang mạc hóa. Thiếu nước, khơ hạn làm cho đất mất khả năng canh tác, lớp mùn nhiều dinh dưỡng suy giảm, đất trở nên rắn chắc, thối hóa dẫn đến nguy cơ bị hoang mạc hóa.

- BĐKH làm gia tăng cường độ xói mịn, rửa trơi đất. Kết quả tính tốn theo phương trình Whischmeier – Smith cho thấy tổng số lượng đất bị xói mịn do mưa của tỉnh Điện Biên khá lớn: 62.919.828,99 T/năm; bình quân mất 67,81 tấn/ha/năm.

- BĐKH làm hiện tượng lún đất, nứt sụt đất thêm trầm trọng.

- BĐKH làm gia tăng tình trạng trượt lở đất. Các nghiên cứu xác định được trên địa bàn tỉnh có 82 điểm xói lở bờ sơng, suối. Trượt lở đất xảy ra ở hầu hết các huyện của tỉnh với 673 điểm trượt lở. Xác định được 14 điểm lũ quét.

4. Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên rừng và đa dạng sinh học

a. Tác động trực tiếp

Tăng nguy cơ cháy rừng; ảnh hưởng đến tăng trưởng và sản lượng rừng, đặc biệt là rừng trồng; Thay đổi cấu trức và tổ thành loài của các hệ sinh thái rừng, giảm diện tích rừng á nhiệt đới, tạo điều kiện sâu bệnh hại rừng phát triển. Tăng nguy cơ tuyệt chủng của các loài thực vật rừng, làm giảm đa dạng sinh học

Báo cáo tóm tắt đề tài 41

b. Tác động gián tiếp

- BĐKH đe dọa sinh kế của nhiều người sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, khai thác gỗ và lâm sản;

- Sức ép lên rừng ngày càng tăng, gia tăng mất rừng và suy thoái rừng do việc mở rộng đất canh tác nông nghiệp và tăng cường khai thác gỗ và các lâm sản khác.

c. Tác động của sự tăng nhiệt độ đến đa dạng sinh học

- Thay đổi tập tính các lồi động-thực vật; dẫn đến thay đổi cấu trúc và thành phần HST.

- Nhiệt độ tăng cao làm cho các lồi cây trồng nơng nghiệp thốt nước nhiều, do đó lượng nước tưới cần nhiều hơn, điều này sẽ làm cạn kiệt nguồn nước ngọt.

- Nhiệt độ nước tăng cao tạo điều kiện cho các loài tảo lạ xâm nhập, làm thay đổi các thành phần trong chuỗi thức ăn do đó cấu trúc và thành phần lồi trong HST có thể bị thay đổi.

d. Tác động của thay đổi lượng mưa đến đa dạng sinh học

- Gia tăng xói mịn đất, gia tăng độ đục, làm giảm cường độ quang hợp của các loài thực vật thủy sinh trong HST thủy vực.

- Làm thay đổi môi trường sống ổn định trước đây, tạo điều kiện cho các loài sinh vật gây hại.

e. Tác động của hạn hán đến đa dạng sinh học

- Hạn hán làm gia tăng lượng nước bốc hơi trên các ao, mương, đường dẫn thủy điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh tồn của các loài động thực vật hiện hữu.

- Khô hạn kéo dài làm cho cây trồng kiệt sức, đề kháng sâu bệnh kém sẽ làm cho các lồi sinh vật gây hại có điều kiện tồn tại, về lâu dài ảnh hưởng đến quần thể sinh vật bản địa. Bên cạnh đó thuốc BVTV sẽ được sử dụng nhiều hơn, đe dọa đến HST tại chỗ.

II. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH TẾ XÃ HỘI VÀ SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN XÃ HỘI VÀ SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

1. Tác động của biến đổi khí hậu tới nơng nghiệp và an ninh lương thực

1.1. Tác động đến ngành trồng trọt

a. Tác động của chế độ nhiệt tới hoạt động trồng trọt

- Các giống cây trồng truyền thống có nguy cơ khơng thích nghi với nền nhiệt mới; từ đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, năng suất cây trồng, gia tăng bệnh dịch.

- Do nhiệt độ trung bình năm có xu hướng tăng, ranh giới của cây trồng nhiệt đới sẽ tiến về phía vùng núi cao hơn, từ đó làm thay đổi cơ cấu cây trồng.

Báo cáo tóm tắt đề tài 42

b. Tác động của chế độ mưa tới hoạt động trồng trọt

- Lượng mưa tăng và tập trung chủ yếu trong mùa mưa sẽ dẫn đến lụt, lũ quét, từ đó dẫn đến mất mùa, mất đất canh tác, thay đổi mùa vụ canh tác.

- Sự gia tăng tần xuất và số lượng các hiện tượng cực đoan làm diện tích canh tác lúa và hoa màu bị ảnh hưởng từ các hiện tượng cực đoan của thời tiết gia tăng.

- Sự suy giảm lượng mưa trong mùa khô gây ra hạn hán, ảnh hưởng đến canh tác nông nghiệp. Lượng mưa giảm kéo theo độ ẩm của đất và khơng khí sẽ giảm làm giảm tốc độ sinh trưởng của cây chè và chất lượng sản phẩm.

c. Các hiện tượng thời tiết đặc biệt

- Rét nhiều làm chết mạ, cây non; nhiệt độ thấp, thiếu ánh sáng kết hợp mơi trường đất yếm khí đã làm cây sinh trưởng và phát triển chậm, nhiều diện tích lúa bị hạn hán phải chuyển đổi cây trồng khác.

- BĐKH làm thay đổi tính thích hợp của nền sản xuất nơng nghiệp với cơ cấu khí hậu.

- BĐKH gây nhiều khó khăn cho cơng tác thủy lợi: mực nước các sông dâng lên, diện tích ngập úng mở rộng, thời gian ngập úng kéo dài.

d. Tác động của chế độ nhiệt, ẩm tới một số cây trồng mũi nhọn

- Cây lương thực: Tỷ lệ thóc nẩy mầm giảm. Cây lương thực quý đứng trước nguy cơ bị suy giảm về diện tích cũng như chất lượng hạt. Do ảnh hưởng của nắng nóng kéo dài, mưa ít và độ ẩm khơng khí thấp, hoa màu của người dân bị thiệt hại.

- Cây cao su: Yếu tố liên quan đến mưa ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây cao

su chủ yếu là sự suy giảm lượng mưa trong mùa khơ. Do đó, trong quy hoạch cây cao su của tỉnh Điện Biên cần thiết phải xem xét cho phù hợp với điều kiện có BĐKH. Trong đó liên quan đến các diện tích cây cao su tại các huyện Mường Nhé, Mường Chà, huyện Điện Biên.

1.2. Tác động đến ngành chăn nuôi

a. Tác động của BĐKH tới nguồn thức ăn cho vật nuôi

Tại Điện Biên, thời tiết nắng nóng kéo dài và lượng mưa tập trung theo mùa dẫn đến hạn hán, thiếu nước ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của gia súc, gia cầm. Tình trạng hạn hán khơng chỉ ảnh hưởng tới năng suất cây trồng mà cịn gây ra tình trạng thiếu nước uống cho động vật. BĐKH làm gia tăng tình trạng khan hiếm nước, vì vậy chi phí cung cấp nước cho chăn ni tăng cao hơn.

b. Tác động của BĐKH tới sức khỏe vật ni

Báo cáo tóm tắt đề tài 43 - BĐKH làm tăng nguy cơ dịch bệnh: Khí hậu tỉnh Điện Biên tạo điều kiện thuận lợi cho bùng phát các dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm như dịch cúm H5N1 cho đàn gia cầm, dịch lở mồng long móng cho đàn gia súc.

c. Các yếu tố tác động khác

- Nhiệt độ tăng cao làm giảm lượng thức ăn vào, vì vậy ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của gia súc, gia cầm.

- Các hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng không nhỏ đến ngành chăn nuôi: lũ, lụt gây mất đất chăn nuôi, cuốn trôi gia súc và gia cầm....

- BĐKH làm số ngày nắng trở nên nhiều hơn, mùa hè trở nên gay gắt, sóng nhiệt dài hơn; tác động trực tiếp và gián tiếp tới nguy cơ bị bệnh, làm giảm khả năng sinh sản và giảm khả năng sản suất sữa của vật nuôi.

- Tác động của tập quán chăn nuôi: Tập quán chăn nuôi của người dân địa phương (trong đó lưu ý đến tập quán chăn thả của người dân tộc thiểu số) góp phần làm tăng thiệt hại khi có thiên tai và dịch bệnh xảy ra.

1.3. Tác động đến ngành lâm nghiệp

- BĐKH làm suy giảm quỹ đất rừng và diện tích rừng - BĐKH làm thay đổi cơ cấu tổ chức rừng

- BĐKH làm suy giảm chất lượng rừng - BĐKH làm gia tăng nguy cơ cháy rừng

1.4. Tác động đến ngành thủy sản

Hàm lượng ô xy trong nước giảm nhanh, làm chậm tốc độ sinh trưởng của thủy sản, tạo điều kiện bất lợi cho các thủy sinh đã thích nghi với mơi trường thủy sản từ trước đến nay, giảm lượng thức ăn của thủy sinh. Các điều kiện thủy lý và thủy hóa có thể thay đổi, ảnh hưởng đến chất lượng sống và tốc độ phát triển của thủy sinh. Mất nơi sinh sống thích hợp của một số lồi thủy sản nước ngọt. Ao hồ cạn kiệt trước thời

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ KHCN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN KHÍ HẬU, THỦY VĂN TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 1996 - 2016 DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Trang 45)