Biến đổi khí hậu đang diễn ra trên phạm vi tồn cầu. Trong nỗ lực bảo
vệ quyền con người trước tác động của biến đổi khí hậu, Việt Nam đặc biệt chú ý đến quyền của trẻ em, nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất, trước những
tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan.
ba nội dung mà Việt Nam ưu tiên trong việc đảm bảo quyền trẻ em trước tác
động của biến đối khí hậu đó là: Xây dựng các chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu lấy trẻ em làm trung tâm; Nâng cao nhận thức về tác động của biến đổi khí hậu đối với trẻ em và Tăng cường hợp tác quốc tế, khu vực trong việc ứng phó với những tác động của biến đổi khí hậu đối với trẻ em.
Dưới đây là một số luật thể hiện chính sách, định hướng của Việt Nam trong vấn đề đảm bảo quyền trẻ em trước tác động của biến đổi khí hậu.
a. Luật Bảo vệ môi trường
Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam được ban hành vào năm 2020. Luật cung cấp khung pháp lý để bảo vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tất cả các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong hoạt động bảo vệ mơi trường; quản lý nhà nước trong bảo vệ môi trường.
Các định hướng chính của Luật Bảo vệ mơi trường và mối liên hệ với trẻ em: Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam quy định rằng (Điều 4.2) công tác bảo vệ môi trường phải găn kêt hài hịa với một sơ vân đê kinh tê, xã hội và môi trường, trong đó có bảo đảm quyền trẻ em. Từ Luật Bảo vệ môi trường
năm 2014 đến Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đều quy định nhiệm vụ giáo dục về môi trường trong trường học. Nhiệm vụ này đã được triển khai khá tốt trên thực tế. Một quyết định mới đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo (số
2262/QĐBGDĐT) trong năm 2020 về chương trình học tập đã quy định nhu
cầu cần giáo dục về bảo vệ mơi trường cho trẻ em. Có thể thực hiện nhiều hoạt động hơn nữa để nhân rộng các mô hình trường học xanh hiệu quả tại Việt
Nam, ví dụ như mơ hình trường học xanh do tổ chức Live & Leam, Green ID, UNICEF giới thiệu. Liên quan đến môi trường và sức khỏe, Luật bảo vệ môi trường đề cập đến sự cần thiết của việc bảo vệ sức khỏe người dân khởi suy
thối/ ơ nhiễm môi trường, cần chú ý hơn nữa tới sự dễ tổn thương của trẻ em trước vấn đề ơ nhiễm mơi trường. Có thể thực hiện nhiều nghiên cứu hơn nữa về tác động của môi trường lên sức khỏe của trẻ em để xây dựng chiến lược tốt hơn, đặc biệt là chiến lược về xử lý ơ nhiễm khơng khí ở khu vực thành thị và nơng thơn, tập trung vào cách thức biến đổi khí hậu.
b. Luật Phịng chống thiên tai
Luật Phòng chống thiên tai, được ban hành năm 2013, quy định về hoạt động phòng chống thiên tai, quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia vào hoạt động phịng chống thiên tai, cơng tác quản lý của nhà nước và các biện pháp phòng chống thiên tai. Luật chỉ định Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các văn bản pháp lý về việc đưa kiến thức về phòng chống thiên tai vào chương trình giáo dục ở tất cả các cấp. Luật sửa đổi đã được Quốc hội thông qua vào tháng 6/2020.
Các định hướng chính của Luật Phịng chống thiên tai và mối liên hệ với trẻ em: Luật sửa đổi đã mang lại sự thay đối căn bản trong hoạt động giảm thiểu rủi ro thiên tai, đặc biệt trong mối quan hệ với trẻ em, thông qua nhấn mạnh: Một là, tác động của thiên tai lên sự phát triên kinh tê - xã hội và đôi tượng dễ bị tổn thương. Hai là, việc trao quyền và củng cố vai trò của cộng đồng, người dân và tình nguyện viên trong quản lý thiên tai để bổ trợ cho nỗ lực của chính quyền trung ương và địa phương. Ba là, việc phân bổ ngân sách
cho cơng tác chuẩn bị, ứng phó và hạn chế rủi ro thiên tai, bao gồm cả xây dựng chiến lược, thực hiện điều tra cơ sở và lập ngân sách dự phòng ở cấp địa phương, bên cạnh việc đầu tư vào thiết bị và biện pháp ứng phó. Bốn là, việc
thành lập Nhóm Phịng chống thiên tai Cộng đồng (nhóm dân quân tự vệ) với nhiệm vụ tăng cường phối hợp cấp cộng đồng trong việc giảm thiểu, chuẩn bị, ứng phó với rủi ro thiên tai và phục hồi sau thiên tai và lực lượng xung kích phịng, chống thiên tai được thành lập ở cấp xã, hoạt động kiêm nhiệm. Năm là, tầm quan trọng của dữ liệu, bao gồm cả điều tra cơ sở về chiến lược quản lý
thiên tai, trong đó có chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội và năng lực thể chế của hệ thống giảm thiểu rủi ro thiên tai. Sáu là, việc tăng cường truyền
thông và phổ biến thông tin để nâng cao nhận thức, kể cả bằng tiếng dân tộc thiểu số.