c. Luật Trẻ em và ủy ban Quốc gia Việt Nam về Trẻ em (VNCC)
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN TRẺ TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐƠI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
ĐỘNG CỦA BIẾN ĐƠI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
• • • •
2.1.Khái quát vê tác động của biên đơi khí hậu đơi với qun trẻ cm ở Việt Nam
Các hiểm họa liên quan đến biến đổi khí hậu bao gồm lượng mưa thay đổi dẫn đến hạn hán và lũ lụt, nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng và xâm nhập mặn, cũng như các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai, đều có tác động đáng kể đến trẻ em. Những tác động này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp, và ảnh hưởng đến an ninh lương thực, dinh dưỡng, sức khỏe, bệnh tật, nước và vệ sinh cũng như giáo dục và tình trạng di cư. Hơn bao giờ hết, thế giới đang phải đối mặt với mối đe dọa về tỷ lệ bệnh tật cao hơn do biến đối khí hậu gây ra, tình trạng mất an ninh lương thực và khan hiếm nước - tất cả những điều này, ở một mức độ nào đó, có thể đảo lộn những thành tựu về sức khỏe và sự phát triển của trẻ em đã đạt được trong 30 năm qua. Theo WHO, hơn 88% các bệnh do biến đổi khí hậu xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi. Đặc biệt, bệnh tiêu chảy, nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi, đã gây ra 361.000 ca tử
vong ở trẻ em trên tồn cầu mỗi năm do khơng được tiếp cận với nước sạch và vệ sinh môi trường. Chất lượng và sự sẵn có của nước sạch, an ninh lương thực và y tế cũng bị ảnh hưởng bởi tình trạng suy thối mơi trường - bao gồm ơ nhiễm khơng khí, nguồn nước và mất đa dạng sinh học - cùng với các tác động của biến đổi khí hậu [26].
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu do có bờ biển dài. Neu mực nước biển dâng cao 1 mét, khoảng 40% diện tích đồng bằng sơng Cửu Long, 11 % diện tích đồng bằng
sơng Hồng và 3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển sẽ bị ngập, thành phố Hồ Chí Minh bị ngập trên 20% diện tích; khoảng 10-12% dân sơ
nước ta bị ảnh hưởng trực tiêp và tôn thât khoảng 10% GDP [27]. Việt Nam nằm trong 10 nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu trong 20 năm qua vì bão, lũ và sạt lở đất theo Chỉ số Rủi ro Khí hậu do tổ chức
Germanwatch (Đức) cơng bố tháng 12/2015. Trong đó, Đồng bằng sơng Cửu Long là một trong 3 đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do nước
biển dâng, bên cạnh đồng bằng sông Nile (Ai Cập) và đồng bằng sông Ganges (Bangladesh) [28].
Tác động của biến đổi khí hậu đến Việt Nam rất nghiêm trọng, là nguy cơ hiện hữu đối với mục tiêu xố đói giảm nghèo, mục tiêu thiên niên kỷ và sự
phát triển bền vững. Theo ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu, khi nước biển dâng cao 1 mét, ước chừng 5,3% diện tích tự nhiên, 10,8% dân số, 10,2% GDP, 10,9% vùng đơ thị, 7,2% diện tích nơng nghiệp và 28,9% vùng đất thấp sẽ bị ảnh hưởng. Dưới tác động của biến đồi khí hậu, chỉ trong 10 năm gần đây, các loại thiên tai như: Bão, lũ, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn... đã gây thiệt hại đáng kể, làm chết và mất tích hơn 9.500 người, thiệt hại về tài sản ước tính 1,5% GDP/năm [29].
Theo thống kê của UNCEF năm 2017, tổng số trẻ em dưới 5 tuổi là 7,4 triệu người (chiếm 8% tổng dân số cả nước), tổng số trẻ em dưới 18 tuổi là 26,2 triệu người (chiếm 28% tổng dân số cả nước, trong đó có 2,79% trẻ em khuyết tật trong độ tuổi từ 2-17 tuổi, hơn 1/4 số trẻ em khuyết tật sống trong các hộ gia đình nghèo đa chiều [30]. Trong bối cảnh đó, thế hệ trẻ em Việt Nam đang lớn lên, phải đối mặt với nhiều rủi ro và tác động của biến đổi khí hậu do trẻ em là nhóm dễ bị tổn thương trong các tình huống khẩn cấp nhất bởi hạn chế về thể chất, tâm lý, khả năng tiếp cận dịch vụ, sự phụ thuộc vào người lớn. Trẻ em Việt Nam ngày càng bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu và thiên tai. Điều này góp phần làm tăng nguy cơ bị tổn thương nhiều mặt cũng như sự bất bình đẳng về quyền mà trẻ em đang phải gánh chịu. Thiên tai kéo dài như hạn hán và xâm nhập mặn đã đê lại hậu quả lâu dài cho phúc lợi trẻ em
trong các lĩnh vực dinh dưỡng, sức khỏe, giáo dục, bảo vệ trẻ em và bảo trợ xã hội. Ớ những vùng hay bị thiên tai, trẻ em phải trả một giá đắt khi thiên tai trở thành thảm họa.
Nghiên cứu thực địa tại Ninh Thuận vào năm 2018 cho thấy trẻ em luôn là đối tượng chịu tác động trực tiếp từ biến đổi khí hậu, ví dụ như tác động của hạn hán khiến trẻ em có sức khỏe kém do nóng nực, bụi bẩn ơ nhiễm đường hơ hấp; vệ sinh an toàn thực phẩm kém dẫn đến các bệnh tiêu hóa đặc biệt với trẻ dưới 5 tuổi, hạn hán khiến cha mẹ bở đi làm xa để kiếm sống khiến trẻ em không được quan tâm đầy đủ khi ở lại với ông bà dẫn đến tai nạn thương tích như đuối nước, bị bỏ đói [31].
Một số tác động của biến đổi khí hậu đối với với quyền trẻ em Việt Nam trong các lĩnh vực được thể hiện dưới đây.
a. An ninh lương thực và dinh dường
Ở Việt Nam hiện nay, ngành nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi lượng mưa thay đổi (dẫn đến hạn hán và lũ lụt), nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng, xâm nhập mặn và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt. Những tác động này đối với ngành nơng nghiệp có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, từ mất mùa hoàn toàn đến năng suất giảm triền miên và thu nhập thấp hơn cho các hộ gia đình, tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh
lương thực và dinh dưỡng. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, trong 50 năm tới, khoảng 50% diện tích canh tác ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ảnh hưởng bởi nước biển dâng và xâm nhập mặn, và hàng triệu cư dân sẽ bị thiệt hại do mất nhà ở hoặc mất sinh kế. Năm 2020, tổng số người dự kiến bị ảnh hưởng bởi hạn hán và xâm nhập mặn trong khu vực Đồng bằng sơng Cửu Long là 685.558 người, trong đó có 141.781 trẻ em [32], Nhiệt độ đại dương cao hơn cùng với q trình axit hóa có thể khiến các hệ sinh thái biển và đa dạng sinh học gặp rủi ro - điêu này ảnh hưởng trực tiêp đên sinh kê của các cộng đồng ven biển tại Việt Nam, nơi phụ thuộc vào hoạt động đánh bắt nhỏ lẻ. Việc giảm sản lượng đánh bắt có ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh lương thực đối với trẻ em và các gia đình, cả về nguồn thực phẩm và thu nhập từ bán cá.
Trẻ em đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi tình trạng mất an ninh lương thực, vì những giai đoạn thiếu dinh dưỡng có thế góp phần làm chậm quá trình phát triển, trẻ em được đi học ít hơn do thu nhập hộ gia đình thấp hơn, và tăng khả năng mắc các bệnh không lây nhiễm trong cuộc sống sau này. Tình trạng khơng đảm bảo an ninh lương thực cũng đe dọa sức khỏe bà mẹ, điều này có liên quan mật thiết đến khả năng sống sót và phát triển của trẻ trong những năm đầu đời. Hiện nay, Việt Nam đã có thể đảm bảo an ninh lương thực mặc dù những thách thức gần đây về biến đối khí hậu. Việt Nam đã có thể duy trì
và tăng sản lượng gạo và thủy sản. Tuy nhiên tỷ lệ suy sinh dưỡng thể thấp cịi vẫn cịn rất cao ở nhóm trẻ em dân tộc thiểu số dưới 5 tuổi (32% so với tỷ lệ trung bình của cả nước là 17.1%) [33], Tác động của biến đối khí hậu đối với an ninh lương thực xảy ra ở những khu vực có tính tốn thương cao bao gồm địa bàn có nhiều nhóm dân tộc thiểu số và người nghèo như khu vực miền Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Một nghiên cứu của Lê Thị Kim Oanh và Lê Minh Trương năm 2017 cho thấy biến đổi khí hậu góp phần làm gia tăng tình trạng di cư của người nơng dân, điều này có thể ảnh hưởng đến an ninh lương thực cho trẻ em, vì khả năng tiếp cận thực phẩm có thể giảm đi khi các gia đình rời bỏ đồng ruộng [34],
b. Chăm sóc sức khỏe
Hạn hán, khan hiếm nước và lũ lụt được cho là làm gia tăng các bệnh lây truyền qua đường nước, bệnh lây truyền qua véc-tơ truyền bệnh và bệnh truyền qua thực phẩm như tiêu chảy, sốt xuất huyết và sốt rét. Lũ lụt dẫn đến thiệt hại nặng nê vê tài sản và tính mạng. Phụ nữ và trẻ em là những đôi tượng dễ bị tổn thương nhất vì họ có ít cơ hội học bơi hơn nam giới. Các dấu hiệu
cho thấy tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết đang gia tăng ở Việt Nam và được dự báo sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Lũ lụt được coi là thiên tai lớn liên quan đến khí hậu và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em tại Việt Nam. Sự gia tăng số ca
trẻ em nhập viện ở khu vực Đồng bằng sơng Cửu Long có liên quan đáng kể
đến tình trạng lũ sơng theo mùa, và tình trạng này càng thêm nghiêm trọng khi lũ lụt làm gia tăng lượng mưa, những ca nhập viện dự kiến sẽ tăng lên. Nhiệt độ môi trường cao hơn cũng như các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai cũng đã cho thấy làm tăng tỷ lệ mắc một số bệnh ở trẻ em. Ví dụ, nhiệt độ
trung bình tăng 1 độ c có liên quan đáng kể đến nguy cơ tiêu chảy tăng 0,4%, bệnh lỵ trực khuẩn tăng 2,5%, bệnh quai bị tăng 0,9%, nguy cơ cúm tăng
1,1%, nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết tăng 5%, nguy cơ mắc bệnh sốt rét tăng 0,4% và nguy cơ mắc bệnh dại tăng 2% [35]. Các tài liệu hiện nay cho
thấy trẻ em rất dễ bị tốn thương khi tiếp xúc với nhiệt độ cao và rõ ràng là phụ nữ mang thai và trẻ em chưa sinh cũng dễ bị tổn thương hơn bởi tình trạng tiếp xúc với nhiệt độ cao. Sự gia tăng tiếp xúc với nhiệt độ cao do biến đổi khí hậu được cho là sẽ làm tăng tỷ lệ sinh non, giảm trọng lượng khi sinh và tăng tỷ lệ thai chết lưu. vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ em cũng bị ảnh hưởng bởi biến đối khí hậu.
c. Nước sạch và vệ sinh môi trường
Lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường cũng bị ảnh hường bởi tình trạng biến đổi khí hậu theo nhiều cách khác nhau, bao gồm các tác động tiêu cực đến nguồn nước và chất lượng nước uống, cũng như việc cung cấp các
dịch vụ vệ sinh và môi trường, và tác động đến việc đầu tư và cơ sở hạ tầng và các cộng đồng phụ thuộc vào những quyết định này. Việt Nam đã đạt vượt mức các chỉ tiêu Thiên niên kỷ về nước sạch và vệ sinh môi trường với 82% và 68% dân sô được tiêp cận nguôn nước hợp vệ sinh và vệ sinh môi trường được cải thiện. Hiện nay, 98% của tổng dân số (khoảng 97 triệu người) được tiếp cận nước sinh hoạt họp vệ sinh và 78% dân số sử dụng nhà tiêu theo tiêu chuẩn quốc tế. Mặc dù vậy, vẫn cần ghi nhận rằng chỉ khoảng 10% người dân nông thôn và 61% ngưới dân thành thị được tiếp cận nước máy [36]. số lượng và chất lượng nước uống bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi, cường độ mưa và nhu cầu sử dụng và tác động tới nguồn nước ngầm trong thời gian dài hơn. Tác động của biến đồi khí hậu có thế khá nghiêm trọng đối với người dân nơng thơn do tình trạng tự cung cấp nước (41% dân số nơng thơn ở Việt Nam). Nhóm người dân này đối mặt với sự thiếu nước do biến đổi khí hậu do việc cấp nước không ổn định và khả năng tích trữ của hộ gia đình để vượt qua giai đoạn khó khăn khi việc cung cấp nước bị gián đoạn. Chất lượng của nước tự cung cấp thường không được đảm bảo do việc thiếu hiểu biết về tầm quan trọng của chất lượng nước và sự hạn chế trong lựa chọn xử lý nước ở cấp hộ gia đình. Việc tự cấp nước có ảnh hưởng tiêu cực bởi các sự kiện khí hậu khắc nghiệt như lụt lội cũng như việc ơ nhiễm do phân bón nơng nghiệp và vệ sinh mơi trường khơng
an tồn. Một loạt lũ lụt và bão đã ảnh hưởng đến chất lượng nước thông qua làm hỏng các đường ống dẫn nước và và giếng tự đào, làm giảm sự sẵn có và tăng sự nhiễm bẩn nguồn nước và chi phí vận hành. Nước khơng hợp vệ sinh và điều kiện vệ sinh kém góp phần làm gia tăng bệnh tật, như tiêu chảy, nguyên nhân lớn thứ hai gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới [37]. Khi biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, tình trạng khan hiếm nước uống an tồn và thiếu vệ sinh càng trở nên trầm trọng, và có khả năng làm suy yếu những thành tựu đạt được về sức khỏe và sự sống còn của trẻ em, cũng như tác động đến việc đầu tư và cơ sở hạ tầng. Tiếp cận với nước sạch và vệ sinh môi trường là yếu tố rất quan trọng để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh truyền nhiễm, đặc biệt trong đại dịch COVID-19. Những tiến bộ trong lĩnh vực này đã đem lại tiên bộ đã đạt được trong quá khứ vê ngăn ngừa tình trạng tử vong ở trẻ em. Ở khu vực nơng thôn của Việt Nam, phụ nữ phải chịu trách nhiệm đảm bảo đủ nước cho gia đình. Do vậy, các dịch vụ vệ sinh và nước sạch không đảm bảo đã ảnh hưởng trầm trọng tới thời gian của phụ nữ nghèo, an toàn thể chất, năng suất cũng như khả năng tạo thu nhập và tiếp cận giáo dục cho người lớn. Điều đáng chú ý là khoảng 65% hộ gia đình ở Việt Nam thiếu nguồn nước tại hộ gia đình, phụ nữ và trẻ em gái được coi là có trách nhiệm đi lấy nước sạch, gánh nặng này đặc biệt lớn hơn đối với phụ nữ và trẻ
em dân tộc thiểu số (cao hơn 10% ở các hộ gia đình dân tộc thiểu số). Ngoài ra, mặc dù phụ nữ vẫn là người sử dụng nước sinh hoạt chính, nhưng họ ít có khả năng tham gia vào việc ra quyết định đối với nguồn cấp nước sinh hoạt hoặc nước cơng cộng [38]. Biến đối khí hậu sẽ gây thêm căng thắng trong việc duy trì sức khỏe cộng đồng và các kết quả liên quan đến phúc lợi xã hội. Bên cạnh đó, các tác động về nước sạch và vệ sịnh còn ảnh hưởng tới việc học tập của các bé gái tại trường học. Việc thiếu các cơng trình vệ sinh khiến cho các bé gái ở tuổi dậy thì lỡ các buổi học và có the có nguy cơ bị bạo lưc thế xác. Sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí có trách nhiệm trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường sẽ giúp cho việc cải thiện công tác quản lý và kết quả trong lĩnh vực này.
d. Giáo dục
Cơ sở hạ tầng trường học bị mất mát hoặc hư hại thường do tình trạng lũ lụt nghiêm trọng gây ra, điều này có thể khiến trường học phải đóng cửa và giáo dục bị ảnh hưởng. Hạn hán, kéo theo tình trạng khan hiếm nước cũng có thể ảnh hưởng đến giáo dục nếu chất lượng và lượng nước sẵn có tại các trường học bị ảnh hưởng. Tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt cao hơn cùng với căng thẳng do nắng nóng có thể làm giảm khả năng học tập của trẻ và ảnh hưởng đến khả năng giảng dạy của giáo viên trong lóp học. Nhiệt độ cao hơn,
đặc biệt là ở các khu vực thành thị, có thê tiêp tục làm suy giảm chât lượng khơng khí, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp như hen suyễn và các bệnh