Sơ đồ quy trình tổ chức dạy học PBL

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học dựa trên vấn đề chủ đề áp suất chương trình cambridge stage 9 (Trang 28 - 30)

1.2. Năng lực giải quyết vấn đề

1.2.1. Khái niệm năng lực

Năng lực là khái niệm trừu tượng và nó thường được hiểu theo nhiều cách khác nhau:

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Năng lực là đặc điểm của cá nhân thể

hiện mức độ thơng thạo, tức là có thể thực hiện một cách thành thục và chắc chắn một hay một số hoạt động nào đó. Năng lực gắn liền với những phẩm chất về trí nhớ, tính nhạy cảm, trí tuệ, tính cách của cá nhân”. [10]

Theo dự thảo Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể năm trong Chương trình giáo dục phổ thông mới (2018): “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và q trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,… thực hiện thành công một loạt hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.”[1]

Theo tổ chức các nước kinh tế phát triển – OECD: “Năng lực là khả năng cá

nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong bối cảnh cụ thể”. Đây là khái niệm mang tính khái qt và tồn diện và được dùng để đánh giá

năng lực của học sinh của gần 70 nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. [13]

Trong luận văn này tác giả sử dụng khái niệm “năng lực là khả năng thực hiện

thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,...”

Có hai loại năng lực:

Năng lực chung là năng lực cơ bản, thiết yếu mà bất kỳ một người nào cũng

cần có để sống, học tập và làm việc. Theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 những năng lực chung bao gồm: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Năng lực đặc thù môn học (của mơn học nào) là năng lực mà mơn học (đó)

có ưu thế hình thành và phát triển (do đặc điểm của mơn học đó). Một năng lực có thể là năng lực đặc thù của nhiều môn học khác nhau. Đối với môn khoa học tự nhiên năng lực đặc thù bao gồm: Nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu tự nhiên, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

1.2.2. Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề là một quá trình diễn ra theo một quy trình thao tác các kỹ năng. Trong quá trình GQVĐ, cá nhân sử dụng kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm để giải quyết các tình huống có vấn đề. Để GQVĐ học sinh có thể thực hiện theo các mơ hình 6 bước như sau:

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học dựa trên vấn đề chủ đề áp suất chương trình cambridge stage 9 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)