Quy trình dạy học dựa trên vấn đề bài áp suất chất khí và chất lỏng

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học dựa trên vấn đề chủ đề áp suất chương trình cambridge stage 9 (Trang 57 - 73)

Giao nhiệm vụ 1

Làm rõ vấn đề cần giải quyết: HS đọc phần IV – Áp suất chất

khí và chất lỏng.

Chứng minh sự tồn tại của áp suất chất lỏng, chất khí với các dụng cụ như chai nước lavie, một vật sắt nhọn (kéo, dùi,…), hộp sữa,... Quan sát hiện tượng xảy ra và ghi chép hoặc chụp ảnh/quay video lại.

Hướng dẫn cơng việc:

- HS tìm kiếm thông tin trong SGK bài áp suất chất khí và chất lỏng đồng thời tìm kiếm trên internet từ khóa “Các ví dụ về áp suất chất khí và chất lỏng”,..

- HS tìm hiểu về các ví dụ về áp suất chất khí, chất lỏng trong 10 phút.

Hướng dẫn giải quyết nhiệm vụ

Làm việc cá nhân: HS tìm kiếm thơng tin, thu thập dữ liệu, tổng

hợp thơng tin chuẩn bị cho cuộc họp nhóm trong 5 phút.

Làm việc nhóm:

- Mỗi HS trình bày các ví dụ chứng minh sự tồn tại áp suất chất khí và chất lỏng 4 phút.

- HS biểu diễn một trong các thí nghiệm đơn giản để chứng minh sự tồn tại áp suất chất khí và chất lỏng.

Hồn thành nhiệm vụ:

- Thư kí sẽ tổng hợp ý kiến chung của nhóm. - Nhóm trưởng phân cơng người thuyết trình.

Hướng dẫn đánh giá

Đánh giá: Đại diện một nhóm báo cáo, các nhóm khác lắng nghe,

nhận xét và bổ sung.

Hệ thống hóa kiến thức:

- GV cùng HS tổng kết kiến thức mới. - GV giải đáp các thắc mắc của HS (nếu có).

Giao nhiệm vụ 2

Làm rõ vấn đề cần giải quyết: HS đọc phần IV-Áp suất chất khí

và chất lỏng.

Tiến hành thí nghiệm về áp suất chất khí và chất lỏng trên web Phet.colorado sau đó giải thích nguyên nhân dẫn đến áp suất chất khí và chất lỏng bằng lí thuyết hạt.

Hướng dẫn cơng việc:

- HS nghiên cứu thí nghiệm trên web Phet.colorado đồng thời nghiên cứu trên internet với từ khóa “nguyên nhân gây ra áp suất chất khí, chất lỏng”, “lý thuyết hạt”,…

- HS tìm hiểu và giải quyết vấn đề này trong 15 phút.

Hướng dẫn giải quyết nhiệm vụ

Làm việc cá nhân: HS tự tìm kiếm thơng tin và khám phá thí

nghiệm trong 5 phút.

Làm việc nhóm:

- Mỗi HS trình bày kết quả tìm kiếm của mình trước nhóm và cả nhóm cùng trao đổi tìm ra cách giải thích hợp lí nhất trong 10 phút.

- Nhóm thực hành thí nghiệm trên web Phet.colorado.

Hồn thành nhiệm vụ:

- Thư kí sẽ tổng hợp phần trao đổi của nhóm. - Nhóm trưởng phân cơng người thuyết trình.

Hướng dẫn đánh giá

Đánh giá: Đại diện một nhóm báo cáo, các nhóm khác lắng nghe,

nhận xét và bổ sung, đánh giá theo rubric.

Hệ thống hóa kiến thức:

- GV cùng HS chốt kiến thức.

2.2.4. Kế hoạch dạy học dựa trên vấn đề áp dụng cho nội dung kiến thức chủ đề áp suất áp suất

KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐỂ TỔ CHỨC DẠY HỌC

TÊN BÀI DẠY: ÁP SUẤT

Môn học/Hoạt động giáo dục: Vật lí; lớp: 8 Thời gian thực hiện: 1 tiết

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Phát biểu được khái niệm áp suất.

- Trình bày được khi nào cần áp suất cao, khi nào cần áp suất thấp. - Trình bày được các cách để tăng áp suất.

- Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến chủ đề áp suất.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng lắp ráp, vận hành đồ dùng thí nghiệm. - Rèn luyện kỹ năng tìm kiếm, chọn lọc thơng tin.

- Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm.

- Rèn luyện kỹ năng báo cáo và thuyết trình.

3. Phẩm chất

- Tôn trọng môn học, giáo viên và các bạn trong lớp.

- Quan tâm, giúp đỡ các bạn trong các hoạt động học tập.

- Chủ động, tích cực, trung thực với cơng việc được giao trong nhóm. - Nhận biết và có cư xử đúng với tình hình dịch bệnh Covid-19.

4. Năng lực

● Năng lực giải quyết vấn đề: + Tìm hiểu tình huống vấn đề. + Phát hiện vấn đề cần nghiên cứu. + Phát biểu vấn đề.

+ Tìm kiếm thơng tin liên quan đến vấn đề. + Đề xuất giải pháp GQVĐ.

+ Thực hiện giải pháp GQVĐ.

● Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ học tập, HS thường xuyên trao đổi với nhau trong nhóm và cùng đưa ra cách thức giải quyết.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

Thiết bị dạy học: Máy tính, đồ dùng thí nghiệm.

Học liệu: Sách giáo khoa, powerpoint bài giảng, tranh ảnh, video minh họa

về áp suất.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập

a. Mục tiêu

Đặt được 3 mục tiêu của bài học theo thang cấp độ Bloom. b. Hoạt động của học sinh

- HS đọc phần I-Covid-19 và chiếc kim tiêm.

- HS viết những điều HS đã biết và muốn biết về áp suất vào cột K và W trong bảng KWL.

c. Sản phẩm học tập

- HS và GV thống nhất mục tiêu cần đạt được trong bài học này. d. Tổ chức hoạt động

- GV chiếu phần I – Covid-19 và chiếc kim tiêm.

- GV yêu cầu HS xác định vấn đề cần tìm hiểu trong phần I – Covid-19 và chiếc kim tiêm.

- GV hướng dẫn HS kẻ vào vở bảng KWL, và mỗi HS có thời gian 2 phút viết vào cột K (Những điều em đã biết) và W (Những điều em muốn biết). Chú ý nếu lớp học có phương tiện dạy học, có thể tổ chức cho HS viết trên pallet trước tiết học, đầu giờ học GV chỉ cần tổng hợp ý kiến của HS.

2. Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm áp suất

a. Mục tiêu

Phát biểu được khái niệm áp suất. b. Hoạt động của học sinh

- HS hoạt động nhóm trên google chat, nghiên cứu SGK/internet tìm hiểu các vấn đề: Áp suất là gì? Áp suất phụ thuộc vào các yếu tố nào? Đặc điểm cấu tạo nào của kim tiêm khiến cho chúng tạo ra áp suất lớn?

+ Mỗi cá nhân tự tìm kiếm thơng tin và bình luận trong nhóm google chat trong 3 phút.

+ Nhóm trưởng thống nhất câu trả lời của cả nhóm vào google doc/powerpoint trong 2 phút.

+ Đại diện 1 nhóm trình bày các nhóm khác theo dõi và đánh giá bài trình bày theo tiêu chí đã cơng bố.

c. Sản phẩm học tập

- Bài trình bày của các nhóm. d. Tổ chức thực hiện

- GV chia lớp thành các nhóm từ 5-6 HS.

- GV u cầu các nhóm HS tìm hiểu trong SGK/internet tìm hiểu các vấn đề: Áp suất là gì? Áp suất phụ thuộc vào các yếu tố nào? Đặc điểm cấu tạo nào của kim tiêm khiến cho chúng tạo ra áp suất lớn? trong thời gian 5 phút.

- GV quan sát các nhóm HĐ và hỗ trợ các nhóm HS khi cần.

- Sau khi hết thời gian HĐ nhóm, GV mời đại diện 1 nhóm trình bày cịn các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung và đánh giá q trình hoạt động nhóm theo các tiêu chí đánh cơng bố.

- GV cùng HS tổng kết lại kiến thức.

3. Hoạt động 3: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến áp suất

a. Mục tiêu

Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến áp suất. b. Hoạt động của học sinh

- HS đọc tiếp phần II – Thí nghiệm an tồn

- HS xác định vấn đề cần giải quyết trong phần II – Thí nghiệm an tồn. HS sẽ viết vấn đề lên pallet.

- HS hoạt động nhóm đề xuất và thực hành thí nghiệm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến áp suất từ các dụng cụ có trong phần II (Kim tiêm, kìm, gạch, cát, bút lơng,..)

+ Nhóm 1,2,3: Tìm hiểu áp lực ảnh hưởng đến áp suất.

+ Nhóm 4,5,6: Tìm hiểu diện tích tiếp xúc ảnh hưởng đến áp suất. - HS trả lời câu hỏi các cách làm tăng giảm áp suất.

c. Sản phẩm học tập

- Phương án thí nghiệm và kết quả thí nghiệm của các nhóm. - Câu trả lời cho câu hỏi các cách làm tăng giảm áp suất. d. Tổ chức thực hiện

- GV chiếu phần II – Thí nghiệm an toàn.

- GV yêu cầu HS xác định vấn đề cần tìm hiểu trong phần II vào pallet. - GV thống nhất vấn đề cần tìm hiểu với HS và yêu cầu các nhóm thảo luận trong 5 phút đề xuất phương án thí nghiệm chứng minh các yếu tố ảnh hưởng đến áp suất từ các dụng cụ đề cập trong phần II.

+ Nhóm 1,2,3: Tìm hiểu áp lực ảnh hưởng đến áp suất.

+ Nhóm 4,5,6: Tìm hiểu diện tích tiếp xúc ảnh hưởng đến áp suất.

- GV u cầu các nhóm trình bày phương án thí nghiệm và sự dự đốn của các nhóm HS.

- GV thống nhất đáp án và yêu cầu các nhóm HS thực hành (học tại lớp)/xem video thí nghiệm (học online).

- GV cùng HS chốt kiến thức.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi có những cách nào tăng giảm áp suất?

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a. Mục tiêu

- Trình bày được khi nào cần áp suất cao, khi nào cần áp suất thấp. - Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến áp suất. b. Hoạt động của học sinh

- HS giải thích một số hiện tượng thực tế sau:

+ Vì sao khơng nên đi dạo trên cát bằng giày cao gót?

+ Để thái thịt chúng ta cần dao có đặc điểm gì? Giải thích lý do?

+ Để trượt được trên tuyết chúng ta cần ván trượt có đặc điểm gì? Giải thích lý do?

c. Sản phẩm học tập

Đáp án của HS ở các câu hỏi. d. Tổ chức thực hiện

- GV yêu cầu HS giải thích một số hiện tượng thực tế sau: + Vì sao lạc đà có thể đi lại trên cát mà khơng bị lún? + Vì sao khơng nên đi dạo trên cát bằng giày cao gót?

+ Để thái thịt chúng ta cần dao có đặc điểm gì? Giải thích lý do?

+ Để trượt được trên tuyết chúng ta cần ván trượt có đặc điểm gì? Giải thích lý do?

5. Hoạt động 5: Tổng kết, suy ngẫm, đánh giá

a. Mục tiêu

Tổng kết kiến thức bài học và đánh giá sau tiết học. b. Hoạt động của học sinh

- HS hoàn thành cột L (những điều HS đã học được) vào bảng KWL trong thời gian 1 phút.

- HS hoàn thành các bảng đánh giá nhóm và viết suy ngẫm vào google form trong 2 phút.

c. Sản phẩm của học sinh - Bảng KWL.

- Phiếu trả lời trong google form. d. Tổ chức thực hiện

- GV yêu cầu HS hoàn thành cột L (những điều HS đã học được) trong bảng KWL trong 1 phút.

- GV u cầu HS hồn thành các bảng đánh giá nhóm và viết suy ngẫm vào google form trong 2 phút.

TÊN BÀI DẠY: TÍNH ÁP SUẤT

Mơn học/Hoạt động giáo dục: Vật lí; lớp: 8 Thời gian thực hiện: 1 tiết

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Viết được cơng thức tính áp suất và giải thích được các đại lượng có trong cơng thức.

- Viết được các công thức biến đổi từ cơng thức tính áp suất. - Vận dụng được cơng thức áp suất để giải các bài tập liên quan.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng tìm kiếm, chọn lọc thơng tin. - Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm.

- Rèn luyện kỹ năng báo cáo và thuyết trình.

3. Phẩm chất

- Tơn trọng môn học, giáo viên và các bạn trong lớp.

- Quan tâm, giúp đỡ các bạn trong các hoạt động học tập.

- Chủ động, tích cực, trung thực với cơng việc được giao trong nhóm.

4. Năng lực

● Năng lực giải quyết vấn đề: + Tìm hiểu tình huống vấn đề. + Phát hiện vấn đề cần nghiên cứu. + Phát biểu vấn đề.

+ Tìm kiếm thơng tin liên quan đến vấn đề. + Đề xuất giải pháp GQVĐ.

+ Thực hiện giải pháp GQVĐ.

 Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ học tập, HS thường xuyên trao đổi với nhau trong nhóm và cùng đưa ra cách thức giải quyết.

II. Thiết bị dạy học và học liệu Thiết bị dạy học: Máy tính.

Học liệu: Sách giáo khoa, powerpoint bài giảng. III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập

a. Mục tiêu

Đặt được 3 mục tiêu của bài học theo thang cấp độ Bloom. b. Hoạt động của học sinh

- HS đọc phần III – Nhà toán học.

- HS viết những điều HS đã biết và muốn biết về áp suất vào cột K và W trong bảng KWL.

c. Sản phẩm học tập

- HS và GV thống nhất mục tiêu cần đạt được trong bài học này. d. Tổ chức hoạt động

- GV chiếu phần III – Nhà toán học.

- GV yêu cầu HS xác định vấn đề cần tìm hiểu trong phần III - Nhà tốn học. - GV hướng dẫn HS kẻ vào vở bảng KWL, và mỗi HS có thời gian 2 phút viết vào cột K (Những điều em đã biết) và W (Những điều em muốn biết). Chú ý nếu lớp học có phương tiện dạy học, có thể tổ chức cho HS viết trên pallet trước tiết học, đầu giờ học GV chỉ cần tổng hợp ý kiến của HS.

2. Hoạt động 2: Tìm hiểu cơng thức tính áp suất

a. Mục tiêu

- Viết được cơng thức tính áp suất và giải thích được các đại lượng có trong công thức.

- Viết được các công thức biến đổi từ cơng thức tính áp suất. b. Hoạt động của học sinh

- HS hoạt động cá nhân, nghiên cứu SGK/internet tìm hiểu các vấn đề: Cơng thức tính áp suất và các cơng thức tính áp lực, diện tích tiếp xúc từ cơng thức tính áp suất vào vở trong 5 phút.

- Đại diện một HS lên báo cáo các HS khác lắng nghe, góp ý và bổ sung. c. Sản phẩm học tập

d. Tổ chức thực hiện

- GV yêu cầu HS tự tìm hiểu thơng tin trong SGK/internet và viết cơng thức tính áp suất, các công thức biến đổi khác vào vở trong 5 phút.

- GV yêu cầu đại diện một HS trình bày kết quả các bạn khác lắng nghe góp ý. - GV chốt kiến thức cùng HS.

3. Hoạt động 3: Giải bài toán về áp suất

a. Mục tiêu

Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến áp suất và các cách để tăng áp suất.

b. Hoạt động của học sinh

- HS hoạt nhóm từ 5-6 HS vận dụng cơng thức tính áp suất tính áp suất gây ra trong các trường hợp ở thí nghiệm phần II – Thí nghiệm an tồn.

Tính áp suất trong các trường hợp thí nghiệm đã thực hiện dưới đây. Biết mỗi viên gạch có chiều rộng là 9,5 cm, chiều dài là 20 cm, chiều cao 5,5 cm và trọng lượng là 1,1N.

Nhóm 1,2,3 - TN1: Áp suất phụ thuộc vào độ lớn của áp lực.

Nhóm 4,5,6 - TN2: Áp suất phụ thuộc vào diện tích.

- Đại diện mỗi bài tập một nhóm trình bày đáp án của nhóm, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

- HS hoạt động mảnh ghép:

+ Mỗi nhóm HS được chọn 1 bài tập trong sách bài tập (các nhóm khơng trùng nhau) thảo luận lớp giải trong nhóm chuyên gia trong 5 phút.

+ HS ở nhóm chuyên gia HĐ nhóm mảnh ghép, hỏi và giảng cho các bạn trong nhóm bài của mình trong 5 phút.

Đối với học online các nhóm chuyên gia và nhóm mảnh ghép sẽ có các phịng google meet khác nhau.

- Mỗi HS có thời gian xem lại và tự hồn thành các bài tập trong sách bài tập vào phiếu học tập sau khi tham gia hoạt động mảnh ghép trong 3 phút. 5 HS nhanh nhất được giáo viên chấm điểm.

c. Sản phẩm học tập - Lời giải của các nhóm.

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học dựa trên vấn đề chủ đề áp suất chương trình cambridge stage 9 (Trang 57 - 73)