Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên rừng và đa dạng sinh học

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ KHCN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN KHÍ HẬU, THỦY VĂN TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 1996 - 2016 DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Trang 48 - 49)

I. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN TỈNH

4.Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên rừng và đa dạng sinh học

a. Tác động trực tiếp

Tăng nguy cơ cháy rừng; ảnh hưởng đến tăng trưởng và sản lượng rừng, đặc biệt là rừng trồng; Thay đổi cấu trức và tổ thành loài của các hệ sinh thái rừng, giảm diện tích rừng á nhiệt đới, tạo điều kiện sâu bệnh hại rừng phát triển. Tăng nguy cơ tuyệt chủng của các loài thực vật rừng, làm giảm đa dạng sinh học

Báo cáo tóm tắt đề tài 41

b. Tác động gián tiếp

- BĐKH đe dọa sinh kế của nhiều người sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, khai thác gỗ và lâm sản;

- Sức ép lên rừng ngày càng tăng, gia tăng mất rừng và suy thoái rừng do việc mở rộng đất canh tác nông nghiệp và tăng cường khai thác gỗ và các lâm sản khác.

c. Tác động của sự tăng nhiệt độ đến đa dạng sinh học

- Thay đổi tập tính các lồi động-thực vật; dẫn đến thay đổi cấu trúc và thành phần HST.

- Nhiệt độ tăng cao làm cho các lồi cây trồng nơng nghiệp thốt nước nhiều, do đó lượng nước tưới cần nhiều hơn, điều này sẽ làm cạn kiệt nguồn nước ngọt.

- Nhiệt độ nước tăng cao tạo điều kiện cho các loài tảo lạ xâm nhập, làm thay đổi các thành phần trong chuỗi thức ăn do đó cấu trúc và thành phần lồi trong HST có thể bị thay đổi.

d. Tác động của thay đổi lượng mưa đến đa dạng sinh học

- Gia tăng xói mịn đất, gia tăng độ đục, làm giảm cường độ quang hợp của các loài thực vật thủy sinh trong HST thủy vực.

- Làm thay đổi môi trường sống ổn định trước đây, tạo điều kiện cho các loài sinh vật gây hại.

e. Tác động của hạn hán đến đa dạng sinh học

- Hạn hán làm gia tăng lượng nước bốc hơi trên các ao, mương, đường dẫn thủy điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh tồn của các loài động thực vật hiện hữu.

- Khô hạn kéo dài làm cho cây trồng kiệt sức, đề kháng sâu bệnh kém sẽ làm cho các lồi sinh vật gây hại có điều kiện tồn tại, về lâu dài ảnh hưởng đến quần thể sinh vật bản địa. Bên cạnh đó thuốc BVTV sẽ được sử dụng nhiều hơn, đe dọa đến HST tại chỗ.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ KHCN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN KHÍ HẬU, THỦY VĂN TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 1996 - 2016 DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Trang 48 - 49)