Nội dung bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của biến đổi khí hậu ở việt nam hiện nay (Trang 30 - 42)

a. Quyền sống

Là quyền có ý nghĩa tối cao đối với con người, theo Điều 6 Công ước UNCRC năm 1989, mọi trẻ em đều có quyền cố hữu được sống, được bảo đảm đến mức tối đa có thể được sự sống cịn và phát triển.

Biến đổi khí hậu, suy thối mơi trường đe dọa trực tiếp tính mạng và sự an toàn của trẻ em; làm tổn hại nghiêm trọng đến tuổi thọ và chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, các nhà nước khơng thực hiện kịp thời các biện pháp tích cực ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm hồ trợ các nhu cầu thiết yếu đối với những người chịu thiệt hại do biến đối khí hậu và suy thối môi trường gây ra.

Ngày 23/11/2015, UNICEF đã đưa ra công bố cho biết gần 690 triệu trong tổng số 2,3 tỷ trẻ em trên thế giới đang sống ở những khu vực phải hứng chịu nhiều nhất những tác động của hiện tượng biến đối khí hậu, do đó phải

đối mặt với nguy cơ tử vong, nghèo đói và bệnh tật cao. Trong số 690 triệu trẻ em nêu trên có gần 530 triệu trẻ em sống tại các quốc gia thường xuyên xảy lũ lớn và bão, chủ yếu ở châu Á. Và 160 triệu em còn lại phải chung sống với nạn hạn hán nghiêm trọng tại các quốc gia châu Phi [8],

Tổ chức phi lợi nhuận Cứu trợ Trẻ em quốc tế (Save the Children International) cảnh báo khoảng 490 triệu trẻ em dưới 18 tuồi ở 35 quốc gia

châu Phi có nguy cơ cao nhât phải chịu tác động tơi tệ của tình trạng biên đơi khí hậu [9].

Báo cáo Tình trạng Khí hậu tồn cầu của WMO xác nhận khoảng 9,8 triệu người phải di dời do những thảm họa biến đổi khí hậu trong nửa đầu năm 2020 và hầu hết số này ờ Nam và Đông Nam Á cũng như vùng Sừng châu Phi [10].

Dựa vào chỉ số ND-GAIN mới công bố vào năm 2021, phân tích của Tổ chức Cứu trợ trẻ em quốc tế cho biết trong số 750 triệu trẻ em ở 45 quốc gia có khả năng bị ảnh hưởng nhiều nhất của rủi ro khí hậu có 210 triệu trẻ em ở 3 quốc gia Nam Á là Pakistan, Bangladesh và Afghanistan [11],

b. Quyền được chăm sóc sức khỏe

Sức khỏe là vốn quý nhất, theo Điều 24 Công ước UNCRC năm 1989, trẻ em có quyền được hưởng mức cao nhất có thể đạt được về sức khỏe, các

phương tiện chữa bệnh và phục hồi sức khỏe và được đảm bảo không bị tước đoạt quyền được hưởng những dịch vụ chăm sóc sức khỏe như vậy.

Các biện pháp thích hợp được đưa ra để thực hiện đầy đủ quyền này bao gồm: Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em và trẻ sơ sinh; Bảo đảm dành sự giúp đỡ y tế và chăm sóc sức khỏe cần thiết cho tất cả trẻ em, chú trọng cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu; Chống bệnh tật và suy dinh dưỡng trong khuôn khổ công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, chẳng hạn qua việc áp dụng các cơng cụ sẵn có và qua việc cấp đầy đủ thức ăn dinh dưỡng bổ sung và nước uống sạch có tính đến những nguy cơ và hiểm họa do ơ nhiễm mơi trường; Đảm bảo chăm sóc sức khỏe thích hợp cho các bà mẹ trước và sau khi sinh đẻ; Đảm bảo tất cả các tầng lớp xã hội, đặc biệt là những người làm cha mẹ và trẻ em được thông tin, được tiếp cận giáo dục và được hỗ trợ trong việc sử dụng kiến thức cơ bản về sức khỏe và dinh dưỡng của trẻ em, những ưu điểm của nuôi con bằng sữa mẹ, vệ sinh, vệ sinh mơi trường và phịng ngừa tai nạn;

Phát triển công tác chăm sóc sức khỏe phịng bệnh, hướng dẫn cha mẹ, giáo dục và các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; Xóa bỏ các tập tục có hại cho trẻ em.

Trẻ em là nhóm có nhiều nguy cơ ảnh bị ảnh hưởng sức khỏe với những biến đổi về khí hậu hơn người lớn, do đặc điểm cơ thể chưa trưởng thành về

thể chất, sinh lý và nhận thức. Biến đổi khí hậu làm tăng hiểm họa do thay đối môi trường, gây nhiều tai họa về thời tiết, tăng stress về nhiệt độ cao, tạo điều kiện cho các bệnh nhiễm khuẩn lây lan từ nguồn nước và thực phẩm. Có thể tiếp cận những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tồn cầu tới sức khỏe và sự sống còn của trẻ em trên ba lĩnh vực sau:

Biến đổi môi trường-. Sự gia tăng ô nhiễm môi trường dẫn đến các

bệnh về hô hấp. Theo Báo cáo Tình trạng Khơng khí Tồn cầu 2020 do Viện Ảnh hưởng Sức khoẻ (HEI) và Viện Đo lường và Đánh giá Sức khoẻ (IHME) tại Đại học Washington và Đại học British Columbia thực hiện, công bố ngày 21/10/2020, ơ nhiễm khơng khí đã khiến gần 500.000 trẻ sơ sinh tử vong trên toàn thế giới vào năm 2019; 6,7 triệu ca tử vong liên quan đến ơ nhiễm khơng khí năm 2019. Đây được coi là rủi ro sức khoẻ cao thứ 4 trên tồn cầu. Nghiên cứu cho thấy có rất ít hoặc khơng có tiến triển ở các khu vực bị ô nhiễm nhất trong 10 năm qua [12],

Phơi nhiễm bức xạ cực tím-, dẫn đến các bệnh cháy nắng, u hắc sắc tố,

suy giảm miễn dịch [13]. Tầng ozone khí quyển suy giảm dẫn tới tăng phơi nhiễm cực tím (UV) lớn hơn, gây cháy nắng (sunburn) và suy giảm miễn dịch. Trẻ bị cháy nắng rõ sẽ tăng nguy cơ bị u hắc sắc tố ác tính sau này. Trẻ bị cháy nắng ở tuổi 10 và 15 bị nguy cơ phát triển u hắc sắc tố ác tính gấp 3 lần [14] .

Thay đổi về thời tiết’ Sự cố về nhiệt độ cao (nóng nhiều) dẫn đến các

bệnh cảm nhiệt. Thời tiết thay đổi, có nhiều đợt nóng dữ dội, nhiệt độ trung bình mùa hè tăng từ 2-30 độ c, tân sơ sóng nhiệt nóng tăng. Sóng nhiệt nóng gây ban đỏ, ngất xỉu, chuột rút, kiệt sức và cảm nhiệt. Cảm nhiệt do sóng nhiệt nóng thường xảy ra ở cơ thể kém điều hòa nhiệt độ, gây sốt cao, tim đập nhanh, rối loạn ý thức và tử vong. Cảm nhiệt thường xảy ra ở người già, trẻ em, và người nghèo. Một số nghiên cứu cho thấy biến đổi khí hậu làm tăng tần số và cường độ sóng nhiệt nóng, làm tăng tỷ lệ tử vong và bệnh nặng [15],

Các thảm họa thiên nhiên, như vấn đề đuối nước, mất nước, bệnh tiêu hóa, sang chấn tâm thần. Hậu quả của các thảm họa thiên nhiên mà trẻ phải chịu đựng là đuối nước, mất nước, bị bệnh đường tiêu hóa và sang chấn tâm thần. Khoảng 66,5 triệu trẻ em bị tác động hàng năm do các thảm họa thiên nhiên từ năm 1990 đến năm 2000. Trẻ em là nhóm nhiều nguy cơ chấn thương, chết do bão, lụt. Lụt ở quận Sariahi, Nepal cho thấy tỷ lệ tử vong liên quan đến lụt ở trẻ em cao hơn 6 lần tử vong trước giai đoạn có lụt, nhiều trẻ em chết vì đuối nước. Tỷ lệ rủi ro gây chết do lụt lội là 13,3/1000 trẻ gái, 9,4/1000 trẻ trai, 6,1/1000 phụ nữ và 4,1/1000 nam giới . Lũ, lụt ảnh hưởng lớn tới nguồn nước sạch, gây bệnh đường tiêu hóa do vi khuấn từ nguồn nước. Sau hiện tượng lụt do hiện tượng El Nino vào năm 1997-1998 ở Peru, số trẻ em nhập viện hàng

ngày tăng 200% so với ngày thường. Sau bão Hurricane Mitch có 30.000 trường hợp tả xảy ra. Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do Escherichia Coli, rotavirus, Cryptosporidium Giardia và các vi khuẩn từ nguồn nước khác tăng đáng kể sau lũ lụt. Tỷ lệ tử vong cao ở trẻ em, hàng năm có 3 triệu trẻ em chết vì bệnh từ nguồn nước. Bệnh do vi khuẩn từ nguồn nước gây tiêu chảy, nôn, trẻ em bị mất nước nặng và nhanh hơn người lớn, dễ tử vong do mất nước [16],

Hạn hán cũng là một thảm họa thiên nhiên ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe trẻ em. Hạn hán làm mất mát mùa màng, ảnh hưởng đến cung cấp lương thực, nhiều trẻ bị suy dinh dưỡng. Ngoài ra, bệnh tiêu chảy, ghẻ lở, viêm màng tiêp hợp, bệnh măt hột liên quan tới nguôn nước thiêu vệ sinh cũng bùng phát. Viêm phổi cũng có tần số cao trong mùa khơ ở phía Nam Ethiopia. Sau hạn hán kéo dài, mưa xuống phát sinh nhiều bệnh, nhất là bệnh có nguồn từ lồi gặm nhấm. Thảm họa thiên nhiên tàn phá nhà cửa, mất mát tài sản, chết người thân, phải di tản chỗ ở, mắc bệnh nhiễm khuẩn, làm rối loạn sinh hoạt xã hội, ảnh hưởng xấu tới phát triển tâm lý - xã hội của trẻ em. Thảm họa thời tiết gây sang chấn tâm thần mạnh với trẻ em. Đã phát hiện thấy 30% trẻ bị rối loạn lo âu (stress disorder) sau lốc xoáy ở Orissa, Àn Độ và phát hiện thấy rối loạn tâm thần ở trẻ em Camberra 2003 có liên quan với vụ cháy lớn và khô hạn kéo

dài ở vùng này [17].

Thay đổi về sinh thái

Lương thực thiếu', dẫn đến vấn đề suy dinh dưỡng, chậm tăng trưởng,

chậm phát triển. Hậu quả biến đổi khí hậu gây giảm số lượng và chất lượng lương thực. Ước tính có khoảng 790 triệu người hiện nay đang thiếu dinh dưỡng ở các nước đang phát triển. Trẻ em thiếu dinh dưỡng sẽ còi cọc về thể chất, chậm phát triển trí tuệ và mắc nhiều bệnh nặng. Dự đốn đến năm 2060, nạn đói sẽ ảnh hưởng thêm 40-300 triệu người do biến đổi khí hậu. Nhu cầu lương thực ở trẻ em gấp 3-4 lần trên đơn vị khối cơ thể nhiều hơn người lớn, phần lớn nạn dói sẽ xảy ra ở trẻ em. Hậu quả của biến đổi khí hậu còn ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng nguồn nước, ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng [18].

Vẩn đề dị ứng: Biến đối khí hậu làm tăng nguy cơ dị ứng và hen ở trẻ

em. Bệnh dị ứng và hen còn nhiều hơn do tương tác giữa bụi phấn hoa với ô nhiễm mơi trường, bão, mưa to có sớm chớp, ozone mặt đất, các nguồn ơ nhiễm khơng khí do con người gây ra và cháy rừng. Ngoài nguy cơ bệnh dị ứng và hen tăng, khơng khí ơ nhiễm do biến đổi khí hậu cịn ảnh hưởng làm phổi trẻ em trưởng thành không đầy đủ, giảm chức năng phổi, dễ bị bệnh hô hấp cấp [19].

Độc tô nâm (Mycotoxins): Thời tiêt âm hơn, kêt hợp các thảm hoạ lũ

lượt, khô hạn là điều kiện cho nấm mốc sản sinh. Độc tố nấm là nguyên nhân sinh bệnh ung thư, ngộ độc nấm và khuyết tật khi sinh [20].

Phơi nhiễm bệnh khuẩn: Nguy cơ phơi nhiễm lớn hơn: sốt rét, bệnh

Dengue, viêm não và bệnh Lyme. Nhiệt độ tăng, mưa nhiều, khí hậu thay đổi ảnh hưởng tới sự phân bố các bệnh nhiễm khuẩn do vật trung gian truyền bệnh. Các bệnh sốt rét, dengue do muỗi truyền; viêm não do muỗi và tie truyền; là bệnh phổ biến ở vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới; bệnh Lyme do tie truyền bệnh, phổ biến ở Hoa Kỳ và Châu Âu, là vấn đề sức khoẻ cộng đồng cần phải quan tâm khi toàn cầu đang ấm lên [21]. sốt rét là bệnh qua trung gian truyền bệnh nhạy cảm với khí hậu. Theo WHO năm 2005, hàng năm có 350-500 triệu người mắc bệnh và trên 1 triệu người bị tử vong vì sốt rét. Trẻ em chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao, và 75% trường hợp chết vì sốt rét là ờ trẻ dưới 5 tuổi [22]. Thay đổi khí hậu cũng làm tăng tần số và phân bố địa lý bệnh viêm não và bệnh Lyme. Trẻ em là đối tượng dễ bị muỗi và tick đốt, dễ bị lây truyền viêm não và bệnh Lyme, tần số khai bệnh này ở trẻ 5-10 tuổi gấp đôi tần số ở trẻ lớn và người lớn. Các nhà nghiên cứu cho rằng nếu nhiệt độ ở California tăng thêm 30 độ c đến 50 độ c sẽ làm tăng thời gian lây truyền viêm não, tỷ lệ viêm não liên quan nhiều đến thay đổi khí hậu và mưa. Tử vong viêm não do muỗi

truyền từ 2% đến 75%, nếu sống cũng có tới 30% bị di chứng. Tỷ lệ bệnh Lyme tăng ở Hoa Kỳ từ 1992. Phân bố địa dư của chủng tic Ixodes truyền bệnh mở rộng hơn. Nghiên cứu ở Thụy Điển thấy có mối liên quan giữa biến đổi khí hậu với phát triển tic Ixodes. Trẻ em 5-14 tuổi và người lớn 50-59 tuổi dễ mắc bệnh Lyme [23],

Phát sinh bệnh nhiễm khuẩn mới: Khoảng 30 bệnh mới nổi lên từ giữa

những năm 1970. Nhiều bệnh cũ trỗi dậy, xuất hiện ở vùng mới, nhiều bệnh mới nổi lên đáp ứng với biến đổi khí hậu. Năm 1993 bùng phát hội chứng phôi do hantavirus ở Tây-Nam Hoa Kỳ, có liên quan với hiện tượng El Nino năm 1991-1992, virus được truyền qua trung gian gặm nhấm, chuột Peromyscus manicidatus, tỷ lệ tử vong 36%. Nhiễm khuẩn do virus Tây Nile (West Nile

virus) được báo cáo đầu tiên ở New York 1999, đã có 62 người bị bệnh. Đến

năm 2003 đã có 9862 người từ 45 bang và ở Quận Columbia. Bệnh nổi lên sau mùa đông ấm áp, mùa xuân khô hạn, và mùa hạ có nước tù đọng. Biểu hiện ở người lớn là sốt, có triệu chứng thần kinh và tử vong; ở trẻ em biểu hiện như viêm não [24].

c. Quyền được bảo trợ xã hội

Theo điều 26 Cơng ước UNCRC năm 1989, trẻ em có quyền hưởng an tồn xã hội, kể cả bảo hiểm xã hội. Hiện nay, cường độ thiên tai cao hon và

biến đổi khí hậu đang có những tác động mạnh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em. Đây là nhóm bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi thiên tai do tính dễ tổn thương về thể chất và tâm lý xã hội, việc không được tiếp cận tới các dịch vụ cơ bản sẽ ảnh hưởng khá nghiêm trọng tới sự phát triển của trẻ em, do trẻ em phải phụ thuộc nhiều vào cha mẹ và những người chăm sóc khác nên tiếng nói và sự hiện diện rất hạn chế. Trẻ em, đặc biệt là trẻ em ở các vùng có khí hậu khắc nghiệt bị ảnh hưởng cả về sức khỏe và điều kiện kinh tế hộ gia đình thấp kém, việc bị ảnh hưởng đến lao động sản xuất do biến đổi khí hậu dẫn đến nguồn thu nhập khơng đảm bảo, điều này dễ đẩy trẻ em vào nguy cơ mất an tồn xã hội như gia tăng tình trạng lạm dụng, bóc lột lao động trẻ em, bn bán trẻ em, bạo hành trẻ em,...và khó tiếp cận bảo hiểm xã hội do điều kiện kinh khó khăn và thiếu hiểu biết về quy định của pháp luật.

d. Quyền được giáo dục

Quyền được giáo dục được gọi là quyền trao quyền, Điều 28 Công ước UNCRC năm 1989 đã ghi nhận “Quyền trẻ em được học hành và nhằm đạt

được việc thực hiện dần dần quyền này trên cơ sở có cơ hội bình đẳng đặc biệt phải thi hành giảo dục tiêu học bắt buộc, sẵn có và miền phí cho tất cả mọi người; khuyến khích phát triển các hình thức giáo dục trung học khác nhau, kê cả giáo dục phơ thơng và dạy nghề, làm cho hình thức giáo dục này có sẵn và

đến được với mọi trẻ em, thi hành các biện pháp thích họp như thực hiện giảo dục miền phỉ và có tài trợ trong trường hợp cần thiết; Làm giáo dục đại học đến được với tất cả mọi người trên cơ sở khả năng bằng mọi phương tiện thích hợp; Làm cho việc hướng dẫn và thông tin về giáo dục và dạy nghề sẵn có và đến được với mọi trẻ em; Tiến hành các biện pháp khuyến khích việc đi học đều đặn ở trường và giảm tỉ lệ bỏ học

Giáo dục trẻ em là một trong những mục tiêu đầy tham vọng để phát triển bền vững, như một cách để xóa đói giảm nghèo và giảm thiểu tổn thương đối với biến đổi khí hậu và thiên tai. Tuy nhiên, một nghiên cứu đã kết luận rằng, ở các nước nhiệt đới, việc tiếp xúc với nhiệt độ cực đoan và mưa nhiều ở những năm trước khi sinh cũng như trong thời thơ ấu, có thể làm cho trẻ em khó khăn hơn để đạt được giáo dục trung học, ngay cả đối với các gia đình khá giả.

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của biến đổi khí hậu ở việt nam hiện nay (Trang 30 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(153 trang)
w