3.4.2.2. Diễn biến q trình dạy học bài tính áp suất
Bắt đầu tiết học HS trả lời câu hỏi 1 trong phiếu học tập số 2.
Câu hỏi 1: Vấn đề nhân vật Việt Anh cần tìm hiểu là gì?
Phiếu học tập số 2 tính áp suất:
https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSeR_Yn9agPnloL-tabrl- rIVelNfbiav8J7Md6b9M-Sqryvtw/viewform?usp=sf_link
Hình 3.8. Phiếu học tập số 2 tính áp suất
Sau khi phát hiện vấn đề cần giải quyết HS sẽ thảo luận nhóm giải quyết vấn đề sau đó HS hồn thành câu hỏi 2 trong phiếu học tập số 2.
Hình 3.9. Học sinh thảo luận vấn đề 1 trong câu chuyện nhà toán học
GV cùng HS chốt kiến thức về cơng thức tính áp suất, giải thích tên các đại lượng, đơn vị tương ứng trong công thức.
Vấn đề mới được nảy sinh: cách áp dụng cơng thức tính áp suất trong từng trường hợp cụ thể là như thế nào? Để giải quyết vấn đề này HS cùng thảo luận nhóm đưa ra phương án giải bài tập và hoàn thành câu hỏi 2, câu hỏi 3 trong phiếu học tập số 2.
Câu hỏi 2: Tính áp suất P1 và P2 được thể hiện trong hình vẽ. Biết mỗi viên gạch có chiều rộng là 9,5 cm, chiều dài là 20 cm, chiều cao 5,5 cm và trọng lượng là 1,1N.
Câu hỏi 3: Tính áp suất P1 và P2 được thể hiện trong hình vẽ. Biết mỗi viên gạch có chiều rộng là 9,5 cm, chiều dài là 20 cm, chiều cao 5,5 cm và trọng lượng là 1,1N.
GV cùng HS chữa bài tập và lưu ý những lỗi mắc sai lầm.
HS tự ra đề bài bài tập về áp suất sau đó trao đổi chéo đề bài với bạn khác để luyện tập.
GV cùng HS chốt kiến thức và HS tiến hành suy ngẫm cá nhân sau tiết học. Kết quả của phiếu học tập số 2 bài tính áp suất: